Phụng Minh
Điều tra của phóng viên Apollo cho thấy dư luận Hoa Kỳ đang đầy hoài nghi về những đám cháy “kỳ lạ” hoành hành tại miền Tây nước này.
Những đám cháy kinh hoàng ở khắp mọi nơi, đã lập án điều tra
Hơn 100 vụ cháy rừng ở bờ Tây nước Mỹ vẫn tiếp tục hoành hành, và ít nhất 16 người đã thiệt mạng. Ở Oregon, hơn 500.000 người, tức hơn 10% dân số của bang, đang phải tuân theo lệnh sơ tán ở một mức độ nào đó.
Cảnh sát trưởng Ashland, ông Tighe O’Meara cho biết, cảnh sát đã mở một cuộc điều tra về “Vụ cháy Almeda” khi ngọn lửa nhanh chóng lan về phía bắc khiến ước tính 600 ngôi nhà ở thị trấn phía bắc Ashland đã bị thiêu rụi.
Thống đốc bang Oregon, Kate Brow, cho biết trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến nhiều đám cháy ngoài tầm kiểm soát trên toàn tiểu bang như vậy”. Giới chức Oregon chưa tiết lộ số người chết chính xác, nhưng đã có báo cáo về ít nhất 4 trường hợp tử vong.
Tại California, cháy rừng tiếp tục hoành hành khắp nơi hôm thứ Năm (10/9), làm ít nhất 12 người thiệt mạng, phá hủy hàng trăm ngôi nhà và thiêu rụi hơn 1 triệu ha.
Đám cháy “phức hợp phương Bắc” California đã bùng cháy khắp Sierra Nevada trong tuần này, nhưng tiến trình của đám cháy đã chậm lại sau khi gió thay đổi và chậm lại. Cơ quan chức năng cho biết, khói dày đặc từ đám cháy cũng có tác dụng che nắng, hạ nhiệt độ, có lợi cho tiến độ của lực lượng chữa cháy nhưng trực thăng chữa cháy không thể cất cánh.
Nhiều ngôi nhà ở Berry Creek, một thị trấn nhỏ ở hạt Butte với dân số 525 người, đã bị san bằng. Ngọn lửa đã bùng cháy ở Oroville, một thành phố nhỏ ở phía bắc California trong vài tuần. Nó đã được kiểm soát dưới 50%, nhưng vào thứ Ba và thứ Tư, gió giật lên tới 72 km một giờ đã làm ngọn lửa bùng phát gấp sáu lần.
Theo hãng tin AP, 10 người đã chết trong đám cháy “phức hợp phương Bắc” và 4 người phải nhập viện trong tình trạng bỏng nặng. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, 16 người được thông báo mất tích. Cảnh sát California cho biết, ít nhất một người, một cậu bé một tuổi, đã chết trong trận cháy rừng thiêu rụi gần 2.426 km vuông.
Hàng loạt dấu hiệu “đốt phá”?
Chỉ khi cảnh sát trưởng Ashland thông báo về việc điều tra “Vụ cháu Almeda”, nhiều người dân đã đặt ra các câu hỏi khác nhau trên Internet:
Một cư dân mạng với tài khoản tên EvaDawson đã viết một câu rất đơn giản trong dòng tweet của mình: “Hãy nói cho tôi biết làm thế nào ngọn lửa hiểu được biên giới là gì”. Hình ảnh cho thấy những đám cháy dày đặc ở Bắc Mỹ đều đột ngột dừng chân ở biên giới, nhất quyết không chịu sang Canada.
Một số cư dân mạng cũng đã tweet: Ai đó đã bị bắt vì đốt phá ở Oregon. Câu hỏi tương tự cũng được đưa ra. Các đám cháy lan rộng ở mọi tiểu bang của Hoa Kỳ, con số ngày một cao, nhưng “lãnh thổ Mexico khô hạn hơn thì con số này bằng 0, và Canada, gần điểm cháy, cũng bằng 0”.
Dòng tweet bằng tiếng Trung này cho biết: “Tại Oregon, Antifa bị bắt ngay tại chỗ với khẩu AR-15 đeo trên lưng. Hàng ngàn đám cháy ở Hoa Kỳ, nhưng lãnh thổ Mexico khô hạn hơn thì con số này bằng 0, và Canada, gần điểm cháy, cũng bằng 0, thật là một ranh giới mỏng từ đám cháy. Nếu là hỏa hoạn tự nhiên thì có được không? Trên thực tế, cư dân đã chứng kiến các vụ đốt phá. Nhưng một cuộc đốt phá quy mô lớn và đồng đều như vậy sẽ là không thể nếu không có một lực lượng chính trị hùng hậu. Đảng Dân chủ hoàn toàn điên rồ! Làm ơn xoay chuyển đi“
Liên kết video trên đã được các phóng viên của Apollo tìm kiếm, và một phiên bản hoàn chỉnh hơn đã được tìm thấy. Trong phiên bản đầy đủ, nội dung của tweet là: “Hạt Clackamas, Oregon-Sở Cảnh sát Hạt Clackamas nói với những người xung quanh tại hiện trường vụ cháy rằng họ đang bắt giữ những người liên quan đến vụ đốt phá. Trong video này, có thể thấy những kẻ đốt phá đang bị bắt giữ“.
