- Thanh Trúc
Xung đột Mỹ – Trung đang ở thời khắc nhạy cảm. Mỹ đã áp lệnh chế tài đối với hàng loạt quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Liệu xu thế này có dẫn đến người đứng đầu là ông Tập Cận Bình như cảnh báo “ẩn ý” của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 31/8?
Trong thời gian hai năm rưỡi kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vào tháng 3/2018 đến nay, cuộc chiến không khói lửa này khởi đầu đơn thuần về thương mại đã lan sang tất cả các lĩnh vực khác gồm công nghệ, tài chính, ngoại giao, nhân quyền, sở hữu trí tuệ và quân sự. Nhìn bề ngoài thì đây là cuộc chiến giữa thể chế toàn trị ĐCSTQ và thế giới dân chủ do Mỹ đứng đầu, nhưng nhìn từ khía cạnh khác thì đó là cuộc chiến giữa thiện và ác. Như chúng ta thấy trong tác phẩm “Phong thần diễn nghĩa”, bề ngoài là cuộc chiến giữa một bên là vua Trụ cùng thái sư Văn Trọng và một bên là vua Vũ cùng Khương Tử Nha, trong khi ở không gian khác đó là quyết đấu giữa Xiển giáo của Thiên vương Nguyên Thủy và Tiệt giáo của Giáo chủ Thông Thiên.
Ngày nay chúng ta thấy rằng, với những nỗ lực không ngừng của Mỹ, ngày càng có nhiều nền dân chủ trên thế giới dám đứng lên đoàn kết bao vây thế lực toàn trị ĐCSTQ, bất chấp bị họ lấy lợi ích đe dọa. Về quân sự, Mỹ đã dùng sức mạnh quân sự hùng hậu của mình để hợp lực với các nước khác như Anh, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines… nhằm răn đe và kiềm chế ĐCSTQ một cách hiệu quả, khiến ngày nay ĐCSTQ như con rùa rụt đầu chứ không còn diễu võ dương oai như vài năm trước.
Mặc dù ĐCSTQ đang dần co lại, nhưng với bản chất của tà linh cho chúng ta biết rằng ĐCSTQ sẽ không bao giờ khoanh tay chịu trận mà sẽ chiến đấu đến cùng.
Kể từ ngày 25/8, để cứu vãn những thất bại ngoại giao, ĐCSTQ đã cử Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị liên tiếp đến thăm 5 quốc gia châu Âu là Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức, nhằm thuyết phục các nước này đối đầu với Mỹ. Nhưng điều mà ĐCSTQ không ngờ là tình hình ngày nay không như trước đây, các nước đã dần thấy rõ bộ mặt xấu xa của ĐCSTQ, thấy rõ độc hại của ĐCSTQ đối với nhân loại và sự độc hại này không thể bù đắp được bằng tiền bạc.
Trong bối cảnh như vậy, ĐCSTQ vẫn đưa ra những đánh giá sai lầm, cho rằng các nước vẫn sẽ như trước phải mềm mỏng đối với mình để được lợi ích. Cho nên trong những chuyến thăm lần này của ông Vương Nghị vẫn chứa đầy dáng vẻ tự cao tự đại, nhưng điều mà ông ta không ngờ là chuyến thăm 5 nước của ông ta lại liên tiếp gặp cản trở khó khăn. Đặc biệt là khi đến Đức, vì nhiều công ty của Đức vẫn còn cơ sở đầu tư ở Trung Quốc nên ông Vương Nghị tưởng rằng nhất định Đức sẽ lên tiếng giúp ông ta. Vì vậy, trong cuộc họp báo sau khi gặp Ngoại trưởng Đức, ông Vương Nghị lại đe dọa rằng động thái Chủ tịch Thượng viện Séc thăm Đài Loan “sẽ phải trả giá đắt”. Nhưng không ngờ rằng Bộ trưởng Ngoại giao Đức Maas đã có phản ứng đáp trả ngay trước mặt ông Vương Nghị: “Lời đe dọa không phù hợp ở đây”. Đồng thời ông còn yêu cầu ĐCSTQ rút bỏ “Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông” và lên án các hành động bạo lực của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc. Những lời của ông Maas không khác gì cú bạt tai đối với ông Vương Nghị.
