Hồng Kông được đưa vào chương trình tị nạn của Mỹ giống như Iraq, Cuba

  • Lý Tùng Nhi

Ngày 30/9, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra các khuyến nghị của kế hoạch bố trí người tị nạn hàng năm mới. Hồng Kông lần đầu tiên được đưa vào danh mục cụ thể của kế hoạch bố trí người tị nạn này, xếp cùng loại với Iraq, El Salvador, Guatemala, Honduras, Cuba và Venezuela. Người phát ngôn của Nhóm tập hợp dân sự Lưu Dĩnh Khuông (Ventus Lau) cho biết, sau khi Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông được thông qua, nhiều quốc gia đã bắt đầu chấp nhận người tị nạn chính trị Hồng Kông. Lần này Mỹ chính thức đưa người Hồng Kông vào danh sách người chấp nhận tị nạn, cho thấy Mỹ đồng ý rằng tình hình nhân quyền Hồng Kông đang thụt lùi.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra khuyến nghị về kế hoạch bố trí hàng năm cho người tị nạn mới vào hôm 30/9. Lần đầu tiên, Hồng Kông được đưa vào một danh mục cụ thể của các dự án phân bổ người tị nạn và được xếp vào cùng loại với Iraq, El Salvador, Guatemala, Honduras, Cuba và Venezuela. (Nguồn hình ảnh: Pixabay).

Việc đưa Hồng Kông vào kế hoạch phân bổ người tị nạn là một biện pháp mới được Mỹ thực hiện sau khi Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông được thực thi. Mỹ ước tính sẽ nhận hơn 300.000 người tị nạn mới trong năm tài chính 2021, trong đó kế hoạch tiếp nhận người tị nạn dự tính là 15.000 người, ngoài ra 290.000 người là xin tị nạn chính trị. Tháng Bảy năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng có bài phát biểu cho biết, Hồng Kông đã là “một quốc gia, một chế độ”, đồng thời sẽ chấm dứt đãi ngộ đặc thù với Hồng Kông, trong đó cũng bao gồm việc dựa trên lý do nhân đạo để phân bổ lại mới về số lượng những người tị nạn Hồng Kông bị chế độ độc tài bức hại.

Cách đây vài ngày, hai người chị em từng tham gia phong trào chống Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông đã xin tị nạn chính trị thành công tại Mỹ với sự giúp đỡ của nhà lãnh đạo phong trào dân chủ ngày 4/6/1989 Trịnh Tồn Trụ (Zheng Cunzhu). Sau một năm, họ có thể xin thẻ xanh. Theo Apple Daily đưa tin, Lưu Dĩnh Khuông, người phát ngôn của nhóm dân sự Hồng Kông từng khởi xướng cuộc biểu tình “Mặt trận Mỹ”, cho biết sau khi Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông được thông qua, nhiều quốc gia bắt đầu chấp nhận người tị nạn chính trị Hồng Kông. Lần này Mỹ đã chính thức đưa người Hồng Kông vào quy chế thân phận người tị nạn. Việc này có thể giúp những người biểu tình có thể được hưởng lợi và sống ở một nơi an toàn.

Lưu Dĩnh Khuông chỉ ra, người tị nạn đại biểu rằng họ bị đe dọa nghiêm trọng đến an toàn nhân thân, hiện tại các nơi trên thế giới cũng đều nhìn thấy tình hình nhân quyền Hồng Kông ngày càng tồi tệ. Người Hồng Kông bị áp bức đến mức độ này, an toàn nhân thân của người Hồng Kông không cách nào được bảo hộ trong luật An ninh Quốc gia. Ví dụ như 12 người Hồng Kông bị đưa đến Đại Lục vẫn bặt vô âm tín, điều này càng làm cho người Hồng Kông lo lắng về vấn đề nhân quyền.

