Vắc-xin TQ gây tác dụng phụ nghiêm trọng, Brazil ngừng thử nghiệm lâm sàng

  • Vương Quân

Cuối tháng 11, các nhà chức trách Brazil thông báo sẽ nhập khẩu 6 triệu liều vắc-xin viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) “CoronaVac” do công ty Sinovac Biotech Trung Quốc sản xuất, cùng nghiên cứu, phát triển và tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Hiện đã có phát hiện vắc-xin này gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khiến Chính phủ Brazil phải đình chỉ khẩn cấp việc thử nghiệm lâm sàng.

Vắc-xin viêm phổi Vũ Hán “CoronaVac” do Công ty Sinovac Biotech Trung Quốc sản xuất đã bị phản ứng phụ nghiêm trọng tại Brazil, chính phủ Brazil đã khẩn cấp đình chỉ thử nghiệm lâm sàng. (Nguồn ảnh:cadu.rolim /Shutterstock)

Ngày 21/10, ông Jair Bolsonaro, Tổng thống Brazil tuyên bố rằng, ông sẽ “không mua vắc-xin từ Công ty Công nghệ Sinh học Sinovac Biotech của Trung Quốc”, không để người dân Brazil trở thành “chuột bạch” cho các thí nghiệm của Trung Quốc. Bộ Y tế Brazil trước đó cũng cho biết, họ sẽ chỉ xem xét việc sử dụng vắc-xin thử nghiệm của Đại học Oxford và Zeneca Group PLC tại Vương quốc Anh, và không có kế hoạch mua vắc-xin từ Sinovac Biotech.

Tuy nhiên, sau 2 ngày, Cơ quan Thanh tra Y tế Quốc gia Brazil đã đột ngột thay đổi chính sách và đưa ra tuyên bố lật ngược lại tuyên bố của tổng thống trước đó. Họ nói rằng sẽ phê duyệt cho Công ty Công nghệ Sinh học Sinovac Biotech Trung Quốc làm đối tác nghiên cứu. Đồng thời, họ sẽ nhập khẩu 6 triệu liều vắc-xin viêm phổi Vũ Hán “CoronaVac” đang được nghiên cứu, cùng triển khai với Viện nghiên cứu Instituto Butantan ở Sao Paulo, và giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3 sẽ được khởi động.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Reuters, Cơ quan Giám sát Y tế Quốc gia Brazil đã thông báo vào ngày 9/11 theo giờ địa phương rằng, việc thử nghiệm lâm sàng đã bị đình chỉ khẩn cấp do “tác dụng phụ nghiêm trọng” của vắc-xin “CoronaVac” vào ngày 29/10. Tuy nhiên, cơ quan này không nói rõ, sự việc này liệu có xảy ra ở các quốc gia khác cũng tiến hành thử nghiệm hay không, cũng như không giải thích rõ lý do tại sao lại trì hoãn tới nay mới công bố những chuyện đã xảy ra vào tháng 10.

(Ảnh chụp màn hình website aljazeera.com)

Ngày 19/10, chính quyền bang Sao Paulo, Brazil đã chỉ ra rằng, trong số 9.000 tình nguyện viên đã được thử nghiệm của Công ty Sinovac Biotech giai đoạn 3, có tới 35% số người gặp tác dụng phụ, như đau đầu và sưng tấy tại vị trí tiêm chủng.

Ngày 20/10, ông Điền Bảo Quốc, Phó Cục trưởng Cục Khoa học và Công nghệ Phát triển Xã hội thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết tại một cuộc họp báo rằng, hiện 4 loại vắc-xin viêm phổi Vũ Hán của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3, tổng cộng có khoảng 60.000 người đã được tiêm thử.

Ông Điền Bảo Quốc thừa nhận rằng, vắc-xin viêm phổi Vũ Hán đã trải qua các thử nghiệm lâm sàng từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3 và đã được tiêm phòng ở người. Một số tác dụng phụ nhẹ đã xảy ra, bao gồm đau tại nơi tiêm chủng, sưng đỏ, sốt nhẹ và sốt.

Không làm chuột bạch cho Bắc Kinh, các nhóm người Brazil phản đối vắc-xin Trung Quốc

Ngày 1/11, hơn 300 người từ Brazil đã tập trung tại khu phố thương mại chính của Sao Paulo, phản đối Thống đốc Doria ủng hộ việc tiêm phòng bắt buộc vắc-xin viêm phổi Vũ Hán, và chấp nhận thử nghiệm vắc-xin tiềm năng do Công ty Công nghệ Sinh học Sinovac Biotech Trung Quốc phát triển.

Theo báo cáo của Reuters, ông Joao Doria từng bày tỏ ủng hộ việc tiêm phòng bắt buộc vắc-xin viêm phổi Vũ Hán sau khi vắc-xin này được phát hành. Điều này gây ra tranh chấp với Tổng thống Jair Bolsonaro, người đã tuyên bố sẽ cho mọi người được tự nguyện chọn lựa tiêm phòng hay không. Chánh án Tòa án Tối cao đã tuyên bố rằng, vấn đề này sẽ do tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng.

Người dân bang Sao Paulo biểu tình ủng hộ Tổng thống Bolsonaro. Trong đó, một người biểu tình cầm biểu ngữ ghi: “Chúng tôi không phải là chuột bạch”. Một người khác đeo khẩu trang cầm trên tay khẩu hiệu “Không cần vắc-xin”.

Andre Petros, một người biểu tình, nói rằng chúng tôi phản đối ông Doria, đại sứ của Trung Quốc độc tài. Ông ấy đã vi phạm mong muốn của chúng tôi và yêu cầu bắt buộc tiêm vắc-xin. Không nơi nào trên thế giới xảy ra điều này, thậm chí nó không xảy ra ngay cả ở Trung Quốc .

Ông Scott Rosenstein, Giám đốc Dự án Y tế Toàn cầu của Tập đoàn Á-Âu tại Hoa Kỳ chỉ trích rằng, Bắc Kinh luôn hy vọng sử dụng vắc-xin như một công cụ ngoại giao, hòng cố gắng cải thiện mối quan hệ với những quốc gia không hài lòng với hành động của Đảng cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn đầu của đại dịch, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.

Vương Quân

Related posts