Lần này ông còn tuyên bố rằng mục tiêu cao nhất của chính quyền Trung Quốc là hạnh phúc của người dân.
Sau khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, nó đã nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Chiến thuật “tuyên truyền đối ngoại” của chính quyền Trung Quốc đã gây bất mãn trong quốc tế. Các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy ít nhất 14 quốc gia trên thế giới có cái nhìn tiêu cực với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vì lý do này, Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của Global Times (Hoàn cầu Thời báo) đã nổi giận trên Weibo.
Từ ngày 10/6 đến 3/8, Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center), Hoa Kỳ đã tiến hành khảo sát 14 quốc gia cùng 14.276 người trên thế giới và công bố kết quả khảo sát vào ngày 6/10.
Theo các cuộc thăm dò, hơn một nửa số người ở mỗi quốc gia được khảo sát có cái nhìn tiêu cực về Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo xếp hạng, thứ tự về nhận thức tiêu cực của 14 quốc gia đối với ĐCSTQ như sau: Nhật Bản – 86%, Thụy Điển – 85% , Úc – 81% , Đan Mạch – 75% , Hàn Quốc – 75%, Vương quốc Anh – 74% , Hoa Kỳ – 73%, Canada – 73%, Hà Lan – 73%, Đức – 71%, Bỉ – 71%, Pháp – 70%, Tây Ban Nha – 63% và 62% ở Ý.
Cuộc thăm dò cũng đặc biệt chỉ ra rằng, kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng 1/2017, tỷ lệ người dân Hoa Kỳ có cái nhìn tiêu cực về chính quyền Trung Quốc đã tăng gần 20 điểm phần trăm, trong đó, chỉ tính riêng trong năm qua số điểm phần trăm đã tăng lên 13.
Sau khi thông tin về cuộc điều tra được phổ biến ra công chúng, Hồ Tích Tiến, người phát ngôn của ĐCSTQ và các tổng biên tập Global Times, lập luận trên Weibo rằng đây là kết quả của việc Hoa Kỳ chia rẽ thế giới. Ông cũng nói rằng Hoa Kỳ đã sử dụng dịch viêm phổi Vũ Hán để kích thích tình cảm công chúng, thậm chí còn gây ồn ào với Hồng Kông và Tân Cương, theo Vision Times. Ông này tự hỏi và trả lời: “Có phải Trung Quốc đã làm sai điều gì đó không? Chúng ta đã gây chiến ư? Trung Quốc có can thiệp vào công việc nội bộ của nước nào không? Không hề!”
Hồ Tích Tiến cũng tuyên bố rằng mục tiêu cao nhất của ĐCSTQ là hạnh phúc của người dân, “Người Trung Quốc sẽ không đánh đổi lợi ích quốc gia của mình để lấy vẻ ngoài đẹp đẽ”.
Chính phủ Hoa Kỳ: ĐCSTQ không phải là Trung Quốc
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng xã hội phương Tây ngày càng nhận thức rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ, từ năm ngoái đã liên tục tuyên bố rằng ĐCSTQ không thể đại diện cho Trung Quốc hay người dân Trung Quốc, tức là ĐCSTQ không phải Trung Quốc.
Ví dụ, Robert O’Brien, Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, đã có bài phát biểu tại Phoenix, Arizona vào tháng 6, nhấn mạnh rằng chính quyền Trump đang đảo ngược chính sách sai lầm của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, và chỉ rõ rằng ĐCSTQ không có nghĩa là Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã nhiều lần đưa ra tuyên bố tương tự. Vào tháng 7, Pompeo đã có một bài phát biểu tại California, nói rằng ĐCSTQ không thể đại diện cho 1,4 tỷ người dân Trung Quốc, người dân Trung Quốc tràn đầy sức sống và yêu tự do, điều này hoàn toàn khác với ĐCSTQ. “ĐCSTQ hầu như luôn nói dối. Một trong những lời nói dối lớn nhất là họ muốn mọi người tin rằng họ đang nói thay cho 1,4 tỷ người đang bị giám sát, áp bức và đe dọa nói ra sự thật”.
Tháng 10 năm ngoái, Pompeo nói trong một bài phát biểu tại Viện Hudson ở New York rằng Hoa Kỳ cuối cùng đã nhận ra rằng ĐCSTQ thù địch với các giá trị của Hoa Kỳ, đồng thời phân biệt rõ ràng ĐCSTQ và người dân Trung Quốc.
Vào ngày 8/11 năm ngoái, Pompeo cũng nhắc lại khi tham dự lễ kỷ niệm 30 năm bức tường Berlin sụp đổ, rằng cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ là cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và ĐCSTQ. Ông nói, “Xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là xung đột với ĐCSTQ, không phải là xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”.
Kể từ đó, Pompeo đã nhiều lần chỉ trích ĐCSTQ trước công chúng, bao gồm sự lây lan toàn cầu của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, việc thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia” phiên bản Hồng Kông và cuộc đàn áp các nhóm tín đồ ở Trung Quốc.
39 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức lên án ĐCSTQ
Ngoài ra, gần đây, ĐCSTQ đã thay mặt 26 quốc gia chỉ trích trơ trẽn các nước phương Tây “vi phạm nhân quyền” tại Liên Hợp Quốc, điều này đã gây ra một làn sóng phản đối kịch liệt. Đức và 39 quốc gia đã ký một tuyên bố chung tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 6/10, lo ngại về các vấn đề nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương và Tây Tạng, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng quyền tự chủ và độc lập tư pháp của Hồng Kông.
Theo báo cáo, 39 quốc gia này bao gồm Albania, Úc, Áo, Bỉ, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Canada, Croatia, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Haiti, Honduras, Iceland, Ireland, Ý, Nhật Bản, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, quần đảo Marshall, Monaco, Nauru, Hà Lan, New Zealand, Bắc Macedonia, Na Uy, Palau, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Đức…