Nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Nam Á, Ấn Độ cho Maldives vay 250 triệu USD
Ấn Độ hôm Chủ nhật (20/9) đã công bố khoản vay 250 triệu USD cho Maldives nhằm giúp nước này phục hồi nền kinh tế bị thiệt hại nặng bởi dịch Covid. Khoản vay này cũng là một nỗ lực của New Delhi nhằm ngăn Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Nam Á.
Là quốc gia nổi tiếng với các khu nghỉ dưỡng sang trọng, Maldives phụ thuộc khá nhiều vào nguồn thu từ du lịch, lượng khách du lịch giảm mạnh do đại dịch Covid đã khiến quốc đảo ở Ấn Độ Dương rơi vào khó khăn.
Đại sứ quán Ấn Độ tại Maldives cho biết khoản vay đã được phê duyệt sau khi Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih đề nghị New Delhi “hỗ trợ tài chính để khắc phục tình hình kinh tế khó khăn”.
“Maldives có quyền tự do sử dụng khoản tiền này để khắc phục tình hình kinh tế trong nước phù hợp với các ưu tiên của họ”, Đại sứ quán Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố.
Khoản hỗ trợ này theo sau cam kết vào tháng Tám của New Delhi cho Maldivies vay 500 triệu USD để giúp xây dựng các cây cầu và con đường tại quốc gia có 1.192 hòn đảo nằm trên các tuyến vận tải huyết mạch Đông-Tây.
Ấn Độ cung cấp khoản vay này cho Maldivies diễn ra trong bối cảnh các chuyên gia đang lo ngại rằng nhiều nước châu Á có nguy cơ sập các bẫy nợ của chính quyền Trung Quốc.
Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, New Delhi cam kết cho Maldives vay lên tới hơn 2 tỷ USD kể từ khi ông Solih nắm quyền tổng thống ở quốc đảo.
Maldivies vẫn đang áp lệnh giới nghiêm vào ban đêm để chống lại virus Vũ Hán. Hiện quốc đảo nằm ở khu vực Ấn Đô Dương ghi nhận hơn 9.600 ca nhiễm và 33 ca tử vong vì Covid-19.
Ngân hàng Phát triển Châu Á dự báo nền kinh tế Maldives sẽ suy giảm 20,5% trong năm nay, trong khi vào năm ngoái nền kinh tế của nước này tăng trưởng ở mức 5,9%.
Giáo sư Leng: ĐCSTQ không còn lối thoát khi đối mặt với các khủng hoảng hiện tại
Giáo sư Leng Jiefu, cựu giảng viên của Đại học danh tiếng Renmin, trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times nêu ra nhận định rằng đã quá muộn để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vãn hồi các sai lầm dù cho Bắc Kinh có xoay sở bằng bất cứ cách nào.
Vào tháng Tư, Giáo sư Leng đã viết một bứ thư gửi gửi ông Wang Yang, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đưa ra đề nghị rằng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình nên từ chức vì yếu kém trong cách xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Trong thư, ông cũng thúc giục Bắc Kinh áp dụng một hệ thống liên bang dân chủ, xây dựng một “Hợp chủng quốc Trung Quốc” để giải quyết các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng.
Bức thư bắt đầu lan truyền trên mạng vào đầu tháng Chín, thu hút sự chú ý rộng rãi của cư dân mạng Trung Quốc.
Giáo sư Leng đã xác nhận với Epoch Times rằng bức thư đó là của ông nhưng than thở rằng các khuyến nghị trong bức thư hiện đã “lỗi thời” trước một loạt các diễn biến đáng lo ngại trong những tháng gần đây.
“Bây giờ đã quá muộn! Có lẽ ngay cả chủ nghĩa liên bang và chế độ của ông Tập cũng không thể giải quyết các vấn đề”, ông Leng nói với Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Giáo sư Leng đã chỉ ra một loạt cá hệ lụy mà Bắc Kinh đang phải đối mặt xuất phát từ cách cư xử sai lầm của chính quyền Trung Quốc đối với Hồng Kông và Đài Loan, sự đàn áp đối với các dân tộc thiểu số và mối quan hệ xấu đi với các nước khác.
Đối với Hồng Kông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã áp dụng luật an ninh quốc gia có hiệu lực vào tháng Bảy, khiến quốc tế lên án, và phải hứng lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ và sự phản ứng dữ dội của người dân đảo, Giáo sư Leng nói.
