Phản ứng trước đòn gây áp lực mới từ Trung Cộng, Thủ tướng Scott Morrison khẳng định chính phủ sẽ không thay đổi lập trường, luôn đặt lợi ích quốc gia của mình lên hàng đầu và không việc gì phải xin lỗi.
Tuyên bố hôm thứ Sáu (20/11/2020) Thủ tướng Morrison bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc, theo đó Úc phải chịu trách nhiệm về quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Ông nhấn mạnh”
“Câu trả lời của tôi là Úc không làm điều đó và Úc sẽ không làm điều đó. Nếu đó là nguồn gốc của căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc, tôi có thể bảo đảm Úc sẽ tiếp tục là chính mình, chúng ta sẽ tiếp tục hành động vì lợi ích quốc gia của nước Úc”.
Như Việt Luận đã thông tin, Trung Cộng đã công bố cho truyền thông Úc hồ sơ về “14 điều bất mãn với Úc” vào hôm thứ Ba tuần qua (17.11.2020) tại Canberra.
Hồ sơ này được Tòa Đại sứ Trung Cộng trao cho ký đài số 9. Phát biểu tóm tắt khi trao bản sao các hồ sơ trên, viên chức Tòa đại sứ Trung Cộng oang oang tuyên bố: “Trung Quốc đang giận dữ. Nếu Úc muốn biến Trung Quốc thành kẻ thù, Trung Quốc sẽ là kẻ thù.”
Sự viện diễn ra sau nhiều tháng gây áp lực thương mại mà Úc vẫn không thay đổi lập trường, càng ngà càng cứng rắn hơn. Trong hồ sơ trên Trung Cộng nêu ra hàng loạt tội của chính phủ Úc như:
– “đánh chìm” thỏa thuận Vành đai – Con đường giữa tiểu bang Victoria với Trung Quốc.
– Báo chí Úc tràn ngập những thông tin và bình luận “đầy thù hận” về Trung Quốc.
– Tài trợ các nghiên cứu “chống Trung Quốc” tại Viện chính sách chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute).
– Lục xét các ký giả Trung Cộng và hủy visa các nhà nghiên cứu Trung Quốc.
– Làm mũi nhọn xung kích trong các diễn đàn đa phương về vấn đề Hồng Kong, Đài Loan và Tân Cương
– Kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch Covid-19
– Cấm Huawei tham gia mạng 5G vào năm 2018 và ngăn cản 10 dự án đầu tư của Trung Cộng trong lĩnh vực hạ tầng, canh nông và chăn nuôi.
– Úc luôn ám chỉ Trung Cộng là thủ phạm các vụ tấn công mạng dù không có bằng chứng.
– Không dính dáng gì tới Biển Đông, Úc lại là nước đầu tiên lên án Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc. Úc theo chân Mỹ, tuyên bố đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng là bất hợp pháp!
– Nhiều dân biểu- nghị sĩ Úc đưa ra những “lời miệt thị đáng phẫn nộ về đảng cầm quyền của Trung Cộng.
Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Úc nhấn mạnh thì 14 điểm “bất mãn” mà Trung Cộng nêu ra trong hồ sơ là những yếu tố then chốt với quyền lợi quốc gia và hoàn toàn phù hợp với những giá trị của Úc và tiến trình dân chủ công khai, do đó không thể nhượng bộ.
Bộ Ngoại giao khẳng định Úc là một xã hội dân chủ, với một nền báo chí tự do và một quốc hội dân chủ, nơi những thành viên dân cử có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình. Chính quyền Úc luôn sẵn sàng đối thoại thẳng thắn trong một cung cách xây dựng quan hệ giữa Úc với Trung Quốc, kể cả những bất đồng; và trao đổi trực tiếp giữa giới lãnh đạo chính trị,
Lập trường này được Thủ tướng Morrison củng cố với tuyên bố hôm thứ Sáu 20/11.