Lưu Dĩnh Khuông cho biết, trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa nhất định sẽ biểu đạt thái độ về vấn đề Trung Quốc, lần này là hành động của ông Trump trước cuộc bầu cử, thể hiện thái độ cứng rắn hơn của ông về chính sách đối với Trung Quốc để giành được sự đồng tình của cử tri phản chống ĐCSTQ. Anh tiếp tục chỉ ra, trong tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán, không chỉ Mỹ mà cộng đồng quốc tế cũng đều muốn xem xét lại chính sách đối với Trung Quốc, tin rằng dù là Tổng thống Trump tái cử hay ông Biden trúng cử, đều sẽ thể hiện “tâm nguyện chung” này.

Cựu Tổng thư ký Đảng Demosistō Hồng Kông Hoàng Chi Phong cho rằng, cách làm của Bộ Ngoại giao Mỹ chứng minh quốc gia phương Tây đã mất đi niềm tin với “một quốc gia, hai chế độ”, so sánh với chế tài và đạo luật trước đó, lần này đã thể hiện ra sự đồng thuận của những nhân sĩ đa đảng phái ở Mỹ đối với vấn đề nhân quyền ở Hồng Kông bị thụt lùi. Hồng Kông đứng cùng danh sách các quốc gia rơi vào khủng hoảng nhân quyền như Venezuela, Honduras, tình hình ở những nơi này đang trở lên nghiêm trọng.

Hoàng Chi Phong cũng nói rằng anh hy vọng rằng các chính sách liên quan của Mỹ có thể chăm sóc người Hồng Kông ở Mỹ, khiến cho Bắc Kinh biết rằng nếu họ tiếp tục đàn áp Hồng Kông sẽ chỉ gây ra phản ứng dữ dội và làm mất sự tin tưởng. Tuy nhiên, anh không cho rằng chính sách được công bố hiện tại có liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, anh cho rằng Anh Quốc đã đưa ra kế hoạch BNO “5 + 1” để tiếp nhận người Hồng Kông, do đó Mỹ đương nhiên sẽ hành động.

Trước đó, ông Chung Kiếm Hoa (Chung Kim-wah), trợ lý phó giáo sư Khoa Khoa học Xã hội Ứng dụng của Đại học Bách khoa Hồng Kông đồng thời cũng là nhà bình luận các vấn đề thời sự, đã nói với Vision Times rằng Hồng Kông đã từng là một cảng tự do và nhiều người tị nạn đến Hồng Kông để xin tị nạn chính trị. Nhưng sau 23 năm trao trả lại cho Đại Lục, người Hồng Kông phải vượt biên tha hương, và trở thành người tị nạn chính trị. Đây là điều quá mỉa mai, và Bắc Kinh nên xấu hổ về điều này.

Ngoài ra, ngày 1/10. Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã nhất trí thông qua “Đạo luật Tự do và Lựa chọn của Người dân Hồng Kông” (Hong Kong People’s Freedom and Choice Act). Dự luật này yêu cầu chính phủ cung cấp tình trạng bảo vệ tạm thời cho những người nghĩ sợ rằng sẽ bị bức hại ở Mỹ và Hồng Kông, và tăng tốc độ xin quy chế tị nạn của họ.

Chính phủ Mỹ đã thông qua Đạo luật Người tị nạn vào năm 1980 và bắt đầu chấp nhận người tị nạn. Số lượng người tị nạn có mức hạn chế tối đa, và cũng sẽ có một danh sách phân bổ đặc biệt. Danh sách này bao gồm những người phải chịu đựng hoặc lo lắng bị đàn áp vì lý do tôn giáo hoặc những người Iraq bị đe dọa đến an toàn cá nhân vì đã hỗ trợ Mỹ, hoặc những người đến các khu vực hỗn loạn như Cuba, El Salvador, Guatemala, Honduras, Venezuela.

Kể từ năm 1980, gần 3,8 triệu người tị nạn đã định cư tại Mỹ thông qua chương trình này. Tính đến năm 2016, trung bình mỗi năm Mỹ tiếp nhận khoảng 95.000 người tị nạn. Tuy nhiên, số lượng người tị nạn được tiếp nhận trong những năm gần đây có dấu hiệu chững lại, năm nay là 18.000 người và năm sau là 15.000 người.

Lý Tùng Nhi

Related posts