Vì sao ông Tập Cận Bình vẫn chưa chúc mừng ông Joe Biden?

  • Trịnh Trung Nguyên

Sau khi ông Biden tuyên bố thắng cử tổng thống, một số kênh truyền thông Mỹ đã đưa tin về “chiến thắng” tự xưng này của ông, bất chấp  những tranh cãi đang diễn ra. Bầu cử Mỹ đang bước vào quy trình pháp lý, nhưng lãnh đạo của một số quốc gia không rõ “nội tình” nên đã nhanh chóng chúc mừng ông Biden. Tuy nhiên, điều kỳ lạ hơn nữa là bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình vẫn còn “án binh bất động”, dường như ông Tập hiểu rõ tình hình thực tế hơn những người khác.

Ảnh phải: Ông Tập Cận Bình ( Falt i det fri) – Ảnh trái: Ông Joe Biden ( Gage Skidmorei)

Truyền thông ĐCSTQ không đưa tin về chiến thắng của ông Biden

Tại Trung Quốc, báo cáo bầu cử Hoa Kỳ hiện tại vẫn dậm chân tại chỗ ở nội dung của ngày 7/11, chỉ nói rằng “theo tính toán của truyền thông Hoa Kỳ, vào ngày 7/11, ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ, cựu phó tổng thống Biden đã thu được hơn 270 phiếu đại cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020. Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, Tổng thống đương nhiệm Trump sau đó đã tuyên bố rằng cuộc bầu cử còn lâu nữa mới kết thúc.”

Trước Ngày bầu cử Mỹ, truyền thông ĐCSTQ từng đưa tin rằng các cuộc thăm dò của ông Biden rõ ràng đã vượt qua ông Trump, và tâm lý đặt cược của ĐCSTQ dành trọn vẹn cho ứng cử viên của đảng Dân chủ này. Vài ngày trước cuộc bầu cử, sau khi vụ bê bối giữa ông Biden và ĐCSTQ bị phanh phui, các kênh truyền thông ĐCSTQ thường vẫn có thói quen phủ nhận các vấn đề hoặc lên giọng đả kích, nhưng nay lại đột nhiên hạ giọng khác thường.

Sau Ngày bầu cử Mỹ, các kênh truyền thông ĐCSTQ đã trở nên thận trọng hơn, và hoàn toàn không đưa tin về “chiến thắng” tự xưng của ông Biden. Các kênh truyền thông này đột nhiên trở nên thậm chí còn “khách quan” hơn cả một số kênh truyền thông của Mỹ. Điều này thật kỳ lạ và bất thường.

Thái độ của giới truyền thông ĐCSTQ đương nhiên là biểu hiện thái độ của lãnh đạo cấp cao của đảng, ít nhất cho đến nay, ông Tập Cận Bình vẫn chưa có kế hoạch chúc mừng ông Biden, hoặc có thể là ông Tập không cho rằng ông Biden đã thắng cuộc.

Ông Tập Cận Bình vẫn chưa chúc mừng ông Biden

Hơn một tháng trước, ông Tập đã miễn cưỡng gửi lời hỏi thăm muộn màng đến Tổng thống Trump tận sau hơn 30 giờ ông trump bị nhiễm virus. Đến hôm nay, ĐCSTQ chắc hẳn đặt niềm hy vọng lớn lao vào ông Biden, người mà đảng đã chi rất nhiều tiền, do đó, thái độ “án binh bất động” của ông Tập lúc này không phải dựa trên sự công bằng và thận trọng, mà hẳn là vì quá rõ các chi tiết gian lận bầu cử ở Mỹ. Ngay cả nếu ông Tập có gửi điện mừng, hẳn đó cũng sẽ là một lời chúc mừng muộn.

Giả sử như ông Tập chúc mừng ông Biden và sau đó tòa án phán quyết rằng Tổng thống Trump thắng, thì rủi ro của chế độ ĐCSTQ sẽ là quá lớn. Lãnh đạo các quốc gia khác nếu đã gửi lời chúc mừng, lúc đó đương nhiên sẽ rất xấu hổ, nhưng chỉ cần họ thành thật xin lỗi thì cũng không phải là vấn đề đáng ngại gì lắm. Nhưng lãnh đạo ĐCSTQ thì khác, thói quen “giữ hình ảnh” là không cho phép họ đi xin lỗi hay thừa nhận sai lầm của mình. Mà rủi ro lớn hơn nằm ở việc xúc phạm trực tiếp đến Tổng thống Trump, đây là điều mà các nhà lãnh đạo cấp cao của đảng luôn cảm thấy e dè.

Truyền thông đảng thỉnh thoảng cũng có chế nhạo và châm biếm Tổng thống Trump, nhưng chỉ là nhanh chóng lóe lên và vội vàng vụt tắt. Nhiều nhất cũng chỉ là Bộ Ngoại giao ĐCSTQ xúc phạm Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và những người khác, nhưng một mực không dám xúc phạm hoặc vu khống Tổng thống Trump.

Không được phép công kích trực tiếp đến Tổng thống Trump, đây hẳn là nguyên tắc tuyệt đối của đảng. Các lãnh đạo đảng hẳn lo lắng rằng một khi Tổng thống Trump nổi giận, lực phản công sẽ không hề nhỏ, bao gồm các lựa chọn quân sự, và chế độ ĐCSTQ có thể rất nhanh sẽ không đủ sức chống đỡ.

Đánh giá của ĐCSTQ về cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ

Đối với cuộc bầu cử Hoa Kỳ, các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đột nhiên tỏ ra rất thận trọng, đương nhiên, các đánh giá nội bộ luôn được đưa ra bất cứ lúc nào. Trước mắt, phán quyết pháp lý cuối cùng chưa được xác nhận. Do đó, rất khó để Tổng Bí thư Tập quyết định có nên chúc mừng ông Biden hay không.

Tại sao đối với việc đánh giá vấn đề này, biểu hiện của lãnh đạo ĐCSTQ lại thận trọng hơn so với các lãnh đạo của các quốc gia khác? 

Tất nhiên là, các nhân viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hoa Kỳ và phụ tá của ông Tập luôn chú ý đến các loại thông tin, còn không thể rời mắt, thậm chí ngủ còn không ngon giấc. Các đặc vụ của đảng ở Hoa Kỳ vẫn không ngừng thám thính tin tức. Nhưng những hoạt động thu thập tin tức ở Mỹ như thế này, quốc gia nào cũng đều thực hiện. Chỉ có điều, rõ ràng là ĐCSTQ biết được nhiều thông tin nội bộ mà những người khác không thể biết. Mà khả năng rất lớn là  ĐCSTQ đã trực tiếp tham gia vào việc gian lận phiếu bầu, và đương nhiên trực tiếp nắm được nội tình.

Điều này có thể lý giải tại sao các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ lại thận trọng như vậy. Gian lận phiếu bầu không phải là khó điều tra. Các phiếu bầu gặp vấn đề có thể được truy tìm căn nguyên, nhưng một khi không thể truy tìm được căn nguyên, thì đó cũng chính là bằng chứng của sự gian lận. Hiện tại, có rất nhiều manh mối, và việc điều tra đòi hỏi thời gian và nhân lực, nhưng sớm muộn sự thật cũng sẽ được đưa ra ánh sáng.

Nếu không có ai truy cứu hay không có sự can thiệp của tư pháp, gian lận phiếu bầu có thể sẽ có cơ hội qua mặt luật pháp. Nhưng chỉ cần điều tra nghiêm túc thì không thể che đậy được. Các lãnh đạo cao cấp của đảng biết rất rõ điều này, vì vậy họ không lạc quan để tin tưởng vào “chiến thắng” của ông Biden. Mà với kết quả của phán quyết hợp pháp, khả năng giành chiến thắng của Tổng thống Trump có thể còn lớn hơn. Nếu các lãnh đạo cao nhất của đảng nhận định như vậy, họ đương nhiên sẽ không thiết tha chúc mừng ông Biden, chứ chưa nói đến việc dám xúc phạm Tổng thống Trump.

Báo cáo kỳ lạ của Tân Hoa Xã

Tân Hoa Xã chỉ nói rằng “giới truyền thông Hoa Kỳ ước tính rằng ông Biden đã giành được hơn 270 phiếu đại cử tri”, nhưng không đưa tin rằng ông Biden đắc cử tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là, tin tức của Tân Hoa Xã về chuyện này cũng rất tiết kiệm chữ, mà hiếm hoi lại sử dụng 4 bức ảnh khổ lớn cho bài phóng sự, dụng ý rất kỳ lạ.

Trong hình đầu tiên, một biểu ngữ ủng hộ ông Biden được hiển thị, nhưng nội dung chú thích chỉ đơn giản là “Mọi người tụ tập ở Quảng trường Thời đại, New York, Hoa Kỳ vào ngày 7/11”.

Trong bức hình thứ hai và thứ ba, có vẻ như ai đó đang ăn mừng, nhưng họ không rõ ràng là đang ủng hộ ai. Mô tả của các bức ảnh chỉ nói rằng “mọi người tập trung gần Nhà Trắng ở Washington, DC”, và “diễu hành trên đường phố New York, Mỹ.”

Bức ảnh thứ tư cho thấy rõ ràng những người ủng hộ Tổng thống Trump, và nội dung chú thích cũng rất rõ ràng, “Vào ngày 7/11, một số người ủng hộ ông Trump đã biểu tình ở Madison, Wisconsin.”

Báo cáo cũng cho biết, “Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng cuộc bầu cử này còn lâu mới kết thúc. Từ thứ Hai, nhóm vận động tranh cử của ông sẽ bắt đầu các thủ tục kiện tụng. Trước đó, chiến dịch tranh cử của ông Trump đã đệ đơn kiện ở nhiều bang về vấn đề kiểm phiếu, cáo buộc gian lận bầu cử.”

“Trước những thay đổi mới nhất của tình hình bầu cử, những người ủng hộ ông Biden đã xuống đường ăn mừng còn những người ủng hộ ông Trump xuống đường biểu tình.”

Những báo cáo như vậy tương đương với ngụ ý phủ nhận “chiến thắng” của ông Biden. Lập trường của giới truyền thông ĐCSTQ “trung lập” quả là hiếm thấy trong lịch sử truyền thông đảng. Đó đương nhiên chính là lập trường của lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ. Xem ra, các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ còn biết rõ nội tình gian lận bầu cử Hoa Kỳ và còn đưa ra lập trường rõ ràng hơn cả các kênh truyền thông Mỹ. Điều này thật đúng là quá mỉa mai!

Trịnh Trung Nguyên
(Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times)

Related posts