Cảm giác như say xe sau khi tiêm mũi thứ 2 vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc

  • Lê Tiểu Quỳ

“Trên đường lái xe trở về nhà đột nhiên có chút chóng mặt, có cảm giác say xe”. Đó là chia sẻ của học giả văn học lịch sử, nhà bình luận thời sự Lý Dũng vào ngày 2/9, miêu tả cảm giác của ông sau khi tiêm chủng ngừa virus viêm phổi Vũ Hán. Ông là một trong số hơn 20.000 người Trung Quốc “tiêm thử” vắc xin. 

Ngày 6/9/2020, vắc-xin viêm phổi Vũ Hán được trưng bày tại Triển lãm thương mại quốc tế Bắc Kinh (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images).

Vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do trung Quốc nghiên cứu phát triển lần đầu được Bắc Kinh công bố công khai vào đầu tháng Chín, bao gồm 3 loại vắc-xin bất hoạt viêm phổi Vũ Hán, lần lượt do Tập đoàn dược phẩm Sinopharm, Công nghệ sinh học Sinovac, Viện nghiên cứu chế phẩm sinh học Vũ Hán, nghiên cứu phát triển.

Do trước đó có người “thử nghiệm vắc-xin” tiết lộ, trước khi anh và đồng nghiệp được tiêm chủng, đều phải ký “thỏa thuận bảo mật”, không được tiết lộ thông tin ra ngoài, do đó ngoại giới nghi ngờ những người này có thể trở thành “chuột bạch” thử vắc-xin, nhưng chính quyền Trung Quốc đã cực lực bác bỏ nghi ngờ này.

Tuy nhiên, tối ngày 2/9, trong chương trình “Kết nối tin tức sức khỏe”, có người gián tiếp chứng thực người tiêm chủng vắc-xin viêm phổi Vũ Hán là “chuột bạch”.

Người thử nghiệm vắc-xin: Sau khi tiêm mũi thứ hai thì lái xe giống như bị say xe

“Tôi nguyện ý làm chuột bạch, … Tôi nghĩ Tập đoàn dược phẩm Sinopharm là doanh nghiệp lớn thế này, nếu không hoàn toàn tự tin thì sẽ không công khai chiêu mộ người tình nguyện tiêm vắc-xin”, nhà bình luận thời sự “Mười năm chẻ củi” (Lý Dũng) đã công khai những trải nghiệm của mình khi tiêm thử nghiệm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán.

Ông nói, tháng Bảy năm nay nhận được lời mời của bạn, nên đã trở thành người thử nghiệm tiêm vắc-xin của Sinopharm, được tiêm chủng loại vắc-xin bất hoạt vào virus corona vào hai ngày ngày 22/7 và ngày 24/8. “Mũi thứ nhất tôi không có cảm giác gì, chỉ có một chút buồn nôn và ngồi nửa tiếng đồng hồ trong phòng tiêm chủng.”

Về việc này, có người dân xem phát video trực tiếp cho biết, bản thân cũng tiêm chủng vắc-xin của Sinopharm, sau một tuần thì xuất hiện triệu chứng khó chịu ở tim, có chút lo lắng.

Theo cơ quan chức năng ĐCSTQ, hiện tại Trung Quốc có 4 loại vắc-xin đã bước sang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, ngoài vắc-xin bất hoạt của Sinopharm, Viện nghiên cứu chế phẩm sinh học Vũ Hán, Công nghệ sinh học Sinovac, còn có loại vắc-xin tái tổ hợp do nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Trần Vi thuộc Học viện Quân y của Học viện Khoa học Quân sự phát triển.

Tuy nhiên, theo Reuters trích dẫn quan điểm của chuyên gia, vắc-xin AAd5-nCoV do Viện nghiên cứu y học quân sự Trung Quốc và công ty CanSino Biologics phối hợp phát triển, chưa chắc đã đủ để kích phát hệ thống miễn dịch củacơ thể để sinh ra kháng thể chống lại virus viêm phổi Vũ Hán, và nó có khả năng làm tăng rủi ro lây nhiễm virus HIV.

Trung Quốc không tranh tốc độ số một nữa? 

Đáng chú ý là, hiện tại toàn cầu chưa có bất cứ loại vắc-xin nào hoàn thành toàn bộ các giai đoạn thử nghiệm, các nước phần lớn đều dừng ở thí nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, bởi vì thử nghiệm giai đoạn 3 cần ít nhất 20.000 – 30.000 tình nguyện viên tham gia. Tuy nhiên cuối tháng Sáu năm nay, cơ quan chức năng Trung Quốc công bố, vắc-xin Ad5-nCoV do đội ngũ của viện sĩ Trần Vi thuộc Viện nghiên cứu khoa học quân sự trung Quốc và công ty CanSino hợp tác nghiên cứu phát triển đã được Quân ủy Trung ương phê chuẩn, có thể vượt qua quy định thử nghiệm giai đoạn 3, trực tiếp tiến hành tiêm chủng cho quân nhân.

Ông Dương Hiểu Minh (Yang Xiaoming), Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ sinh học Trung Quốc Sinopharm, nhà khoa học chính của dự án vắc xin quốc gia “Kế hoạch 863”, cũng cho biết nhóm đã khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với dịch bệnh ở Bắc Kinh, Vũ Hán, Abu Dhabi, đã có 20.000 người được tiêm chủng vắc-xin.

Tuy nhiên, sau khi vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do Trung Quốc phát triển bị nhiều nghi vấn, ông Trần Duy Quân (Chen Weijun) nhà khoa học về bệnh truyền nhiễm của Viện Gen Bắc Kinh đã trả lời trong một chương trình truyền hình rằng, vắc-xin Trung Quốc nghiên cứu đang trong quá trình phát triển, đã được đưa vào thử nghiệm giai đoạn 3 trước khi đưa ra thị trường, giai đoạn này vẫn còn nhiều việc cần phải làm, do đó không cần thiết phải tranh giành ai là nước đầu tiên có vắc-xin.

Dịch bệnh sẽ phản công Trung Quốc?

Ngoài ra, một điều cần lưu ý nữa là ông Tăng Quang, thành viên tổ chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, cựu trưởng nhóm khoa học dịch tễ của Trung tâm Phòng ngừa Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc, cũng đã thừa nhận, tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc chưa bình ổn, dịch bệnh có dấu hiệu quay trở lại.

Ông nói thẳng: “Ba loại virus gồm virus corona mới, virus cúm, phế cầu khuẩn, có đặc điểm chung, đều tấn công người lớn tuổi, nên tỷ lệ tử vong cao. Đối tượng tấn công chủ yếu của virus cúm và phế cầu khuẩn còn bao gồm cả trẻ em.”

Ông Trần Duy Quân cũng có quan điểm tương tự, nhưng ông cũng cho biết không rõ virus sẽ tấn công trở lại như thế nào, do đó người dân cần cẩn thận.

Lê Tiểu Quỳ

Related posts