Chế độ cầm quyền ở Trung Quốc cũng đã tăng cường hoạt động quân sự ở eo biển Đài Loan, thúc đẩy Mỹ gia tăng các hoạt động quân sự trong khu vực.
Ở Nội Mông, ĐCSTQ gần đây đã đưa ra chính sách loại bỏ việc dạy tiếng Mông Cổ trong các lớp học, làm dấy lên những cuộc tẩy chay rộng rãi trong người dân địa phương và khiến người Mông Cổ trên thế giới tức giận.
Ở nước ngoài, Giáo sư Leng nói rằng Bắc Kinh đã chứng kiến mối quan hệ ngày càng xấu đi với một loạt quốc gia phương Tây bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Canada và Cộng hòa Séc.
Và với những gì đang phải đối mặt, theo vị giáo sư từng làm giám đốc khoa chính trị của Đại học Renmin thì đã đủ để khiến ĐCSTQ không thể thoát ra được. Mọi chuyện đã trở nên quá muộn.
Lo ngại Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Nhật đề nghị cấp mức ngân sách kỷ lục
Bộ Quốc phòng Nhật Bản (JMD) sẽ đề nghị được cấp khoản ngân sách cao kỷ lục, 5.4 nghìn tỷ yên (tương đương 51.6 tỷ USD), cho năm tài khóa 2021 để củng cố sức mạnh quốc phòng trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng các đe dọa trong khu vực.
JMD coi việc gia tăng tài khóa 2021 là cần thiết vì bối cảnh an ninh Đông Á diễn biến khó lường, Trung Quốc đang tỏ ra lấn lướt ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông, trong khi Triều Tiên tiềm ẩm các nguy cờ từ chương trình hạt nhân của họ.
Tân Thủ tướng Yoshihide Suga đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tiếp tục những nỗ lực của chính phủ tiền nhiệm nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và chiến lược ngoại giao cho Nhật Bản.
Ngoài việc Trung Quốc và các nước láng giềng tăng cường các động thái quân sự, JMD còn lo ngại về các mối đe dọa ngày càng tăng trong không gian và lĩnh vực mạng. Vì thế họ muốn được cấp một ngân sách lớn hơn để phát triển các công nghệ mới và đào tạo nhân lực đối phó với những mối đe dọa này, JMD cũng muốn có thêm kinh phí dùng khởi động một đơn vị tác chiến điện tử chuyên dụng sử dụng sóng điện từ ngăn chặn các cuộc tấn công của kẻ thù.
JMD cũng muốn đầu tư cho việc phát triển các động cơ phản lực mới cung cấp năng lượng cho máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo dự kiến triển khai vào năm 2035, thời điểm Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bắt đầu ngừng hoạt động F-2. JMD sẽ ký hợp đồng với Mitsubishi Heavy Industries mua máy bay chiến đấu mới vào đầu tháng 10.
Nhặt được mục tiêu tập bắn tên lửa ở bãi biển, dân Trung Quốc suy đoán ‘lại bắn trượt rồi!’
Mới đây, trên mạng lan truyền một đoạn video ghi lại cảnh nhặt được mục tiêu thử tên lửa trôi dạt vào bờ biển. Cư dân mạng nói, chắc lại bắn trượt mục tiêu rồi đây!
Tờ Sound of Hope cho hay, một video được đăng tải cho thấy một mục tiêu tên lửa hình bầu dục màu hồng cao khoảng 2m đã bị sóng đánh dạt vào gần bờ biển và được 2 thiếu niên kéo vào bờ. Trên phao mục tiêu còn được ghi dòng chữ màu đỏ: “Mục tiêu lên lửa, lập tức tránh xa”.
Cư dân mạng để lại bình luận: “Mục tiêu tên lửa, phỏng chừng lại bắn không trung bia rồi, phóng lên làm chi, cũng vô dụng cả”.
“Nó không chỉ bắn trượt mục tiêu mà còn đi chệch hướng và ngay cả cái chốt đạn đạo cũng cài không chắc”.
Theo báo cáo tổng hợp của các phương tiện truyền thông, bắt đầu từ cuối tháng 8, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự trong vòng 1 tháng ở Biển Bột Hải, Hoàng Hải và biển Đông, bao gồm cả các cuộc tập trận bắn đạn thật.