- Điền Vân
Ngày 10/10, dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng Lao động Bắc Triều Tiên, một cuộc duyệt binh được tổ chức tại Bình Nhưỡng. Ông Kim Jong-un phát biểu tại lễ duyệt binh, có hơn 10 lần sử dụng từ “cảm ơn” và “xin lỗi”, đồng thời lộ vẻ xúc động nghẹn ngào. Tổng hợp thông tin từ truyền thông quốc tế, ông Kim Jong-un cho biết: “Tôi cảm thấy hổ thẹn, tôi luôn cảm thấy không cách nào báo đáp thích đáng sự tín nhiệm to lớn quý vị đối với tôi”, “Nỗ lực và cống hiến của tôi chưa đủ để dẫn dắt nhân dân của chúng ta thoát khỏi khó khăn trong cuộc sống”. Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin và nói ông Kim “rơi lệ”.
Ông Kim Jong-un đã để lại ấn tượng cho ngoại giới phần nhiều là tàn bạo, lạnh lùng, sự bộc lộ cảm tính này của ông đã khiến cho không ít nhà quan sát bất ngờ. Mặc dù ông quy kết khó khăn trong nước là do chế tài của quốc tế, bão lũ và dịch bệnh, tuy nhiên, như mọi người đã biết, mấu chốt thực sự nằm ở thể chế cộng sản, ông Kim Jong-un chẳng qua chỉ là né tránh mà thôi. Hiện tại, lần đầu tiên ông thừa nhận tự thấy xấu hổ, có thể thấy tình hình khốn khó của nhân dân Bắc Triều Tiên thậm chí còn tồi tệ hơn trước đây.
Trong cùng ngày, ông Tập Cận Bình gửi điện chúc mừng tới ông Kim Jong-un, nói rằng Đảng Lao động Triều Tiên đã “dẫn dắt nhân dân Bắc Triều Tiên giành được thành tựu vĩ đại”, “những năm qua … đảng và nhân dân Bắc Triều Tiên kiên định bước trên con đường Xã hội chủ nghĩa … giành được hàng loạt những thành quả quan trọng”, và còn nói rằng Trung Quốc – Bắc Triều Tiên cùng là quốc gia xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, “tình hữu nghị truyền thống Trung – Triều” đáng được trân trọng. Bức điện còn nhắc đến, “Thế giới có sự biến đổi mà trăm năm qua chưa có và dịch viêm phổi Vũ Hán đan xen trùng điệp, tình hình quốc tế và khu vực biến đổi phức tạp và sâu sắc”.
Bức điện này trên bề mặt là cổ vũ Bắc Triều Tiên, nhưng thực tế cũng là để tăng thêm lòng can đảm cho ĐCSTQ. Khẳng định những “thành tựu” của Bắc triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tự nhiên có thể làm nổi bật “thành quả” của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ. Ngoài ra, ĐCSTQ còn nói rõ sự cần thiết và mong muốn tăng cường hợp tác với Bắc Triều Tiên trong hình thế “phức tạp”.
Tuy nhiên, cái gọi là “thành tựu vĩ đại”, “thành quả quan trọng”, đã biến thành hư vô trong sự nghẹn ngào hổ thẹn của ông Kim Jong-un. Cái gọi là “tình hữu nghị” Trung – Triều, là ngụy trang của của nhà lãnh đạo hai nước cộng sản vì lợi ích của mình mà hy sinh người dân. Những năm 50 của thế kỷ trước, sự thật của “chống Mỹ viện trợ Triều Tiên” là: Hàng trăm ngàn quân nhân Trung Quốc đã trở thành bia đỡ đạn, rất nhiều binh sĩ bị chết lạnh, chết đói, sinh mạng của họ bị coi như cỏ rác.
Ngày 22/1 năm nay, Bắc Triều Tiên tuyên bố cấm tất cả khách du lịch nước ngoài vào nước này, bao gồm cả khách doanh nhân Trung Quốc và các phái đoàn chính phủ. Triều Tiên cũng phong tỏa biên giới với Trung Quốc, hạn chế sự ra vào của các chuyến bay và tàu hỏa. Đầu tháng Ba, có tin Triều Tiên yêu cầu Trung Quốc tăng cường kiểm soát biên giới và “nếu vi phạm sẽ bị xử bắn”.
