Trung Quốc: Tái bùng phát dịch COVID-19, quan chức đẩy trách nhiệm

  • Tiểu Khuê

Dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái đã lan ra toàn thế giới, tính đến nay đã khiến hơn 1,42 triệu người tử vong. Tuy nhiên, giới chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn che giấu sự thật, đồng thời tự tâng bốc hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong nước. Dịch bệnh gần đây đã bùng phát trở lại ở nhiều nơi bao gồm Tân Cương, Thiên Tân, Thượng Hải, Phụ Dương, An Huy và Mãn Châu Lý, Nội Mông. Trong số đó, nhiều trường hợp đã được xác nhận ở Thiên Tân. Nhưng giới chức ĐCSTQ nói rằng nguồn lây nhiễm là từ đầu heo Bắc Mỹ và chân heo Đức.

Cảnh sân bay Phố Đông – Thượng Hải thời điểm hỗn loạn vì bất ngờ bị xét nghiệm tối ngày 22/11(Ảnh từ Epoch Times).

Truyền thông Trung Quốc đại lục đưa tin, có 8 người đã được chẩn đoán ở khu dân cư Khám Hải Hiên, quận cảng Đông Giang, Thiên Tân. Điều tra cho thấy, ca nhiễm đầu tiên trong khu dân cư này đã không đeo khẩu trang, mà còn ho, hắt hơi khi đi trong thang máy gây ô nhiễm môi trường, và khiến virus lây lan khắp cộng đồng. Các quan chức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thiên Tân nói rằng những ca nhiễm này không liên quan đến dịch bệnh ở kho lạnh Hải Liên, mà nguồn lây nhiễm đều là từ hàng đông lạnh nhập khẩu. Trong đó có bệnh nhân ở khu dân cư Hải Hiên là nhân viên bốc dỡ của kho lạnh, vận chuyển chân heo Đức bị nhiễm virus; và nguồn lây nhiễm ở Kho lạnh Hải Liên Thiên Tân là do đầu heo nhập khẩu từ Bắc Mỹ.

Do có dấu hiệu mở rộng của dịch bệnh ở Thiên Tân, gần một nửa số chuyến bay tại sân bay Tân Hải trong ngày 24/11 đã buộc phải hủy bỏ. Kể từ ngày 9/11, đã có ít nhất 7 ca nhiễm địa phương liên quan đến sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải. Ủy ban Y tế thành phố Thượng Hải đề cập đến một ca nhiễm mới tại địa phương là có liên quan đến nhân viên Công ty TNHH liên vận FedEx Express Chi nhánh Thượng Hải tại Nhà ga hàng hóa phía Tây của Sân bay Phố Đông. Gần đây, nhiều ca nhiễm địa phương mới ở Thượng Hải có liên quan đến sân bay này. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thượng Hải, ông Tôn Hiểu Đông (Sun Xiaodong) cho rằng nguồn lây nhiễm có thể là từ thực phẩm đông lạnh.

Ngày 25/11, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ông Mễ Phong (Mi Feng) cho biết, Trung Quốc đã có tổng cộng ít nhất 98 ca nhiễm địa phương mới được xác nhận trong 30 ngày qua, gấp 7,5 lần so với 30 ngày trước đó. Hầu hết các ca nhiễm là lây theo cụm, và sự lây lan của dịch có đặc điểm “từ vật sang người” và “từ người sang người”.

Tuy nhiên, ngoại giới nhận định rằng dịch bệnh chưa bao giờ biến mất tại nhiều địa phương ở Trung Quốc, và giờ đây khi dịch bệnh đã bùng phát trở lại, chính quyền địa phương không thể tiếp tục giấu giếm.

Ví dụ, tháng Sáu, khi dịch bùng phát ở Bắc Kinh, giới chức Trung Quốc đã “ném nồi” đổ vấy nguồn lây nhiễm sang cho cá hồi nhập khẩu; sang tháng Tám, khi xuất hiện ca nhiễm ở Thâm Quyến, giới chức lại đá trách nhiệm sang cho cánh gà Brazil đông lạnh; đến tháng Mười, khi một ca nhiễm được phát hiện ở Thanh Đảo, trách nhiệm lại bị đẩy sang cho cá tuyết đông lạnh; và vào tháng 11 này, khi có ca nhiễm ở Thiên Tân, giới chức liền đổ vấy cho chân heo Đức và đầu heo Bắc Mỹ đông lạnh.

Đáp lại, Bộ Nông nghiệp Đức tuyên bố rằng thịt lợn đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc từ thành phố Bremen, miền tây bắc nước Đức “không có khả năng gây ra dịch bệnh” ở Trung Quốc. Các nhà virus học tại Đại học Bremen, Đức cũng cho rằng điều này thực sự rất khó có thể xảy ra.

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Trung Quốc tiếp tục có các trường hợp được xác nhận ở Thượng Hải, Tứ Xuyên, Giang Tây, Chiết Giang, Hà Nam, Sơn Đông… Giới chức vẫn tiếp tục đem nguồn lây nhiễm đổ vấy thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, bao gồm cá chim đông lạnh từ Ecuador, các sản phẩm thịt lợn của Brazil, cá bơn , Thịt lợn Argentina, thịt cá Ấn Độ, thịt bò New Zealand nhập khẩu, v.v.

Chính quyền ĐCSTQ nói rằng nguồn lây virus corona mới (còn được gọi là virus Trung Cộng, COVID-19) được phát hiện là từ thực phẩm nhập khẩu. Đáp lại tuyên bố này, quan chức ngoại giao nghe cuộc họp báo tại WTO ở Geneva vào ngày 6/11 này, chỉ ra rằng việc chính quyền Trung Quốc cưỡng chế kiểm tra thực phẩm nhập khẩu và các hoạt động liên quan là phi khoa học, về cơ bản là tương đương với “các hạn chế thương mại bất hợp lý.” Hơn nữa, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh rằng con người có thể bị nhiễm virus phổi Vũ Hán khi tiếp xúc với thực phẩm đông lạnh hoặc bao bì sản phẩm.

Vì vậy, ngoại giới nhận định rằng ĐCSTQ luôn che giấu sự thật về đại dịch và “ném nồi” đổ vấy nguồn lây nhiễm cho nước ngoài. Do đó, tình hình chân thực về dịch bệnh ở các địa phương của Trung Quốc, ngoại giới khó có thể nắm bắt được.

Tiểu Khuê

Related posts