30 năm thống nhất: Điều gì hiện gắn kết người Đức và điều gì chia cắt họ

Spiegel

Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ, chuyển ngữ

25-9-2020

Sau 30 năm thống nhất đất nước, miền Đông và miền Tây vẫn còn biểu lộ những khác biệt trong cơ cấu tuổi tác, trong những dự định sống của mỗi người – và ở những sở thích của họ.

Một kết quả trong đồ họa của Hanz Omar Sayami, Guido Grigat, Frank Kalinowski và Bẹnamin Bidder.

Mùa thu năm nay, Đức sẽ kỷ niệm lần thứ 30 ngày thống nhất đất nước. Một số khác biệt giữa Đông và Tây Đức trong thời kỳ này đã bị phai nhạt, vì cả hai miền đất nước đều bị ảnh hưởng bởi những sự phát triển giống nhau để thực hiện những vấn đề tương tự. Sự rời bỏ nông thôn và giảm tỷ lệ sinh đẻ là một ví dụ như vậy.

Ở những nơi khác, sự cách biệt vẫn có thể nhận thấy ngay cả sau 30 năm, một phần là do cách sống khác nhau, đã phát triển ở miền Đông và miền Tây, một phần là do nguyên nhân của một số phát triển đã ăn sâu vào nguồn gốc của chúng có từ trước khi bức tường Berlin sụp đổ.

Một bộ sưu tập dữ liệu của Viện Berlin về Dân số và Phát triển (VBL) cung cấp một cái nhìn tổng quát về sự kết nối và chia rẽ trong 3 thập niên sau ngày 3/10/1990.

Thị trường lao động và nền kinh tế –thống nhất trong sự bùng nổ?

Mối quan tâm số một trong một thời gian dài đó là: Thất nghiệp tăng vọt ở các bang miền đông nước Đức và điều đó liên quan đến thiếu tin tưởng ở tương lai. Tuy nhiên, tình hình đã dịu đi đáng kể từ những giữa thập niên đầu của thế kỷ này.

Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm và trên toàn quốc, số người có việc làm cũng tăng lên ở miền Đông, tức là tỷ lệ người có việc làm so với tất cả những người trong độ tuổi lao động. Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp lịch sử với 6,4% ở miền Đông và 4,7% ở miền Tây.

Sơ đồ phát triển ở những người có việc làm, cũng như sự phát triển dân số trong đổ tuổi 15 và 64 ở Đông và Tây Đức, chỉ số (2005=100), 2005 đến 2019 (Ost kể cả Berlin). Đường liền mạch đậm: Số người có việc làm ở Đông, đường mờ ở Tây; Đường đứt đoạn sẫm: dân số ở Đông, đường mở: dân số ở Tây.

Thay vì thiếu việc làm ở miền Đông – cũng như ở miền Tây – ngày càng có nhiều cuộc thảo luận về tình trạng thiếu công nhân lành nghề (CNLN). Phải chăng, cả Đông và Tây trong thập niên qua đã trải qua một sự bùng nổ chung về việc làm và do đó đã giúp san bằng sự khác biệt giữa các vùng của đất nước?

Điều đó chỉ đúng phần nào. Sự thiếu hụt CNLN ở miền Đông có liên quan đến thực tế quan trọng là nguồn lao động tiềm năng đã giảm – bởi dân số đã giảm đáng kể từ khi thống nhất. “Đông và Tây đang đi trên con đường nhân khẩu học trái ngược”, VBL xác nhận như vậy và chỉ ra sự khác biệt mạnh mẽ trong sự phát triển dân số.

Ở các bang miển Tây, dân số đã tăng 5,4 triệu người trong ba thập niên. Điều này tạo nên một kỷ lục: 83,4 triệu công dân sống ở toàn liên bang vào cuối năm 2019, nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trước đó. Tuy nhiên ở các bang mới (bang miền Đông), xu hướng lại diễn ra theo hướng ngược lại, họ đã mất đi 2,2 triệu dân. Và khuynh hướng này sẽ tiếp tục – mặc dù mức nhân khẩu học tạm thời thấp. Theo dự báo, các bang mới sẽ tiếp tục mất một lượng lớn dân cư vào năm 2035.

