- Allen Zhang
Tôi có những hiểu biết nhất định về AI (trí tuệ nhân tạo). Tôi đã dành một năm để nghiên cứu và học hỏi các thuật toán AI, thực hiện một số thử nghiệm và tìm hiểu phương thức tư duy của AI. Do đó, tôi muốn nói về một nguyên nhân mà người không hiểu về AI không thể nghĩ đến.
Rất nhiều người quỳ gối trước Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhưng tại sao Google, Twitter và Facebook lại quỳ trước ĐCSTQ một cách đáng khinh như vậy? Hoặc ngược lại, ĐCSTQ có thể dựa vào điều gì để khiến các công ty này phải quỳ gối? Một số người nói rằng đó là do nhiều công ty Trung Quốc quảng cáo trên Facebook. Nhưng họ quảng cáo để kiếm tiền ở thị trường Hoa Kỳ, không phải ở thị trường Trung Quốc và họ không bị kiểm soát bởi ĐCSTQ.
Vậy thì lý do là vì sao? Trên thực tế, phương thức này cũng giống như việc Trung Quốc chia sẻ thị trường để ép buộc các công ty đa quốc gia và chính phủ trên thế giới. Cùng là dùng thị trường để chiêu dụ các ông lớn công nghệ này, nhưng thị trường này khác với cái gọi là thị trường Trung Quốc trước đây. Thị trường này là thị trường “Dữ liệu” (data)! Không phải là thị trường hàng hóa theo nghĩa thông thường.
Về cơ bản, AI bao gồm 2 khía cạnh, một là thuật toán, hai là dữ liệu. Hơn nữa, khác với các chương trình máy tính thông thường trước đây, dữ liệu chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng, thậm chí mang tính quyết định trong AI. Có thể vì bạn có dữ liệu về một số phương diện, mà người khác không có, khi đó độ chính xác của thuật toán của bạn có thể cao hơn nhiều so với những khía cạnh khác. Ví dụ: Nếu bạn cũng dự đoán liệu một người tiêu dùng nào đó sẽ mua một sản phẩm nào đó hay không, nếu một thuật toán biết dữ liệu tiền lương của bạn và một thuật toán khác không biết, thì độ chính xác của các phán đoán của họ là hoàn toàn khác nhau. Trí tuệ nhân tạo cũng giống như một con người. Nếu bạn rất quen thuộc với người này, tất nhiên bạn có thể dễ dàng xác định sở thích, mong muốn và liệu họ có làm điều gì đó hay không. Càng thân thuộc thì bạn càng có thể phán đoán tốt hơn hành vi của một người. Điều này cũng đúng với AI. Càng có nhiều dữ liệu về mọi khía cạnh của bạn, nó sẽ càng có thể dự đoán tốt hơn hành vi của bạn.
Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa Trung Quốc và các nước bình thường! Trong một xã hội do ĐCSTQ cai trị, ĐCSTQ có thể có được các loại dữ liệu vô hạn của người dân! Nói tới mức lương của bạn, phạm vi hoạt động của bạn, nội dung các cuộc trò chuyện thông thường của bạn, mọi trang web bạn thường truy cập trực tuyến, mọi nơi bạn đến, mọi cuộc điện thoại bạn gọi và mọi lời bạn nói, ĐCSTQ biết tất cả! Toàn bộ đều là ăn cắp! Bởi ĐCSTQ có các thiết bị giám sát trên toàn quốc: Hiện tại, tất cả người dùng đều phải đăng nhập bằng tên thật (bằng cách ràng buộc số điện thoại di động của họ) trên toàn bộ mạng nội địa. Vì vậy các hoạt động trực tuyến của bạn bị giám sát. Người Trung Quốc tiêu dùng đều chi trả thông qua Alipay và WeChat. Có nghĩa là, tất cả các hoạt động của người tiêu dùng đều bị giám sát. Năm 2020, Trung Quốc có kế hoạch lắp đặt 626 triệu camera trên toàn quốc, tức là các hành vi hàng ngày của người dân đều bị giám sát! Ở các quốc gia bình thường, đây phần lớn là quyền riêng tư của người dùng nên hành vi trộm cắp của họ trong lĩnh vực này sẽ phải đối mặt với rủi ro pháp lý rất lớn. Một khi bị phát hiện có thể khiến công ty phải chịu một đòn giáng mang tính hủy diệt nên họ rất lo ngại. Nói cách khác, ở các quốc gia bình thường, thị trường “dữ liệu” này bị giới hạn, số lượng dữ liệu thu thập được cũng có hạn.
Vậy nên, hạn chế này được thể hiện ở hai khía cạnh: 1. Một là hạn chế về pháp luật và chính phủ vừa nêu trên. 2. Hai là, so với một chính phủ dân chủ, thì chính phủ độc tài toàn trị không những không ngăn cấm, mà còn thu thập dữ liệu quốc dân một cách tích cực, toàn diện và có hệ thống. Dữ liệu này là dữ liệu có thẩm quyền và chất lượng cao. Đối với Trung Quốc mà nói, do dân số Trung Quốc rất lớn nên tổng lượng dữ liệu cũng rất lớn.
Dữ liệu có hạn, thuật toán sẽ bị hạn chế. Chính vì vậy, lượng dữ liệu thô khổng lồ đó có sức hấp dẫn rất lớn đối với các công ty công nghệ này, cũng giống như máu tanh đang phun trào sẽ thu hút những con ma cà rồng đói vậy!
Tại sao các công ty công nghệ lại quan tâm nhiều đến điều này? Bạn có biết tại sao các công ty công nghệ này lại nghĩ ra nhiều cách để đánh cắp quyền riêng tư của người dùng hay không. Ngay cả tại phiên điều trần Quốc hội Hoa Kỳ cũng hỏi Zuckerberg (người sáng lập và điều hành mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook), rằng vì sao lại ăn cắp và làm rò rỉ quyền riêng tư của người dùng! Vì sao?
Vì thông tin là tiền! Họ càng biết nhiều thông tin của người dùng, thì các thuật toán quảng cáo của họ càng chính xác. Theo đó quảng cáo của họ càng chính xác và tỷ lệ người dùng mua sản phẩm được quảng cáo càng cao. Khi đó, các nhà quảng cáo càng có lợi nhuận và họ càng sẵn sàng đầu tư vào quảng cáo, họ lại càng có nhiều tiền. Không có tiền thì không thể tiếp tục tối ưu hóa hơn nữa các thuật toán. Doanh thu từ quảng cáo của Google chiếm 70,4% tổng doanh thu năm 2018. Doanh thu từ quảng cáo trên Twitter chiếm 82% và trên Facebook chiếm 98,5%! Tỷ trọng doanh thu từ quảng cáo càng cao thì họ càng dựa dẫm vào AI. Họ càng tin tưởng vào độ chính xác của AI và càng hy vọng thu được nhiều dữ liệu hơn. Bởi dữ liệu chính là nguồn sức mạnh thúc đẩy sự tiến hóa của các thuật toán!
Ngược lại, các công ty công nghệ cao khác, chẳng hạn như Apple, sẽ không quỳ gối trước ĐCSTQ về vấn đề này. Vì thu nhập chính của Apple đến từ việc bán phần cứng: iPhone, Mac, iPad. Họ không dựa vào quảng cáo hay AI. Nhưng ngành bán lẻ này cũng phải quỳ gối trước ĐCSTQ, những người tiêu dùng cuối cùng của ĐCSTQ.
Microsoft cũng tương tự, nhưng Amazon thì nhỉnh hơn một chút. Nói cách khác, họ cùng quỳ gối trước ĐCSTQ nhưng lại vì những lý do khác nhau. Người Trung Quốc không thể sử dụng Google, Facebook và Twitter thì tại sao họ lại phải quỳ gối trước ĐCSTQ? Lý do là gì? Vì sao trước đây Google có thể nói không với ĐCSTQ? Nhưng hiện giờ thì không? Bởi vì trước đây, kho dữ liệu còn non nớt và trí tuệ nhân tạo chưa phát triển.
Quảng cáo thực ra chỉ là một lý do đơn giản và trực tiếp. Lý do sâu xa hơn là tất cả các công ty công nghệ đều hiểu rất rõ, tương lai của mình nằm ở việc có nắm bắt được xu hướng tiếp theo hay không! Có thể nói xu hướng chung trong những năm 1990 là máy tính cá nhân; xu hướng những năm 2000 là Internet; xu hướng những năm 2010 là dữ liệu lớn; xu hướng những năm 2020 là trí tuệ nhân tạo. Các công ty công nghệ đều xuất hiện vào thời điểm lịch sử này và chìm nổi đều theo xu thế chung. Vì vậy, có thể nói, nắm bắt được xu thế sẽ nắm bắt được tương lai.
Lý do quan trọng hơn là, ĐCSTQ đã thu thập dữ liệu trên toàn cầu! Đó chính là 5G! Việc 5G thúc đẩy khoa học công nghệ là điều 4G không thể tưởng tượng được. Điều quan trọng nhất là Internet, bất kỳ vật dụng nào cũng có thể kết nối Internet toàn bộ. Tủ lạnh, đèn đường, ổ cắm, ô tô, mọi thứ bạn có đều ở một thế giới ảo khác. Trong trường hợp này, kho dữ liệu thu thập được từ con người có thể sánh với chiếc điện thoại di động đơn giản ngày nay không? Ngoài dữ liệu về con người, ĐCSTQ cũng có thể thu thập dữ liệu về môi trường xung quanh mọi người và thu thập dữ liệu về những người khác nhau trong cùng một môi trường hoặc những môi trường khác nhau! Đây là một sự thay đổi về chất!
