Thiện Phong
Cuộc bầu cử năm nay vẫn chưa ngã ngũ, liệu Joe Biden có thể bước chân vào Nhà Trắng trước các cáo buộc gian lận hay không vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, ông Biden đang rất nóng lòng muốn thành lập một nhóm chuyển tiếp quyền lực tổng thống, ông còn nói rằng sẽ hợp tác chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo Sound of Hope.
Mahlet Mesfin, thành viên thẩm tra nhóm chuyển tiếp của ông Biden, gần đây đã kêu gọi tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, bao gồm trong lĩnh vực “chỉnh sửa gen”, nhằm đối phó với virus viêm phổi Vũ Hán.
Mahlet Mesfin, từng làm việc tại Phòng an ninh quốc gia và các Vấn đề Quốc tế trực thuộc Văn phòng Chính sách Khoa học & Công nghệ dưới thời chính quyền Obama. Mesfin hiện đang tham gia nhóm chuyển tiếp của Joe Biden, dẫn đầu một nhóm thẩm tra của Cục Nghệ thuật Nhân văn. Đồng thời, Mesfin cũng là một giáo viên thỉnh giảng tại Trung tâm Ngoại giao Toàn cầu Biden tại Đại học Pennsylvania.
Ngày 18/10, Mahlet Mesfin đã có bài đăng trên trang The Hill với tựa đề “Giải Nobel cho thấy vì sao Trung Quốc và Hoa Kỳ cần hợp tác trong lĩnh vực chỉnh sửa gen”. Trong bài luận, bà ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Mỹ. Bài báo này trọng điểm tập trung vào phản ứng của giới khoa học đối với Covid-19, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Mahlet Mesfin, không những không lên án ĐCSTQ đã phát tán virus ra toàn thế giới, ngược lại bà còn đổ lỗi cho “quan hệ song phương căng thẳng” là “việc chính trị hóa nguồn gốc và sự lây nhiễm của Covid-19” của chính quyền đương nhiệm. Bà than thở rằng những điều này đang “làm suy yếu triển vọng hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu y học”, bất chấp việc ĐCSTQ đã và đang đánh cắp một cách có hệ thống các bí mật khoa học, tài sản trí tuệ và dụ dỗ các nhà nghiên cứu của Mỹ.
Theo miêu tả của các quan chức Mỹ, ĐCSTQ đã “đánh cắp hàng loạt công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ” để “nâng cao sức mạnh quân sự và kinh tế của mình nhằm chiếm lĩnh vị trí thống trị trong lĩnh vực khoa học & công nghệ toàn cầu”. Mesfin đã phản ứng trước các quan điểm này trong một bài viết có tiêu đề “Cần cả thế giới để chấm dứt đại dịch” đăng trên tạp chí Foreign Affairs, trong đó tập trung vào việc thắt chặt mối quan hệ hợp tác Trung-Mỹ.
Mesfin cũng khen ngợi ĐCSTQ sáng suốt trong phương diện kiểm soát dịch bệnh tại đại lục, khi nói rằng “một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố lên mạng trình tự gien của loại virus corona chủng mới vào tháng 12, và những dữ liệu này đã cho phép giới khoa học quốc tế bắt đầu phát triển các xét nghiệm, chẩn đoán và đưa ra kế hoạch điều trị”. Nhưng trên thực tế, ngay cả vào thời điểm cuối tháng 12, các quan chức ĐCSTQ vẫn bịt miệng và đe dọa các bác sĩ đang cố gắng cảnh báo sớm cho công chúng về căn bệnh này, mà bác sĩ Lý Văn Lượng là một ví dụ.
Bà cũng than thở rằng “bệnh dịch đang xảy ra vào một thời điểm mà, chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trên thế giới”, đồng thời chỉ ra “sự cô lập và bài ngoại có thể cản trở việc ứng phó hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng toàn cầu này”.
Không những vậy, bà còn một lần nữa phản đối “những lo ngại của Mỹ về hoạt động gián điệp và chuyển giao công nghệ của ĐCSTQ”, khi cho rằng điều này “đã kìm hãm sự hợp tác khoa học giữa Trung Quốc và Mỹ”. Bà khẳng định việc hợp tác khoa học chuyên sâu giữa Mỹ và Trung Quốc đang bị hạn chế. Lấy ví dụ, Văn phòng chính sách khoa học và Công nghệ (OSTP) của Nhà Trắng không bao hàm các quan chức ĐCSTQ trong danh sách thảo luận với các đối tác nước ngoài.
Bởi vậy, không có gì lạ khi Mesfin đã có các bài phát biểu tại Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung năm 2015 và Hội nghị Chuyên đề Nghiên cứu Penn China 2020, trong đó bà yêu cầu hội đồng ủng hộ mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Những sự kiện này tại Đại học Pennsylvania đã thu hút sự tham gia của những quan chức cấp cao của Trung Quốc, bao gồm Hoàng Bình, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York. Hoàng Bình cũng đã có bài diễn văn khai mạc cuộc họp.
Có thể bạn quan tâm: