Nhạc sĩ (NS) Nguyễn Văn Đông sinh ngày 15-3-1932 tại quận 1, Sai Gòn, nguyên quán ở Lợi Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh. Năm 1946, gia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Vũng Tàu. Ông có các bút danh khác là Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử. Ông là một nhạc sĩ của dòng nhạc tình ca Việt Nam, tác giả của nhiều ca khúc tân nhạc nổi tiếng như “Chiều Mưa Biên Giới”, “Phiên Gác Đêm Xuân”, “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”,”Sắc Hoa Màu Nhớ”, “Nhớ Một Chiều Xuân”, “Bóng Nhỏ Giáo Đường”, “Cay Đắng Tình Đời”, “Bẽ Bàng”,… Ngoài ra ông còn là soạn giả của một số tuồng cải lương thịnh hành như “Tiếng Hạc Trong Trăng”, “Nửa Đời Hương Phấn” nổi tiếng.
Bản nhạc Chiều Mưa Biên Giới được viết vào năm 1956. Khi ấy tôi là trung úy trưởng phòng hành quân của chiến khu Đồng Tháp Mười… Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều gió lộng, mưa gào như vuốt mặt. Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Và từng chập gió buốt kéo về như muối sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài ‘Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu…’
Kỷ – niệm Đồng – Tháp – Mười (Biên giới Việt – Cambod 1956)
Nguyễn – Văn – Đông
“Chiều mưa biên giới Anh đi về đâu? Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu Kìa rừng chiều âm u rét mướt Chờ người về vui trong giá buốt, người về bơ vơ Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn Cờ về chiều tung bay phất phới Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ Bầu trời xanh lơ… Đêm đêm chiếc bóng bên trời Vầng trăng xẻ đôi Vẫn in hình bóng một người Xa xôi cánh chim tung trời Một vùng mây nước Cho lòng ai thương nhớ ai Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng người tìm về trong hơi áo ấm Gợi niềm xa xăm Người đi khu chiến thương người hậu phương Thương màu áo gởi ra sa trường Lòng trần còn tơ vương khanh tướng Thì đường trần mưa bay gió cuốn Còn nhiều anh ơi!”
x