Đương nhiên, bước đi này của ĐCSTQ đã bị Hoa Kỳ nhìn thấy, quả thực rất gay cấn! ĐCSTQ gần như đã thành công. Nếu 5G được triển khai trên toàn cầu, mọi người trên khắp thế giới sẽ chịu sự giám sát của ĐCSTQ. Lúc này, dữ liệu mà những gã khổng lồ công nghệ thông tin này có thể thu được từ mạng 5G toàn cầu của ĐCSTQ là vô cùng đáng kinh ngạc! Nếu nói, lượng dữ liệu trước đó là bể bơi trong sân sau nhà bạn, thì lượng dữ liệu 5G toàn cầu sẽ rất lớn! Vì vậy, đây là lý do tại sao ĐCSTQ dốc sức tham gia vào 5G. Đó cũng là lý do căn bản để quy hoạch, phát triển quốc gia. Nếu kế hoạch của ĐCSTQ thực sự được thực hiện, họ có thể thắng Hoa Kỳ 100%! Nếu tất cả các mạng thông tin của bạn đều thuộc về ĐCSTQ, bạn còn có thể làm được gì? Vũ khí của bạn còn có tác dụng nữa hay không? Lúc này mọi vũ khí của bạn đều không nghe lời bạn! Đây là một cuộc chiến bất đối xứng!
Trên thực tế, ngoài 5G, ĐCSTQ đã bố trí nhiều sự việc về khía cạnh này. Các kênh truyền thông nhiều lần đưa tin rằng ĐCSTQ đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ thông qua tin tặc và các phương tiện khác. Thậm chí một số dữ liệu chỉ có chính phủ mới được quyền sở hữu. Tháng 6/2019, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã thông báo khởi tố, cáo buộc tin tặc Trung Quốc đã đột nhập vào các công ty bảo hiểm y tế của Hoa Kỳ và đánh cắp thông tin y tế của gần 80 triệu người Mỹ. Tháng 2/2020, Hoa Kỳ cáo buộc tin tặc quân sự Trung Quốc xâm nhập Equifax, một gã khổng lồ của cơ quan xếp hạng tín nhiệm Hoa Kỳ, nhằm đánh cắp 145 triệu dữ liệu cá nhân, chưa kể đến dữ liệu thu được thông qua các ứng dụng di động như TikTok. Ngay cả Hoa Kỳ, ĐCSTQ cũng dám hạ thủ, huống hồ là các quốc gia khác?
Làm thế nào để sử dụng kho dữ liệu khổng lồ này? Đây là kho dữ liệu trong mơ của những công ty như Google, Facebook và Twitter. Do đó, ĐCSTQ hoàn toàn nắm được yếu tố quan trọng nhất trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo: Dữ liệu! So với việc nghiên cứu các thuật toán, đối với Trung Quốc mà nói, việc lấy được dữ liệu cơ bản không cần bất kỳ trí huệ hay sức lực nào, chỉ cần có quyền lực là được. Đối với nước ngoài thì cần có năng lực làm việc thấp hèn. Hai thứ này ĐCSTQ đều không thiếu!
Tới giờ đã có thể hiểu được, tại sao Twitter, Facebook và Google đều cố gắng trong tuyệt vọng trong khi chặn các tài liệu đen về nhà Biden, cố gắng bôi nhọ TT. Trump, thậm chí chặn cả bài phát biểu của TT. Trump và các nghị sĩ Đảng Cộng hòa. Vì họ thèm muốn kho dữ liệu trong tay của ĐCSTQ. Họ vẫn mơ về ngày ĐCSTQ kiểm soát thông tin toàn cầu và chưa chịu từ bỏ hy vọng. Dù 5G không còn nữa nhưng vẫn có thể có những cơ hội khác, có lẽ chỉ sau một thời gian ngắn mà thôi. Hoặc, ít nhất họ có thể sử dụng kho dữ liệu ĐCSTQ có được để tối ưu hóa AI của mình.
Có lẽ họ vẫn sẵn sàng đầu quân cho ĐCSTQ hoặc chính quyền cực tả. Bởi vì ngay cả khi không có ĐCSTQ, nếu hợp tác với chính phủ Biden, họ cũng có thể thu thập được nhiều dữ liệu hơn. Bởi chính phủ cánh tả sẽ có lý do cao cả để báo đáp các công ty đã ủng hộ của họ trong cuộc tổng tuyển cử. Vì vậy, đó chỉ là vấn đề thời gian. Còn chính quyền Trump dường như đang bảo vệ quyền riêng tư của công dân nhiều hơn. Với những phiên điều trần lặp đi lặp lại, họ đã hiểu ra rằng đây không phải là một đối tượng tốt để có thể hợp tác.
Chúng ta có thể thấy rằng, những gì các công ty công nghệ cao này mong muốn là kỷ nguyên tiếp theo: Kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo. Hơn nữa ĐCSTQ đã nắm được nguồn tài nguyên cốt lõi của kỷ nguyên này: Một kho dữ liệu khổng lồ về quyền riêng tư của người dùng trên toàn cầu. Đây là lý do tại sao những gã khổng lồ công nghệ lại cúi đầu trước ĐCSTQ.
Allen Zhang