Có thể thấy Bắc Triều Tiên không có tình hữu nghị anh em với Trung Quốc và người Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Giờ đây, Kim Jong-un coi dịch bệnh là một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn cho người dân, và đại dịch này do ĐCSTQ gây ra, nên ông rất tức giận. Vì vậy, bức điện chúc mừng của ông Tập Cận Bình chỉ có thể được làm ra vẻ, và không có tác dụng thực tế.
Vào ngày 11/10, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đưa tin từ Bình Nhưỡng rằng ông Kim Jong-un đã tuyên bố tại lễ duyệt binh rằng “kiên quyết bảo vệ, hỗ trợ người dân và để người dân sống một cuộc sống khiến người ta ngưỡng mộ, là sứ mệnh và ý chí kiên định đầu tiên của đảng”. Lời lẽ này hoàn toàn phù hợp với “nhân dân là cao nhất” mà ĐCSTQ liên tục tuyên dương, và im bặt không đề cập đến “sự xấu hổ” và “lời xin lỗi” của Kim Jong-un.
ĐCSTQ biết rõ thái độ của Bắc Triều Tiên, nhưng luôn muốn lấy lòng Bắc Triều Tiên, là vì ĐCSTQ quá cô đơn trên thế giới. Nên ĐCSTQ phải níu kéo ‘người em’ cộng sản không buông, dù có tiếp tục bị vung tiền qua cửa sổ cũng không ngần ngại, bởi rốt cuộc tiền ném đi là tiền quốc khố, là máu mà mồ hôi của nhân dân bị chà đạp.
Thật trùng hợp, vào ngày 10/10, Tổng thống Mỹ Trump đã có bài phát biểu đầu tiên sau khi ông bình phục do nhiễm virus tại Nhà Trắng. Ông chỉ trích khuynh hướng cộng sản của Đảng Dân chủ và nhắc lại nguy hại mà cánh tả mang lại cho đất nước.
Sau khi nghe điều này, ông Kim Jong-un và ông Tập Cận Bình, những người kiên trì đi theo con đường Chủ nghĩa cộng sản, sẽ cảm thấy thế nào trong lòng? Họ nhận thức sâu sắc rằng chế độ xã hội chủ nghĩa đã cho phép các quan chức đảng làm giàu, các đảng viên thì ném tiền qua cửa sổ, nhân dân trong cực khổ lầm than và bị áp bức.
Mọi người vẫn chưa quên rằng vào ngày 12/6/2018, Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un đã có cuộc gặp lịch sử. Trong cuộc hội đàm, ông Trump đã sử dụng iPad để cho ông Kim Jong-un và các đại diện khác của Triều Tiên xem một đoạn video, phác thảo hai lựa chọn mà Bắc Triều Tiên phải đối mặt: Một con đường là kiên quyết răn đe hạt nhân, sẽ đối mặt với bóng tối, máy bay ném bom và tàu sân bay của Mỹ. Một con đường khác là nắm lấy hòa bình, và Bắc Triều Tiên sẽ xây dựng đường cao tốc, nhà máy sản xuất ô tô, từ đó phát triển thịnh vượng. Theo ông Trump, khi đó đại diện của Bắc Triều Tiên đã xem video một cách say mê.
Tuy nhiên, điều khiến người ta đáng tiếc là ông Kim Jong-un đã vứt bỏ cành ô liu, thà quay trở lại con đường ban đầu. Thứ kiểm soát lựa chọn của ông đó là tư lợi, tham vọng quyền lực và sự cản trở của ĐCSTQ.
Hai năm trước, Tổng thống Trump đã nói trong cuộc họp báo rằng: “Chúng ta mơ ước có một tương lai, tất cả người dân Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên có thể chung sống hòa thuận, gia đình đoàn tụ, hy vọng hồi sinh, ánh sáng hòa bình sẽ xóa tan bóng tối chiến tranh.”
Hiện nay, ông Kim Jong-un liệu có ý thức được rằng, bản thân đã bỏ lỡ một cơ hội quý báu? Cần biết rằng, là một nguyên thủ quốc gia, do sự cố chấp và sai lầm của cá nhân, sẽ dẫn dắt đất nước đi vào con đường sai lầm, sẽ không thể dùng “hổ thẹn” để thoát thân, cần phải chịu tội.
Theo Điền Vân / Epoch Times