Duy Nghĩa
Trong một bài bình luận gần đây đăng trên Epoch Times, nhà báo Mỹ James R. Gorrie cho rằng việc Bắc Kinh nhắm mục tiêu vào các quốc gia chiến lược, có khả năng tiếp cận vắc-xin, gây ra hàng loạt câu hỏi chưa được giải đáp.
Là tác giả của bài viết nổi tiếng “The China Crisis” (Tạm dịch: Cuộc khủng hoảng Trung Quốc), ông Gorrie đặt câu hỏi “phải chăng Trung Quốc đang tận dụng đại dịch của mình theo những cách thức mới?”
Theo ông Gorrie, có vẻ như Bắc Kinh đang sử dụng cách giống như chiến lược bẫy nợ của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), và áp dụng nó cho các quốc gia là nạn nhân của virus Vũ Hán.
“Đó là biện pháp ‘ngoại giao đại dịch’ virus tinh vi nhất của Trung Quốc”, ông Gorrie nhận xét.
Một bẫy nợ khác của Trung Quốc?
Chiến lược BRI của Trung Quốc là cho các quốc gia nghèo vay tiền mà họ không thể trả nợ. Sau đó, Trung Quốc thu nợ bằng cách chiếm quyền sở hữu các cảng và bố trí hải quân của mình ở đó, và có thể xây dựng một căn cứ quân sự rộng lớn trên đất của các quốc gia này, dù họ có muốn hay không.
Theo ông Gorrie, có một số câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ. Chẳng hạn như:
- “Liệu chính sách ngoại giao vắc xin của Bắc Kinh có thể đơn giản cũng có mục tiêu như vậy?”
- “Liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể đã ngấm ngầm có ý tưởng khơi mào một đại dịch toàn cầu, và sau đó bán hoặc thậm chí cung cấp vắc-xin cho các quốc gia nghèo hơn, mà họ muốn lợi dụng hoặc thống trị về mặt quân sự?”.
- “Đối với những quốc gia mà không đủ khả năng chi trả mức giá hàng tỷ đô la, liệu]bạn có đề nghị cho họ vay tiền để mua vắc-xin khi mà bạn biết rằng họ không thể hoàn trả hay không?”.
Ông Gorrie cho rằng “khi các nước nghèo sau đó vỡ nợ, Trung Quốc sẽ sở hữu cơ sở hạ tầng, tiện ích hoặc đất canh tác ở các nước sở tại”.
Mục tiêu chiến lược mời chào vắc-xin của Trung Quốc
Theo ông Gorrie, trong nhiều trường hợp, bước ngoặt mới nhất trong sự tính toán quyền lực của ĐCSTQ, là nhằm vào các quốc gia liên kết với Mỹ hoặc có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc, hoặc cả hai.
“Một mục tiêu lớn là các quốc gia Mỹ Latinh và vùng Caribe”, ông Gorrie nhận xét.
Để dẫn chứng, ông Gorrie đưa ra một ví dụ về Mexico, trong đó theo Bộ ngoại giao nước này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiến hành một hội nghị trực tuyến với các nhà lãnh đạo các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe.
“Trong cuộc họp đó, Trung Quốc mời chào cho vay một khoản trị giá 1 tỷ USD, để mua vắc xin của họ. Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador đã công khai cảm ơn Trung Quốc sau khoản vay và các nguồn cung cấp y tế khác mà Trung Quốc đã gửi cho Mexico”, ông Gorrie lưu ý.
Không còn nghi ngờ gì, ông Gorrie cho rằng Trung Quốc có kế hoạch tận dụng sự hỗ trợ này cho các kế hoạch mở rộng trong tương lai ở khu vực sân sau địa chính trị của Mỹ, và giành thêm ảnh hưởng với cái giá phải trả của Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà nước láng giềng Mexico sẽ trở thành mục tiêu.
“Mexico có thể cung cấp những gì để đổi lại? Cơ hội cho Trung Quốc mở nhà máy ở Mexico? Điều đó chắc chắn sẽ làm vô hiệu một số hiệu quả của thuế quan đối với Trung Quốc, đúng không? Chúng ta sẽ phải chờ xem”, ông Gorrie giải thích.
“Mặt khác, không có gì ngạc nhiên khi Bắc Kinh cũng đang thúc đẩy ngoại giao đại dịch của mình đến gần quê nhà nhiều hơn”, ông Gorrie lưu ý, khi đề cập đến một mục tiêu lớn nữa mà Trung Quốc nhắm đến khi mời chào vắc xin.
Ví dụ như, ông Gorrie dẫn chứng, Indonesia, nước đã thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông trong nhiều năm, giờ đang thay đổi thái độ khác. Indonesia mong muốn và cần một loại vắc-xin chống lại virus Vũ Hán, và biết rằng ĐCSTQ có một loại vắc-xin. Hoặc ít nhất, chính phủ Indonesia tin tin tưởng về tuyên bố của Bắc Kinh rằng họ có vắc-xin.