Trong một tweet khác, cư dân mạng có tài khoản tên Cengyan Xiangyang cũng đăng lại một tweet bằng tiếng Anh và bình luận: “Một loạt vụ cháy rừng ở Washington, Oregon và California được coi là do bị đốt phá, và có thể đó là một hành động tấn công đã được điều phối và lên kế hoạch trước”.
Nhà bình luận của Apollo, Wang Duran, đã điều tra liên kết tiếng Anh mà người dùng trên đăng lại và phát hiện ra rằng trang web được cư dân mạng này đăng lại được cho là “trung lập” ở cấp độ đảng phái. Tuy nhiên, khi bình luận viên Wang Duran mở lại liên kết, anh ta phát hiện ra rằng trang web này thực sự đã ngừng hoạt động vài giờ. Liên kết được Twitter đánh dấu là không an toàn. Có lẽ nào chỉ vì báo cáo này mà nó bị Twitter dán nhãn là “không an toàn”.
Đồng thời, các phóng viên của Apollo cũng phát hiện ra rằng FBI Portland đã đưa ra thông báo vào ngày 11/9 theo giờ địa phương. Trong tuyên bố, FBI chỉ ra rằng họ và các cơ quan thực thi pháp luật địa phương đã nhận được báo cáo nói rằng “những kẻ cực đoan phải chịu trách nhiệm về các vụ cháy rừng ở Oregon”.
FBI đã điều tra một số báo cáo như vậy và “nhận thấy rằng tất cả chúng đều không đúng sự thật”. Cuối cùng, FBI yêu cầu công chúng “chỉ chia sẻ thông tin hợp lệ từ chính phủ để giúp đỡ toàn bộ cộng đồng của chúng ta”.
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng nói tiếng Hoa và phương Tây dường như có xu hướng tin rằng các vụ cháy rừng không hề đơn giản. Một trong những câu hỏi lớn nhất là “Tại sao cháy rừng chỉ lan rộng ở Hoa Kỳ, trong khi các nước láng giềng Canada và Mexico không bị ảnh hưởng”. Chắc hẳn không ai hy vọng rằng sẽ có hỏa hoạn ở Canada và Mexico, chỉ là mọi người đang đưa ra phán đoán dựa trên lý lẽ và logic thông thường.
Bình luận viên Wang Duran của Apollo phân tích rằng những nhận định của cư dân mạng cần được tôn trọng, và vấn đề này không thể được kết luận quá sớm. Có khả năng “ai đó đốt phá ác ý”. Rốt cuộc, những trường hợp đốt phá trong thành phố gần đây không giống nhau. Tháng trước, ngay cả tòa nhà của cảnh sát Portland cũng xảy ra các vụ đốt phá. Do đó, vấn đề này cần được quan sát.
Sau khi điều tra, một phóng viên của Apollo đã phát hiện ra rằng một cư dân mạng phương Tây đã đăng lại đoạn video vào ngày 11/9 theo giờ địa phương và mô tả nội dung của đoạn video: Silverton, Oregon, một người vợ kể rằng chồng cô gặp phải hai gã đeo mặt nạ phòng độc, họ đã chuẩn bị đốt một đống cỏ khô trên cánh đồng. Trong video, bà đã kể thêm chi tiết.
Và đoạn video khác còn kinh hoàng hơn, nội dung tweet là “Ah, xem này, nhiều biến đổi khí hậu do con người tạo ra hơn, chúng chắc chắn không phải là’ dây điện rơi’”.
Trong video này, một người đàn ông chiếu một đoạn video từ điện thoại di động của mình, có thể cho thấy rõ hình người trong đám cháy. Vậy người này đang làm gì?
Trong quá trình điều tra, các phóng viên của Apollo cũng phát hiện ra có một đoạn video trên Twitter chưa được kiểm chứng. Dòng tweet này đưa ra một thông điệp rất “bùng nổ” nói rằng “Li Jianjun, một người Trung Quốc 57 tuổi nhập cư vào Hoa Kỳ đã 20 năm, bị khám xét nơi ở và người ta đã tìm thấy một đoạn video từ máy tính xách tay của anh ta. Hồ sơ GPS của chiếc xe của anh ta cho thấy anh này đã đến khu vực cháy nhiều lần vào đầu tháng Tám.
Video cho thấy có vẻ như lửa từ một chiếc máy bay điều khiển từ xa đang liên tục được phụt xuống, đốt cháy những khu rừng rộng lớn ở bên dưới.
Tin tức này khiến cư dân mạng dậy sóng. Tuy nhiên, một số cư dân mạng đã phản hồi lại dòng tweet này và cung cấp một liên kết (liên kết tại đây), nói rằng “lính cứu hỏa đã thả lửa trên trực thăng để ngăn đám cháy lớn hơn”.
Sau khi các phóng viên của Apollo kiểm tra, đoạn video thực sự rất giống với đoạn video đang lan truyền trên Twitter. Có thể thấy đoạn video này dường như không liên quan gì đến mô tả trong đoạn tweet. Các phóng viên của Apollo không tìm thấy các báo cáo liên quan bằng tiếng Anh.
Tóm lại, vụ hỏa hoạn ở Mỹ vừa qua đã khiến rất nhiều cư dân mạng phải suy nghĩ. Sự thật là gì? Thế giới đang chú ý.
Theo Tần Thụy, Aboluowang
Phụng Minh biên dịch