Khác biệt về chính sách thoát Trung

Đại-Dương  

image.png

Cuộc chiến bài-Hoa hoặc thoát-Trung trong Cộng động Nhân loại ngày càng rõ nét ở nhiều lĩnh vực và phương tiện khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng tốt hay xấu đến thế giới đang làm nảy sinh cách suy tư và hành động khác nhau của nhiều quốc gia và dân tộc trên quả địa cầu.

Trận chiến chống Trung Cộng đơn độc do Tổng thống Donald Trump xướng xuất từ năm 2018 ngày càng được Cộng đồng Quốc tế tham gia ở từng mức độ khác nhau phù hợp với quyền lợi của mỗi quốc gia và thành kiến cá nhân.

Vai trò lãnh đạo thế giới

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tháng Giêng năm 2017, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh “Cho dù quý vị có thích hay không, kinh tế thế giới là đại dương bao la mà không ai có thể thoát ra khỏi. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm cắt đứt dòng chảy của vốn, của công nghệ, của sản phẩm, của các ngành công nghiệp và của người dân giữa các nền kinh tế, đều không khả thi”.

WEF 2019 vắng bóng Tổng thống Mỹ, Donald Trump, Thủ tướng Anh, Theresa May, Tổng thống Nga, Vladimir Putin Putin, Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, Chủ tịch TC, Tập Cận Bình chứng tỏ đã coi đó như nơi để tuyên truyền hơn giải quyết những bài toán hóc búa về kinh tế toàn-cầu-hoá.

Tạp chí Economist phát hành ngày 15-08-2020 tán tụng Tập Cận Bình đã xây dựng thành công nền kinh tế Tư bản Nhà nước làm thành đổi cán cân kinh tế trên thế giới.

Thực tế, Tây Phương đã ảo tưởng về sức mạnh vô địch của tự do và dân chủ nên đã vỗ béo con hổ Trung Quốc. Các công tư “tư nhân” như Huawei, Alibaba đều nằm trong lòng bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Hoa. Hệ thống điệp báo Bắc Kinh đã trở thành một tập đoàn ăn cắp lớn nhất trong lịch sử loài người.

Chỉ ba năm sau, gió đã đổi chiều vì những lời phát biểu của Tập Cận Bình chỉ nhằm mục đích tuyên truyền. Thực tế xảy ra trên thế giới hoàn toàn trái ngược với hành động của Bắc Kinh. Bẻ cong quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bắc Kinh đã làm cho gần 20 quốc gia bị rơi vào bẫy nợ do Trung Cộng tạo ra, thậm chí đã có 5 quốc gia bị xiếc nợ. Hầu hết các quốc gia đều bị thâm hụt thương mại với Trung Cộng, nhiều nhất là Hoa Kỳ với 500 tỉ USD/năm.

Bắc Kinh che giấu Coronavirus Vũ Hán để toàn thế giới rơi vào trận đại dịch từ đầu năm 2020 mà chưa có dấu hiệu suy giảm. Trung Cộng đe doạ tiêu diệt Hoa Kỳ với Virus Vũ Hán bằng cách không bán khẩu trang, máy trợ thở cho Hoa Kỳ; đã tặng hoặc bán khẩu trang, bộ xét nghiệm hư hỏng hoặc kém phẩm chất cho các quốc gia đang rơi vào đại dịch làm tăng số nạn nhân Covid-19; quyết liệt từ chối yêu cầu của Cộng đồng Quốc tế được nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán, nơi bị nghi ngờ xuất phát đại dịch. Giới chuyên gia y tế và học giả thế giới vẫn bất đồng nơi và nguyên nhân xuất phát Đại dịch năm 2020. Bắc Kinh và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sẽ đồng ý khi Đại dịch đã bị khống chế! Lúc ấy còn ai cần quan tâm đến nữa? Chuyên gia virus học, Diêm Lệ Mộng (Li-meng Yan), từng làm việc tại Trường Y tế Công cộng Hồng Kông đã sang Hoa Kỳ từ tháng 4-2020 trả lời phỏng vấn hôm 11-09-2020 rằng “SARS-CoV-2 đến từ Phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và Phòng thí nghiệm do Chính phủ Trung Cộng kiểm soát”.

Bắc Kinh tăng cường thực thi và mở rộng chủ quyền và quyền-chủ-quyền bất-hợp-pháp trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) đã bị dư luận quốc tế chỉ trích mãnh liệt trong khi các quốc gia liên hệ cũng khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc. Suốt 20 năm mà đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên biển Nam Trung Hoa (COC) vẫn dậm chân tại chỗ vì Bắc Kinh dùng đó như một chính sách tầm ăn dâu trên SCS.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Singapore bế mạc hôm 17-09-2020, các chuyên gia quốc tế bàn về chủ đề “Một thế giới không có ai lãnh đạo và bị chia rẽ sẽ là trạng thái bình thường mới” có hai xu hướng: (1) Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế về ảnh hưởng trên toàn cầu, tuy nhiên, người Mỹ sẽ không quá quan tâm hoặc cảm thấy bị thôi thúc cần phải lấp đầy khoảng trống đó trong thời gian tới, vì vậy sẽ không còn người lãnh đạo và sẽ bị chia rẽ trong tương lai gần. (2) Sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thực tế đã “rất mạnh mẽ” trong năm nay.

Tuy nhiên, các chuyên gia đồng nhất rằng Trung Cộng còn lâu mới đóng được vai trò lãnh đạo trên trường quốc tế.