Trong cả 2 trường hợp, ông Gorrie cho hay, “một cuộc điện đàm cá nhân giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Indonesia Joko Widodo, đã dẫn đến lời hứa hẹn của Trung Quốc về việc cung cấp vắc xin cho Indonesia. Điều không chắc chắn là những gì mà Indonesia hứa hẹn đổi lại”.
Tuy nhiên ông Gorrie cho rằng một trong những quốc gia quan trọng nhất theo quan điểm chiến lược, lại là Philippines.
“Quốc gia đó nằm ở Biển Đông và sẽ là chìa khóa cho sự thống trị quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Cũng như ở Mỹ Latinh và Caribe, mục tiêu của chính sách đại dịch của Trung Quốc với Philippines, là mối quan hệ chiến lược Mỹ – Philippines. Vị trí gần Trung Quốc của Philippine cho phép các lực lượng hải quân và lục quân Mỹ [sử dụng] trở thành khu vực tập trung quan trọng, để chống lại các động thái quân sự của Trung Quốc. Từ góc độ đó, Trung Quốc nhìn thấy cơ hội lớn để chấm dứt mối đe dọa này”, ông Gorrie giải thích.
Theo ông Gorrie, mặc dù liên minh Mỹ – Philippines có từ năm 1951, mối quan hệ này đã trở nên mỏng manh hơn nhiều trong 2 thập kỷ qua. Sau khi đóng cửa các căn cứ quân sự của Mỹ vào cuối những năm 1990, 2 bên sau đó đã ký kết một Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự (VFA). VFA đã thay thế các hiệp ước quân sự trước đây, và giảm nhẹ cam kết của Philippines đối với quan hệ đồng minh của họ với Mỹ.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte suy nghĩ lại?
Vào tháng 2/2020, ông Duterte thông báo với Washington rằng họ sẽ chấm dứt VFA với Mỹ trong vòng 180 ngày.
Nhận xét về quyết định này của Tổng thống Duterte, ông Gorrie cho rằng “nhiều khả năng mục tiêu của ông Duterte là cắt đứt quan hệ với Washington và xích lại gần Bắc Kinh. Không nghi ngờ gì nữa, ông ấy đã nhìn thấy một khoản tiền tiềm năng khi làm như vậy, ngay cả khi điều đó phải trả giá bằng an ninh và chủ quyền quốc gia của đất nước mình. Đồng thời, nó cho phép ông Duterte cơ hội đàm phán với Mỹ cũng như với Trung Quốc”.
Tuy nhiên, ông Duterte rõ ràng đã nhận ra rằng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh đi kèm với rủi ro. Việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đối xử với Hồng Kông và sự hiếu chiến ngày càng tăng đối với Đài Loan, có thể khiến tổng thống Philippines phải suy nghĩ lại.
“Điều đó có thể giải thích tại sao, vào tháng 6/2020, ông Duterte đã đình chỉ – ít nhất là tạm thời – việc chấm dứt VFA với Mỹ”, ông Gorrie nhận xét.
Hãy đánh giá công bằng
Lý giải về việc một số nước cân nhắc sử dụng vắc-xin Trung Quốc, ông Gorrie cho rằng có một số vấn đề vẫn cần phải xem xét kỹ lưỡng từ ‘chính sách ngoại giao đại dịch’ của Trung Quốc.
Theo ông Gorrie, có một loạt các câu hỏi cần xem xét. Đó là:
- Trung Quốc có những toan tính chính trị hoặc quân sự gì để khai thác từ các quốc gia mà họ đã cung cấp vắc-xin?
- Họ sẽ đe dọa Mỹ theo cách nào? Phản ứng tiềm tàng có thể có của Mỹ là gì?
- Làm thế nào để xác định rằng vắc xin của Trung Quốc có hiệu quả hoặc an toàn hay không?
- Với tai tiếng của Trung Quốc, tại sao các nhà lãnh đạo ở tất cả các nước này lại tin vào một loại vắc-xin của Trung Quốc mà bằng cách nào đó, họ đã phát triển một cách bất ngờ?
- Hơn nữa, tại sao các nhà lãnh đạo các nước lại tin vào chính quyền Trung Quốc sau khi họ lừa dối thế giới về sự tồn tại của mầm bệnh ngay từ đầu, phủ nhận nguồn gốc của virus và khả năng lây truyền của nó cho con người?
- Có phải những nhà lãnh đạo này không chịu chấp nhận [một sự thật phũ phàng là Trung Quốc rất xấu] – hoặc phải đến khi họ nhận ra sự thật?
- Liệu việc họ có sẵn sàng tin vào tuyên bố của Trung Quốc rằng họ có vắc-xin ngừa virus, là sự thừa nhận khả năng rằng ai đã tạo ra virus, thì người đó sẽ biết cách chữa trị nó tốt nhất?
“Hãy đánh giá các nước một cách công bằng” nếu họ chấp nhận vắc-xin từ Trung Quốc, ông Gorrie nhận xét.