- Hải Nhi
Từ khi virus Trung Cộng (virus corona mới) bùng phát, biện pháp “phong tỏa” được các nước phổ biến áp dụng để phòng chống dịch. Tuy nhiên, hôm 6/9, ông Michael Barone – nhà phân tích chính trị Mỹ, nhà lịch sử học, đã có bài viết “Xem ra phòng tỏa thành phố để chống dịch có thể là sai lầm lớn”.
Theo New York Post đưa tin, ông Michael Barone là nhà phân tích chính trị, nhà lịch sử học, chuyên gia và phóng viên. Hôm 6/9, ông có bài viết với tiêu đề “Xem ra phòng tỏa thành phố để chống dịch có khả là sai lầm lớn” trên New York Post, bài viết chỉ ra, “phong tỏa” toàn diện thực sự là một “hành động sáng tạo”, là biện pháp phòng chống dịch chưa từng có.
Ông chỉ ra, năm 1957 – 1958 xảy ra dịch cúm châu Á, khiến cho khoảng 70.000 – 116.000 người Mỹ tử vong, chiếm 0,04 – 0,07% dân số Mỹ; còn dịch cúm Hồng Kông năm 1968 – 1970, khiến 100.000 người tử vong, chiếm 0,05% dân số Mỹ.
Tuy nhiên, “chúng ta chưa bao giờ thông qua phong tỏa đất nước để ứng phó dịch bệnh”.
Tác giả chỉ ra, đến đầu tháng Chín, Mỹ có khoảng 186.000 người tử vong vì virus Trung Cộng, chiếm khoảng 0,055% dân số hiện nay, con số này tiếp tục tăng cao. Mức độ ảnh hưởng của nó so với hai loại cúm nói trên là tương tự, đối với nhóm người dưới 65 tuổi mà nói, virus Trung Cộng có tính chí mạng thấp hơn. Tuy nhiên dịch cúm trước đó không dẫn đến phong tỏa trên diện rộng; không dừng giảng dạy quy mô lớn; tòa nhà làm việc, nhà máy, nhà hàng, bảo tàng, v.v, đều nhất loạt đóng cửa.
Vậy vì sao hiện nay thái độ đối với virus Trung Cộng lại khác so với trước đó đến vậy?
Phân tích trong bài viết chỉ ra, một trong những nguyên nhân có lẽ là vì con người ngày càng mê tín vào khoa học, và tin tưởng vào năng lực can dự của chính phủ – nếu có thể thông qua chế định chính sách công cộng để ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, vậy cũng có thể đưa ra biện pháp hành chính để tiêu diệt virus.
Vì thế, mục đích làm phẳng đường cong của chính phủ biến thành thủ đoạn “loại bỏ virus” một cách hợp logic.
Tác giả chỉ ra, thực tế đã chứng minh, biện pháp “bảo hộ mang tính bắt chước” chưa chắc đã khởi tác dụng bảo hộ. Những người lãnh đạo thực thi phong tỏa nói là đang “tuân theo khoa học”, nhưng hiệu quả của cách làm này có lẽ đã làm giảm thiểu việc virus lập tức lan truyền, nhưng lại mang đến nhiều tệ hại hơn. Ví dụ như phong tỏa cũng khiến cho việc tư vấn tầm soát ung thư, điều trị đau tim và ngăn lạm dụng thuốc bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến lượng lớn bệnh nhân tử vong và ảnh hưởng kinh tế.
Bài viết trích dẫn một bài viết của tác giả Greg Ip được đăng trên Wall Street Journal hồi tuần trước và chỉ ra, phong tỏa phòng dịch “quá gượng gạo, và chi phí đắt đỏ”. Quan điểm này ủng hộ cách nói của Tổng thống Trump hồi trung tuần tháng Tư: “Phong tỏa lâu dài và khiến kinh tế đìu hiu sẽ gây tổn hại to lớn và trên diện rộng cho sức khỏe cộng đồng.”
Bài báo chỉ ra rằng so sánh Hàn Quốc và Đài Loan, New Zealand và các quốc đảo khác đã không áp dụng các biện pháp phong tỏa cực đoan, nhưng họ đã trở thành một mô hình phòng chống dịch thành công.
Cuối bài viết, tác giả chỉ ra, đối mặt với đại dịch, chính phủ có thể khởi tác dụng phân luồng, nhưng lại vĩnh viễn không thể hoàn toàn kiểm soát được tự nhiên, không cách nào xóa bỏ hoàn toàn rủi ro. Khi họ cố gắng giảm thiểu một loại rủi ro nào đó, có khả năng sẽ gia tăng rủi ro khác. Trong tình huống không xác định này, người ta sẽ phạm sai lầm, chẳng hạn như việc phong tỏa.
Điều tra phát hiện: 60% người bệnh ở New York là lây nhiễm ở nhà
Theo truyền thông Mỹ đưa tin, ngày 6/5, Thống đốc bang New York, đã công bố một báo cáo nghiên cứu bao gồm dữ liệu của gần 1.300 trường hợp được xác nhận tại 113 bệnh viện để phân tích sự lây lan của virus Trung Cộng tại bang New York.
Điều khiến người ta kinh ngạc là, đại bộ phận trường hợp người bệnh nhập viện đều là những người cư trú ở nhà. Thống đốc bang New York Cuomo chỉ ra, có 66% người bệnh nằm viện là người nghỉ hưu hoặc người thất nghiệp, chứ không phải là người đi làm.
Số liệu thống kê chỉ ra, có 18% trường hợp mắc mới đến từ các viện dưỡng lão, 4% từ các cơ sở hỗ trợ sinh hoạt, 2% từ các cơ sở chăm sóc tập thể, 2% từ các nơi tạm trú cho người vô gia cư, ít hơn 1% từ các nhà tù và 8% từ những nơi khác. Điều này có nghĩa là phần lớn những người bị đều là ở nhà.
Ông Cuomo nói: “Tình hình khiến người ta cảm thấy vô cùng bất ngờ, phần lớn người [bị nhiễm] cũng là ở nhà. Chúng tôi vẫn luôn cho rằng là phương tiện giao thông công cộng phát tán virus, vì thế đã có biện pháp dự phòng đặc biệt đối với giao thông công cọng, nhưng tình hình thực tế lại không như vậy, những người này thực ra đều ở nhà.”
Những số liệu này có phải cũng đang nói với chúng ta rằng, phong tỏa toàn diện thành phố thực ra không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất nhỏ đối với kiểm soát dịch bệnh, và cái giá phải trả khi phong tỏa có lẽ lớn hơn so với dịch bệnh?
Hải Nhi