Chúng ta biết rằng chính quyền tà ác Iran đang bị Mỹ trừng phạt mạnh mẽ, nhưng ĐCSTQ vẫn đang bí mật hợp tác với Iran và đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược kéo dài 25 năm, đây thực sự là “ngưu tầm ngưu”. Mục đích của hai chế độ độc ác này là bình thường hóa việc buôn bán vũ khí, họ xảo quyệt và không ngừng muốn phá vỡ trật tự quốc tế.
Hôm 31/8, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo trả lời đài phát thanh WMAL rằng ĐCSTQ có một số lợi ích quan trọng ở Iran: “Không có gì ngạc nhiên khi hai thế lực cùng loại vi phạm nhân quyền cơ bản nghiêm trọng nhất trên thế giới tụ hội với nhau.”
Ông nói, “Một trong những nước đứng đầu ham muốn bán vũ khí cho Iran là Trung Quốc (ĐCSTQ), họ sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Tôi tin chắc rằng ĐCSTQ cũng sẽ mua một số hệ thống từ Iran. Chúng ta phải ngăn chặn điều này xảy ra”. Nếu ĐCSTQ vi phạm các lệnh trừng phạt và lệnh cấm của Mỹ thì Washington sẽ buộc họ phải “chịu trách nhiệm”, “Chúng tôi (nước Mỹ) sẽ buộc tất cả các người phải chịu trách nhiệm.”
Chúng ta thấy đấy, ông Pompeo tuyên bố rằng “tất cả các người” phải chịu trách nhiệm, câu này rất có ý nghĩa. Tuyên bố này liệu có bao gồm cả ông Tập Cận Bình không? Khả năng là rất lớn!
Bởi vì ông Tập Cận Bình là chủ tịch Quân ủy của ĐCSTQ, nắm quyền lực quân sự. Nếu quân đội Trung Quốc muốn tham gia vào các thương vụ mua bán vũ khí với Iran thì phải được sự chấp thuận của ông Tập. Như vậy tuyên bố sẽ truy cứu trách nhiệm “tất cả các người” của Mỹ đương nhiên phải bao gồm cả ông Tập. Nói cách khác, chỉ cần ĐCSTQ dám thực hiện các giao dịch vũ khí với Iran thì khả năng cao là lệnh trừng phạt sẽ nhắm vào ông Tập.
Nếu lệnh trừng phạt được áp dụng đối với Tập Cận Bình thì tình hình sẽ nóng như lửa. Bởi vì hiện nay ông ta thao túng toàn quyền trong Đảng, Chính phủ và Quân đội, vì vậy các lệnh trừng phạt đối với ông cũng tương đồng với lệnh trừng phạt ĐCSTQ, giống như lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Đến lúc đó thì hiển nhiên hai nước Mỹ và Trung Quốc sẽ chia tách. Một khi bị trừng phạt thì cho dù ông Tập muốn đến Mỹ cũng không thể được, thậm chí có thể bị hạn chế trong việc tham gia vào các hoạt động quốc tế quan trọng.
Vậy phải làm thế nào? Ông Tập Cận Bình chỉ có một con đường là tuyên chiến, và tuyên chiến với toàn thế giới. Tất nhiên không khó để có thể tưởng tượng được hệ quả cuối cùng.
Có thể các bạn sẽ nói rằng Tập Cận Bình không ngốc như vậy, làm sao ông ta có thể để tình hình đến mức đó được? Đừng quên biệt danh hiện tại của ông ấy là “gia tốc trưởng” làm sụp đổ ĐCSTQ, biệt danh này không phải ngẫu nhiên mà có, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Hãy cùng chờ xem!
Thanh Trúc