Thủ tướng Morrison sa bẫy Tàu?

Phạm Đức Đồng Hùng

Việc Thủ tướng Scott Morrison giận dữ phản ứng với dòng Twitt kèm hình ảnh giả của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên bị xem là hớ hênh, thậm chí “mắc bẫy Tàu.”

Sa bẫy Trung Quốc

Thủ tướng Morrison phản ứng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng hình bôi nhọ lính Úc - Ảnh 2.

Ngày 30.11.2020 trang Twitter chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa hình ảnh chỉnh sửa photoshop nhằm cáo buộc cái mà theo họ là các tội ác trong chiến tranh của lính Úc ở Afghanistan. Triệu Lập Kiên, người đăng tải hình ảnh gây tranh cãi này, viết anh ta đã bị sốc trước việc các quân nhân Úc sát hại người dân và các tù nhân Afghanistan và tuyên bố: “Chúng tôi kiên quyết lên án những hành động như vậy và yêu cầu họ phải chịu trách nhiệm”.

Bức ảnh có hình một người lính thuộc lực lượng SAS dùng dao cứa cổ một em bé Afghanistan có phần đầu bị cuốn trong lá cờ Úc. Đi kèm hình ảnh này là dòng chữ “Đừng sợ, chúng tôi đang tới để mang hòa bình cho các bạn”.

Ngay sau đó Thủ tướng Scott Morrison giận dữ tuyên bố Trung Quốc phải xin lỗi khi đăng hình ảnh giả về sự man rợ của binh sĩ Úc

Ngay lập tức bá Hoa Xuân Ánh, một phát ngôn viên ngoại giao khác của Trung Quốc, lên tiếng bác bỏ, cho rằng Úc cần phải “thấy xấu hổ về sự man rợ của mình”.

Song song với cặp nam nữ phát ngôn viên, Trung Quốc đã tung đội ngũ dư luận viên để “bới tung” vấn đề này lên.

Cyabra – công ty an ninh mạng của Do Thái – phát hiện 57% số tài khoản Twitter tương tác với bài đăng của ông Triệu là tài khoản giả mạo. Đây là “bằng chứng cho thấy một chiến dịch bóp méo thông tin quy mô lớn được dựng lên nhằm khuếch đại tin giả. Trong 1,344 tài khoản được nghiên cứu, đa phần chúng được lập vào tháng 11 và chỉ được sử dụng đúng một lần duy nhất là dẫn lại bài đăng của Triệu.

Nghiên cứu của của Đại học Kỹ thuật Queensland (QUT) thì cho thấy đa số các ý kiến bàn tán, phản hồi với Triệu Lập Kiên xuất phát từ Trung Quốc, MÀ Trung Quốc thì cấm sử dụng Twitter, chỉ cho phép cán bộ của mình sử dụng để đốp chát với Tây phương.

Nhiều bình luận tại bài đăng đến từ những tài khoản được lập ra trong vòng 24 giờ trước đó và có nội dung giống hệt nhau.

Tim Graham, chuyên gia an ninh mạng của QUT nhận xét: “Khi không nói về trẻ em Afghanistan, họ nói về Hong Kong (Trung Quốc). Điều đó cho thấy chúng (tài khoản) được lập ra phục vụ cho một chiến dịch cụ thể,

Bà Ariel Bogle, nhà nghiên cứu thuộc Viên Chính sách chiến lược Úc phát hiện những hành vi bất thường từ các tài khoản tương tác với bài đăng của họ Triệu, cho thấy các nhiều tài khoản được lập vào ngày 30.11 và 1.12 và chỉ theo dõi tài khoản của ông Triệu.

Xem ra, đây thực sự là “Bản giao hưởng” của những nhà tuyên truyền Trung Cộng,

Sự bộp chộp của TT Morrison

Như đã nói ở trên, việc Thủ tướng Scott Morrison giận dữ phản ứng với dòng Twitt kèm hình ảnh giả của Triệu Lập Kiên bị giới bình luận xem là hớ hênh, thậm chí là “mắc bẫy Tàu.”

Thứ nhất, đó là phản ứng đầy cảm tính. Chơi với một đối thủ mặt dày như Trung Quốc thì phải dùng lý trí và kinh nghiệm, nếu để cho cảm tính chi phối thì sẽ sa vào thế bị động.

