Tâm Thanh
Thuận theo tình hình biên giới Trung – Ấn tiếp tục leo thang kể từ hồi tháng 5 năm nay, tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ đang đẩy nhanh việc nghiên cứu và phát triển vũ khí laser.
Theo Times of India (Ấn Độ Thời Báo), “Quan điểm kỹ thuật và vũ khí năng lực” do Bộ Quốc phòng Ấn Độ công bố gần đây đã xác định vũ khí năng lượng định hướng và vũ khí chống vệ tinh là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển quan trọng trong 15 năm tới.
Chủ tịch tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), ông V. K. Saraswat cũng đã liệt kê vũ khí năng lượng định hướng, an ninh không gian, an ninh mạng và máy bay siêu thanh là trọng tâm nghiên cứu và phát triển trong thời gian tới.
Anil Kumar Maini, giám đốc trung tâm công nghệ laser của tổ chức cho biết: Laser là xu hướng vũ khí trong tương lai. Nhiệm vụ hiện tại của trung tâm Công nghệ Laser là phát triển vũ khí năng lượng định hướng cho lực lượng quân đội Ấn Độ, chẳng hạn như sử dụng chùm tia laser để bắn hạ tên lửa đang bay tới.
Theo báo cáo, mục tiêu cuối cùng của trung tâm Công nghệ Laser là phát triển vũ khí dựa trên công nghệ laser để triển khai trên biển và trên không. Loại vũ khí này cho phép Ấn Độ tiêu diệt ngay lập tức các mối đe dọa (các tên lửa bên ngoài xâm lược).
Hiện tại, trung tâm Công nghệ Laser đang phát triển vũ khí laser có công suất 25 kilowatt, có thể bắn hạ tên lửa ở cách Ấn Độ từ 5 đến 7 km.
Theo kế hoạch phát triển của Ấn Độ, ước tính sẽ mất 2 năm để phát triển vũ khí laser chống lại máy bay và trực thăng của đối thủ trong phạm vi 10 km. Mất hơn 5 năm để phát triển vũ khí laser 25 kilowatt để tiêu diệt một tên lửa đang bay đến cách Ấn Độ từ 5 đến 7 km. Phải mất 10 năm để phát triển một hệ thống vũ khí laser thể rắn có công suất ít nhất 100 kilowatt có thể gắn trên máy bay và tàu thủy.
Xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra vào hồi tháng 6 khiến Ấn Độ đẩy nhanh việc mua sắm vũ khí trang bị. Ấn Độ đã phê chuẩn mua 33 máy bay chiến đấu của Nga, đồng thời nâng cấp 59 máy bay khác vào hồi tháng 7.
Ngoài ra, hồi tháng 8, Ấn Độ cũng tuyên bố trong vòng 4 năm tới sẽ từng bước cấm nhập khẩu 101 loại vũ khí trang bị cho quân đội nhằm giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào vũ khí nước ngoài và thực hiện mục tiêu “Tự chủ quốc phòng”.
Danh sách cấm nhập khẩu bao gồm: Đại pháo, tên lửa đất đối không tầm ngắn, bệ phóng tên lửa, radar, thiết bị mô phỏng huấn luyện và quần áo bảo hộ, …
Ngày 9/8, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, ông Rajnath Singh cho biết: Đây sẽ là một bước tiến lớn nhằm đạt được khả năng tự cung tự cấp trong quốc phòng của Ấn Độ và ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ có thể chế tạo vũ khí để đáp ứng nhu cầu của quân đội”.
Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển, từ năm 2015 đến năm 2019, Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai, chỉ đứng sau Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia).
Theo Vân Thiên, Sound of Hope
Tâm Thanh biên dịch