Sự phát triển dân số trong các bang từ năm 1991-2035 (từ năm 2018 là dự đoán)

Tuy nhiên sự phát triển này có nguồn gốc sâu xa hơn. Dân số miền Đông đã giảm kể từ thập niên 70 thế kỷ trước. VBL viết, nếu dân số ở đó sau năm 1949 tăng tương tự như ở miền Tây, thì số người sống giữa biển Baltic và vùng trung du sẽ nhiều gấp đôi.

Bản đồ sau dây đưa ra một cái nhìn tổng thể về sự phát triển dân số theo vùng, một mặt giữa thời kỳ 1995 đến 2017. Có thể nhận thấy rõ, số lượng các vùng bùng nổ dân số ở miền Đông cho đến nay đã có thể điểm qua được. Dự báo đến năm 2035 cũng nói rõ: Trong tương lai ngày càng nhiều vùng nông thôn ở miền Tây sẽ phải đối mặt với những hiện tượng tương tự, ví dụ như ở bang Rheinland-Pfalz.

Sự phát triển dân số theo điều tra dân số từ năm 1995 – 2017 trong các huyện và thành phố lớn, tính theo phần trăm.

Sự đào tạo: Các sinh viên và những người bỏ học

Nhìn vào hệ thống giáo dục cho thấy một thế chấp, mà với nó Đông Đức đang phải vật lộn nhiều hơn so với miền Tây: Số học sinh bỏ học ở đó rõ ràng cao hơn hẳn miền Tây. Đó là cả một vấn đề, vì sự rủi ro tăng mạnh khi chưa tốt nghiệp trung học, không tìm được cơ sở đào tạo và phải phụ thuộc lâu dài vào trợ cấp thất nghiệp lần II của sở lao động.

Số người bỏ học chưa tốt nghiệp trung học ở các huyện và thành phố lớn tính theo phần trăm năm 2017

Mặt khác số lượng sinh viên ở miền Đông tăng nhiều hơn ở miền Tây. Việc mở rộng và cải tạo nhiều trường đại học ở các bang mới được coi là biến cố thành công.

Tuy nhiên sự gia tăng học thuật cũng đang thúc đẩy một xu hướng, trong đó nhiều vùng nông thôn đang phải gánh chịu: Sư rời bỏ nông thôn. Những nam nữ sinh viên đã bị cuộc sống phồn hoa của các thành phố lớn lôi cuốn hiếm khi quay về các tỉnh lẻ. Số lượng những nhân viên có trình độ học vấn cao làm việc tại các thủ phủ thật sự nhiều hơn hẳn các nơi khác – một hiện tượng có ở cả Đông và Tây.

Số người lao động với BHXH bắt buộc tại nơi làm việc đã tốt nghiệp ngành nghề với học vấn cao so với tất cả những người lao động với BHXH bắt buộc

Trẻ em và gia đình: Không có người a dua

Sư suy giảm dân số ở miền Đông cũng là hậu quả của sự suy giảm đáng kể tỷ lệ sinh đẻ sau khi thống nhất đất nước. Bản đồ tổng quan đầu tiên theo đơn vị hành chính huyện – thực hiện năm 1995 – cho thấy rõ điều này. Như vậy huyện Gifhorn bang Niedersachsen nằm sâu bên trong nước Đức khi đó có tỷ lệ sinh là 1,6, trong khi huyện Börde ở bang kế cận Sachsen – Anhalt thì tỷ lệ chỉ là 0,8.

Những con số sinh đẻ được tổng kết ở các huyện và thành phố lớn năm 1995
Những con số sinh đẻ được tổng kết ở các huyện và thành phố lớn năm 2006
Những con số sinh đẻ được tổng kết ở các huyện và thành phố lớn năm 2017

Với tình hình kinh tế được cải thiện bức tranh này đã thay đổi. Trong khi đó hầu như không có bất kỳ sự khác biệt nào về tỷ lệ sinh đẻ giữa Đông và Tây.