Sự cố gắng vô vọng của Liên Âu

Liên Hiệp Châu Âu (EU) từ lâu rất muốn đóng vai trò lãnh đạo thế giới mà lực bất tòng tâm do EU chưa đủ sức lãnh đạo về quân sự, chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Quân sự phải dựa vào NATO. Chính trị không thể thống trị Hoa Kỳ và Trung Cộng. Kinh tế không có sáng kiến làm thay đổi toàn cầu. Khoa học vẫn thiếu những mũi nhọn cần thiết. Kỹ thuật còn tụt hậu sau Hoa Kỳ và Trung Cộng. Dù cố gắng, EU cũng không giữ chân Anh Quốc được mà còn lo có thành viên sẽ theo gót Brexit.

Vì thế, EU muốn bám vào Trung Cộng để lấy cớ chia Ba Thiên hạ. Nhưng, Thượng đỉnh Trung Quốc-EU qua truyền hình đã không thể kết nối như một thành trì chống Hoa Kỳ. Dư luận Châu Âu hiểu rõ nếu EU rời Hoa Kỳ sẽ bị Bắc Kinh khống chế tức thì. Chuẩn bị Thượng đỉnh EU-TQ, Bắc Kinh đã cử Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao, Vương Nghị công du Liên Âu. Họ đến từng nước riêng rẽ trong EU để chuẩn bị ủng hộ Hoàng đế Đỏ Tập Cận Bình mà không thèm ghé Brussels, dù chỉ để chào xã giao; cũng không cần đến Đông và Trung Âu, nơi Bắc Kinh đã tạo ra Khối 16+1 chịu sự chi phối trực tiếp của Bắc Kinh.

Dù muốn chứng tỏ ngang hàng với Hoa Kỳ và Trung Cộng, nhưng, thực tế EU phải dựa vào Trung Cộng về kinh tế, dựa vào Hoa Kỳ về an ninh nên không bao giờ có được vị thế siêu cường. Do đó, EU phải chọn bên chứ không thể đứng giữa.

Hệ thống chính trị của EU không đủ khả năng chống lại Trung Cộng bởi lẽ vẫn có sự tương đồng về “Chủ nghĩa Xã hội” nên Thượng đỉnh vừa qua vẫn giử vị thế nhu mì đối với TC qua các lời chỉ trích thay cho hành động trước các vi phạm nhân quyền khủng khiếp của Bắc Kinh.

Con đường nào khả thi

Tổng thống Donald Trump từng xác nhận chỉ là tổng thống Mỹ không phải tổng thống thế giới nên cần sự hợp tác có qua có lại, nước lớn không chèn ép nước nhỏ, người Mỹ không dại đến độ bị lợi dụng hơn 70 năm khiến một nước giàu có đã mang công mắc nợ. Trong quan hệ quốc tế, mọi quốc gia phải tuân thủ nghiêm chỉnh hệ thống luật pháp quốc tế thành văn hoặc bất-thành-văn (tập quán quốc tế). Có như thế mới xây dựng được mối quan hệ bình đẳng, chẳng ai làm hại ai. Thể chế tự do dân chủ đa nguyên tuy áp dụng có chút ít khác biệt, nhưng, trên tổng thể đã chứng tỏ một hệ thống chính trị ổn định lâu dài, phù hợp với khát vọng muôn đời của nhân loại.

Thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận diện được âm mưu đen tối của Đảng Cộng sản Trung Hoa do Tập Cận Bình hạ tấm màn sắt nên hình ảnh hết mơ hồ. Nhưng, ai cũng sợ Bắc Kinh nên chưa dám xướng xuất. Nay có Tổng thống Donald Trump đứng mũi chịu sào nên cũng an tâm, tuy nhiên, lắm kẻ còn chưa bỏ thói lợi dụng.

Đi với Trung Cộng sẽ bị mất nhân cách; mất độc lập, tự do, lợi ích kinh tế lâu dài, nhân quyền, biển đất, thị trường, sáng chế, phát minh. Mối lợi duy nhất: làm tay đắc lực hoặc bất-đắc-dĩ của Bắc Kinh. Nó như một con đường hầm dài hun hút, không có bóng mặt trời chỉ thấy hào quang Tập Cận Bình!

Đi với Hoa Kỳ sẽ bảo vệ và duy trì hệ thống chính trị, dân chủ đa nguyên, đa đảng; nền kinh tế hỗ tương có qua có lại dựa theo luật pháp quốc tế và tập tục quốc tế. Hoa Kỳ không ép nước nào mà sẵn sàng chào đón các quốc gia có chung khát vọng yêu chuộng tự do, dân chủ, nhân quyền và công pháp quốc tế.

Cùng chung tay xây dựng một thế giới mà mọi người có thể ngẫng mặt nhìn thiên hạ và nói “Ta đã có một cuộc đời đáng sống” trên hành tinh yêu dấu này!

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Xi Jinping is trying to remake the Chinese economy (Economist)

Germany’s Indo-Pacific Vision: A New Reckoning With China or More Strategic Drift? (Diplomat)

Europe’s Economic Revival Is Imperiled, Raising the Specter of a Grinding Downturn (NYT)

The Dutch Don’t Love Europe—and Never Did (FP)

U.S. Gas Exporters Eye Europe’s Surging Prices (WSJ)

EU chief executive unveils blueprint to get Europe back on its feet (Reuters)

‘This is the moment for the EU to lead the way,’ says EU chief Ursula von der Leyen (DW)

Non-summit shows EU-China ties at new low (Bluegel)

Related posts