Tòa Thánh cân nhắc thỏa thuận với Trung Quốc, làm dấy lên quan ngại đang đứng về phía chính quyền độc tài

Quý Khải

Vatican đang trong quá trình gia hạn thỏa thuận đã ký hai năm trước với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo đó công nhận các giám mục do ĐCSTQ bổ nhiệm, nhưng thỏa thuận này đã tạo cơ hội cho chính quyền Trung Quốc đàn áp người Công giáo mạnh mẽ hơn tại đại lục, theo The Epoch Times.

Thỏa thuận giữa Tòa thánh và Trung Quốc, dự kiến ​​sẽ hết hạn vào tháng 10, cho phép chính quyền Trung Quốc bổ nhiệm các giám mục của Trung Quốc và chỉ trao cho Giáo hoàng quyền phủ quyết.

“Trong hai năm kể từ khi thỏa thuận Vatican được thực hiện với Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người Công giáo và Cơ đốc giáo đã phải chứng kiến ​​sự ngược đãi lớn hơn bao giờ hết”, ông James Bascom, Trợ lý Giám đốc Văn phòng Washington của tổ chức Công giáo Hiệp hội Hoa Kỳ nhằm Bảo vệ Truyền thống, Gia đình và Tài sản, nói với Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn.

Vatican hy vọng mối quan hệ hợp tác với các chính quyền cộng sản như Liên Xô, Cuba diễn ra vào giữa thế kỷ 20 sẽ dẫn đến “quyền tự do tôn giáo lớn hơn cho người Công giáo” ở các nước này, ông Bascom cho biết trên chương trình Crossroads của Epoch Times. 

Tuy nhiên, sự ấm lên trong các mối quan hệ trong 60 năm qua đã dẫn đến “sự kiểm soát chặt chẽ hơn, sự đàn áp nhiều hơn đối với người Công giáo và Cơ đốc giáo ở các nước đó”, ông Bascom giải thích.

ĐCSTQ không chỉ phá hủy các nhà thờ Công giáo, kéo đổ Thánh giá, mà còn buộc “treo các bức tranh và  ảnh Mao Trạch Đông bên trong các nhà thờ Công giáo”, ông Bascom nói.

Ông Bascom cho biết chính quyền Trung Quốc đã lắp đặt camera giám sát trong các nhà thờ Công giáo để theo dõi những ai đi lễ trong nhà thờ. Ông nói thêm, người Trung Quốc dưới 18 tuổi bị cấm vào nhà thờ, bị cấm làm lễ rửa tội hoặc lễ ban phước.

Người sáng lập tổ chức chỗ ông Bascom, Giáo sư Plinio Corrêa de Oliveira đã viết một cuốn sách vào năm 1963 với tựa đề: “Nhà thờ và nhà nước cộng sản. Khó đồng tồn”.

Oliveira đã viết rằng “một chính quyền cộng sản chỉ trao quyền tự do tôn giáo có giới hạn cho một nhóm tôn giáo” để tạo ra một vẻ ngoài ‘tự do’ khiến những người chống cộng mất cảnh giác và cho phép nó xâm nhập, kiểm soát tôn giáo từ bên trong hướng tới mục tiêu cuối cùng là phá hủy tôn giáo, Bascom nói.

Điều này đã được nhìn thấy ở Trung Quốc. Trong Chiến tranh Lạnh, nó đã xảy ra ở Hungary và Cuba. Ông Bascom nói thêm rằng nó cũng đã được thử nghiệm ở Ba Lan và một số nước khác.

Hồng y Joseph Zen, giám mục danh dự của Hồng Kông, đã chỉ trích thỏa thuận của Vatican với Trung Quốc ngay từ đầu và gọi nó là một “sự phản bội”.

Hồi tháng 9, Hồng y Hồng Kông Zen 88 tuổi đã đến Vatican với hy vọng được gặp Giáo hoàng để cập nhật về tình hình ở Hồng Kông và Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc, tờ Daily Compass đưa tin.

“Ý tưởng về việc đạt được một thỏa thuận với Bắc Kinh là điều điên rồ. Nó giống như cố gắng đạt được một thỏa thuận với ma quỷ”, Hồng y Zen nói với Daily Compass về thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc.

Hồng y Zen đã không được tiếp kiến ​​Giáo hoàng Francis và phải quay trở lại sau 4 ngày, tờ Daily Compass đưa tin.

Thái độ của Giáo hội Công giáo đối với các chính quyền cộng sản đã thay đổi như thế nào

Chính sách của Giáo hoàng Francis “rất giống với những gì mà hầu hết những người tiền nhiệm của ngài đã làm, từ thời Giáo hoàng John XXIII,” người khởi xướng Cộng đồng Vatican II vào năm 1962, ông Bascom nói.

Các giáo hoàng trong quá khứ, kể từ thế kỷ 19 cho đến Cộng đồng Vatican II, đều hiểu chủ nghĩa cộng sản dựa trên cơ điểm thuyết vô thần, thuyết duy vật và thuyết tiến hóa của Darwin, và tin rằng mục tiêu cuối cùng của nó là lật đổ nền văn minh nhân loại và của tất cả các tôn giáo, Bascom nói. Nó được coi là một thứ “chính trị tôn giáo hợp nhất mang tính toàn trị”.

Chủ nghĩa cộng sản tìm kiếm “sự kiểm soát hoàn toàn xã hội” và “phá bỏ đức tin và xây dựng lại con người theo một hình ảnh hoàn toàn mới, chẳng hạn như ‘Người Xô Viết’. Do đó, nó bị Giáo hội Công giáo xem là mối đe dọa đối với nền văn minh và bị lên án mạnh mẽ”, Bascom nói.

Trong Công đồng Vatican II, điều này đã trở thành “một vấn đề nhức nhối”, Bascom nói, những người tham gia muốn Giáo hoàng Paul VI, người lãnh đạo Công đồng Vatican II sau khi Giáo hoàng John XXIII qua đời, lên án thứ học thuyế này vì nó tìm cách phá hủy gia đình truyền thống, hôn nhân truyền thống, các giá trị truyền thống của xã hội, và xóa bỏ sở hữu tư nhân.

Ông Bascom giải thích rằng theo Tuyên ngôn Cộng sản của Karl Marx, “chủ nghĩa cộng sản có thể được rút gọn thành một câu duy nhất, đó là bãi bỏ sở hữu tư nhân”, nhưng Mười Điều Răn của Chúa bảo vệ quyền sở hữu tư nhân.

“Người Công giáo luôn đi đầu trong cuộc kháng chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản, bất cứ nơi nào nó lan truyền đến, dù là ở Ba Lan, hay Hungary, hay Trung Quốc, Cuba, và đó là lý do tại sao những người cộng sản luôn tìm cách vô hiệu hóa mối đe dọa này bằng cách thực hiện các thỏa thuận với các nhà lãnh đạo Công giáo. Điều không may là một số trong họ [những nhà lãnh đạo Công giáo] có vẻ mềm yếu hơn những người khác”, ông Bascom nói.

Công đồng Vatican II đã được kêu gọi cải tổ để thích ứng với thế giới hiện đại. Cộng đồng này kết thúc vào năm 1965, và bị tái định hình thành Giáo hội Công giáo ngày nay, nhưng nó không còn lên án chủ nghĩa Mác nữa.

Related posts