Số sinh đẻ được tổng kết ở Đông và Tây Đức từ 1950-2020 (đường đậm: đồ thị sinh đẻ miền Tây; đường mờ: miền Đông

Tuy nhiên vẫn còn có những khác biệt rõ rệt trong các mô hình sống. Nếu những đứa trẻ được ra đời, thì ngày nay ở miền Tây chủ yếu vẫn là sau đám cưới. Trong khi trẻ em ở Tây Đức được sinh ra trong khoảng 2/3 số trường hợp các gia đình bố mẹ đã đăng ký kết hôn, thì ở miền Đông chỉ có một bộ phận thiểu số cha mẹ có giấy hôn thú. Một lý do cho điều này có thể là các nhà thờ tuy đang mất dần các con chiên trên toàn quốc, nhưng ở miền Đông vấn đề này không được coi trọng nhiều.

Số lượng trẻ ra đời với cha mẹ đã đăng ký kết hôn ở các huyện và thành phố lớn tính theo phần trăm, năm 2017

Thành viên nhà thờ

Thành viên của nhà thờ Thiên chúa giáo và Tin lành – Thành phần ở số dân miền Đông và Tây từ 2001-2018 tính theo phần trăm (đường sẫm đứt đoạn: giáo dân nhà thờ Tin lành miền Đông; đường đứt đoạn mờ: giáo dân nhà thờ Thiên chúa giáo miền Đông)

Người cao tuổi: Nơi nào ở Đức tỷ lệ tử vong cao hơn

Khi đất nước thống nhất độ tuổi của hầu hết các khu vực khá giống nhau, hoàn toàn ngang bằng, bất kể là trước đó chúng nằm ở CHDC Đức hay CHLB Đức cũ. Tuy nhiên sự sụt giảm tỷ lệ sinh đẻ ở miền Đông và cuộc di cư ồ ạt sang miền Tây từ giữa thập niên 1990 trở đi, đã để lại dấu ấn.

Số lượng người trên 64 tuổi ở các huyện và thành phố lớn tính theo phần trăm, năm 1995
Số lượng người trên 64 tuổi ở các huyện và thành phố lớn tính theo phần trăm, năm 2017

Một dấu hiệu khác của dân số già: tỷ lệ tử vong ở nhiều khu vực miền Đông đã cao hơn mức của cả nước – đó là một sự phát triển mà nó có thể sẽ tăng lên trong những năm tới.

Các trường hợp tử vong năm 2017 – tính theo 1000 dân ở các huyện và thành phố lớn (màu nhạt nhất: tử vong dưới 9 tuổi; màu đậm nhất: tử vong từ 15 – 18 tuổi)
Các trường hợp tử vong dự đoán vào năm 2035, tính theo 1000 dân ở các huyện và thành phố lớn (màu đậm nhất: từ 18 tuổi trở lên)

Sự di dân: Miền Đông không phải là vùng đất nhập cư

Bản đồ dưới đây cho thấy sự khác biệt trong di dân từng khu vực. So sánh các bản đồ từ năm 1995 và 2006, cho thấy nhiều người đã ở lại quê hương miền Đông trong một thời gian rất dài. Mãi về sau làn sóng di cư lớn mới nối tiếp, khi người ta thấy rõ tương lai sẽ không được cải thiện một cách nhanh chóng.

Di dân nôi địa năm 1995 tính theo 1000 dân ở các huyện và thành phố lớn
Di dân nội địa năm 2006
Di dân nôi địa dự đoán vào năm 2035

“Đức là một quốc gia nhập cư từ nhiều thập niên“, điều đó được ghi trong bộ sưu tập dữ liệu của VBL. Nói chính xác hơn: Tây Đức là một miền đất của dân nhập cư. Số lượng cư dân có hộ chiếu nước ngoài ở các vùng Đông Đức vẫn tiếp tục còn rất thấp, ngoại trừ một vài thành phố lớn.