“Nếu có những lo ngại do tài liệu không chính thức từ Tòa đại sứ Trung Quốc cho rằng, Úc hành động vì lợi ích của chính chúng ta, có phương tiện truyền thông tự do, có các dân biểu nghị sĩ được bầu ra và có thể nói lên suy nghĩ của họ như một lý do để lo ngại, cũng như lên tiếng về nhân quyền phối hợp với các quốc gia khác trên các diễn đàn quốc tế, nếu đây là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong mối quan hệ đó, thì có vẻ căng thẳng đó là Úc chỉ là nước Úc mà thôi. Tôi có thể bảo đảm với quí vị rằng, chúng tôi sẽ luôn là nước Úc, luôn hành động vì lợi ích và phù hợp với các giá trị của chúng ta”, Scott Morrison
Phần Tổng Trưởng Thương mại Simon Birmingham thì tuyên bố không xem tài liệu bị rò rỉ nầy như là lập trường chính thức của Trung Quốc và nhấn mạnh: “Tôi sẽ không trả lời những cáo buộc không tên đã đưa ra”.
Về mặt quốc tế thì lối đe dọa này đã gây phản tác dụng. Tỏ ý ủng hộ Úc, Hội Đồng An ninh Quốc gia Mỹ ra thông cáo nhận định: “Trung Cộng từng tỏ ra khôn khéo hơn, trong nỗ lực can thiệp vào công việc quốc gia của các quốc gia. Tuy nhiên nhưng chính sách ngoại giao ‘Chiến lang’ của họ đang phản tác dụng, khi ngày càng nhiều quốc gia trên toàn thế giới ủng hộ nước Úc”.
Trong khi đó thì những nhân vật thân Trung Quốc tại Úc không ngớt cảnh cáo về nguy cơ của việc làm mất lòng Trung Quốc.
Trong số này có Giáo sư James Laurenceson. Giám đốc Viện quan hệ Úc – Trung (Australia-China Relations Institute : ACRI) thuộc đại học UTS. ACRI là một tổ chức đầy tai tiếng vì hoạt động bằng tiền của Trung Quốc, trước đây do cựu Thủ hiến Bob Carr điều hành.
Ông Laurenceson từng là chủ tịch Hội kinh tế Trung Quốc tại Úc (Chinese Economics Society of Australia( từ năm 2012 – 2014) và từng giảng dạy tại Đại học Sơn Đông ở Trung QUốc.
Theo ông này thì dự kiến GDP của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 1.9%, Mỹ giảm 4.3%, Châu Âu giảm 8.3%, Ấn Độ – ứng viên thay thế Trung Quốc – giảm 10.3%, ngay cả ASEAN cũng giảm 3.4%, do đó việc Úc gây sự với Trung Quốc là thiếu khôn ngoan.
Ông Laurenceson cho biết mặc dù căng thẳng chính trị giữa Úc với Trung Quốc đã tăng vọt trong năm 2020, Úc vẫn bán được nhiều hàng xuất cảng sang Trung Quốc hơn bao giờ hết. Ông nói: “Trong chín tháng đầu năm nay, 40.5% tổng xuất cảng hàng hóa của chúng ta là đến Trung Quốc, tăng so với mức 38% của năm ngoái,”.
Tuy nhiên sự khả quan này đang bị đe dọa nếu Trung Quốc trừng phạt.
Ông phân tích: “Vấn đề không chỉ đơn giản là tìm kiếm ai đó thích rượu vang Úc tại Việt Nam, quý vị cần phải xây dựng hình ảnh thương hiệu, mạng lưới phân phối, v.v. Nếu quý vị là một người trồng lúa mì, triển vọng bán lúa mì của bạn trên toàn cầu, cho dù là cho Trung Quốc hay ai khác đều khá tốt – có khá nhiều người mua, và bạn có một sản phẩm khá phổ thông. Nhưng điều đó sẽ trở nên khó khăn hơn khi bạn là một ngư dân đánh bắt tôm hùm, và Trung Quốc sẵn sàng trả nhiều hơn cho sản phẩm của bạn so với bất kỳ quốc gia nào khác.”
Liệu các thị trường khác có tốt hơn Trung Quốc về lâu dài?
Theo ông này thì việc Trung Quốc chèn ép công ty Úc “hoàn toàn là một rủi ro thực sự”, ông không tin rằng các thị trường thay thế cung cấp một lựa chọn an toàn hơn. Ông so sách với các thị trường khác:
“Khi bạn đi vào các thị trường thay thế, có những loại rủi ro khác mà bạn phải đối đầu, chẳng hạn như Việt Nam – đó cũng là một nhà nước Cộng sản độc tài, độc đảng.
Ấn Độ là một thị trường có tinh thần dân tộc cao, và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất kém. Trung Quốc mang lại rủi ro – đúng, những rủi ro đó đã tăng lên – nhưng điều đó so với các thị trường thay thế khác thì như thế nào?”.