Số người sống ở Đức với hộ chiếu ngoại quốc tính theo tổng số dân ở các huyện và thành phố lớn, tính theo phần trăm, năm 2018

Thời gian giải trí: Họ đang rời bỏ bộ môn quần vợt

Trái lại nếu coi sự yêu thích xe đạp là một phương tiện di chuyển, thì ranh giới Đức – Đức diễn ra hoàn toàn khác biệt: Dân phía bắc dùng nhiều xe đạp, dân phía nam thì lãnh đạm với phương tiện này – bởi cả hai miền địa hình đồng bằng và đồi núi đều giống nhau. Ngoài ra điều này có thể liên quan đến cảnh quan từng vùng.

Số người đi xe đạp tham gia giao thông ở các huyện và thành phố lớn tính theo phần trăm, năm 2017

Niềm vui bóng đá tuy nhiên dường như không có giới hạn, số lượng thành viên của các CLB bóng đá trên toàn quốc là bảy triệu người. Thể dục dụng cụ là môn thể thao phổ thông đứng thứ hai (5 triệu thành viên), đứng trước môn quần vợt 1 triệu. Niềm hứng khởi ở trò chơi, luật lệ và chiến thắng rõ ràng có thể nhận thấy là công việc của Tây Đức. Nhưng bóng chuyền lại có khuynh hướng cao hơn ở các bang cũ.

Thể dục dụng cụ: Số lượng hội viên các câu lạc bộ so với tất cả các hội viên các câu lạc bộ thể thao trong các bang tính theo phần trăm năm 2019/ 2020

Cảm xúc sợ hãi và nguy hiểm thật sự

Biến động năm 1989/1990 đã khiến xã hội và các chuẩn mực của nó ở Đông Đức bị đảo lộn. Những gì vừa bị coi thường – chủ nghĩa tư bản, giá cả tự do, tính chất doanh nghiệp – gần như chỉ sau một đêm đã trở thành tiêu chuẩn vàng mới. Chỉ trong 4 năm, cơ quan bảo trợ đã xử lý hàng ngàn doanh nghiệp, hàng triệu công dân mất việc làm, cùng với không ít một phần dữ liệu cá nhân của họ.

Người miền Đông tiếp tục hoang mang: Số lượng người dân cảm thấy không an toàn hoặc thiếu an toàn ở các bang tính theo phần trăm, năm 2017

Cho đến nay vẫn có thể thấy âm hưởng của cơn chấn động sâu sắc này: Trong một cuộc khảo sát số lượng người Đông Đức mà họ cảm thấy không an toàn ngay nơi ở của họ, nằm ở mức 35%, cao hơn hẳn so với miền Tây (21%) – ngay cả khi con số những vụ phạm pháp đã được thật sự đăng ký, cho thấy một mô hình khác nhau giữa các khu vực.

Tội phạm trộm cắp xe hơi: Số lượng trộm cắp xe hơi theo thống kê của cảnh sát tính theo 100.000 dân ở các huyện và thành phố lớn, năm 2019
Tội phạm đột nhập nhà ở năm 2019
Tội phạm bạo lực năm 2019

Virus corona

Có lẽ sự khác biệt mới đây nhất giữa Đông và Tây lên quan đến sự lây lan của virus corona: Trong khi một số lượng tương đối lớn các trường hợp nhiễm bệnh đã được ghi nhận ở các bang cũ như Bayern và Nordrhein-Westfalen, thì các bang mới cho đến nay đã vượt qua cuộc khủng khoảng rất nhẹ nhàng.

Có một số lời giải thích cho lý do tại sao lại như vậy: Bởi vì dân ở miền Đông độ tuổi lớn hơn, họ đi du lịch ít hơn do nghèo hơn, đó là một cách diễn giải. Mật độ dân số thưa hợn cũng có thể đóng một vai trò trong đó.

Sự khác biệt vùng miền trong dịch bệnh: Số ca nhiễm Covid-19 trên 100.000 dân ở các huyện và thành phố lớn giữa 01/03 và 18/08/2020

Và tất nhiên thực tế là ở miền Đông lễ hội hóa trang ít được tổ chức hơn, là điều đã kìm hãm sự lây lan ngay lúc khởi đầu của đại dịch.

Related posts