Thứ hai, phản ứng không xứng tầm: TT Morriso không cần phải “hạ mình” đốp chát với Triệu Lập Kiên.

Theo cựu Thủ tướng Kevin Rudd thì trong việc này chỉ cần cho Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Frances Adamson lên tiếng, sau đó triệu tập Đại sứ Trung Quốc đến Bộ Ngoại giao để phản đối. Sau khi xong xuôi các thủ tục này, ông Morrison mới đủng đỉnh đưa vấn đề ra quốc hội và chính thức yêu cầu chính phủ Trung Quốc phải xem lại vấn đế.

Thứ ba, đây là vấn đề nhạy cảm và Trung Quốc có thể khai thác cơn giận của Morrison để phản tuyên truyền: giữa hai tội, tội giết 39 người dân vô tộ hay tù binh bị tước vũ khi và tội làm ảnh giả, tội nào đáng phẫn nộ hơn?

Thứ tư, vấn đề nhạy cảm này không quan trọng lắm so với những biện pháp khác. Thí dụ như từ tháng Hai đến nay, giới lãnh đạo Trung Quốc hầu như tuyệt giao, hoàn toàn không nhấc máy khi các giới chức tương nhiệm Úc muốn trao đổi qua điện thoại.

Tóm lại phản ứng của TT Morrison quá non nớt, dường như không có sự tham vấn với những giới chức ngoại giao và chính trị lão luyện khi chạm trán với một đối thủ khét danh là mặt dày và tim đen như Trung Quốc.

Mặt dày, tim đen

Ngày 11 tháng 12 năm 2001 Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) nhưng trước đó khá lâu, tạp chí Economist tại Anh đã ngờ vực: Thiết chế hiện hành của WTO chưa đủ để đối phó với mức độ phức tạp của một nước Trung Hoa cộng sản.

Không phải cho tới bây giờ mà từ nhiều năm trước, sự ngờ vực này đã trở thành một sự thật rành rành, tại sao?

Năm 1911 – trước cuốn Người Trung Quốc Xãu Xí cuả Bá Dương đến 74 năm – hình ảnh xấu xí của người Trung Hoa đã được trình làng trên nhật báo Chengdu, trong loạt bài về lý thuyết “Đen và dày” (Thick &Black) của một tác giả họ Lý. Đây là nỗ lực giải thích tính cách của người Trung Hoa, tương tự các loạt bài “Xét tật mình” của các thức giả Việt Nam trước đây.

Loạt bài khiến công chúng phản ứng dữ dội, cho rằng tác giả bô xấu dân tộc mình khiến tờ báo phải ngưng, không dám tiếp tục. Tuy nhiên, ngay sau đó tác giả cũng đã tìm cách tự xuất bản, và từ 1934 đến 1936, đã được tái bản nhiều lần.

 “Dày”, nói nôm na là mặt dày, mặt lì, tức không biết xấu hổ, không có lòng tự trọng. “Đen”, ngụ ý một tâm địa đen tối, ác độc. Theo tác giả thì “tim đen và mặt dày” là nguyên lý tự nhiên của cuộc sinh tồn khi mà nhu cầu của con người thì dường như vô hạn trong khi nguồn cung cấp chỉ dừng lại ở những mức giới hạn. Tranh đoạt nhau để sinh tồn, cái sự lì lợm và đen tối ấy là một trong những yếu tố của sự thành công.

Đọc sử Trung Quốc, dù là lịch sử cổ đại hay hiện đại, ai cũng ớn lạnh cho sự thâm hiểm và tàn độc của những mưu mơ chính trị nhằm loại trừ lẫn nhau. Thí dụ Tôn Tử Binh Pháp – vốn được xem là thể hiện cao diệu nhất của nghệ thuật điều binh khiển tướng Trung Hoa.

Hãy xem chiến thuật đua ngựa của Tôn Tẫn (Sun Bin), cũng một nhà binh pháp tiếng tăm thời Chiến Quốc, chúng ta đã có thể thấy được tính thực dụng của mưu lược chính trị Trung Hoa.

Theo lẽ thường, khi đua ngựa, chúng ta ai cũng nghĩ một sự tranh đua giữa những con ngựa có cùng khả năng theo đúng tinh thần thượng võ. Hay đơn giản hơn, hai bên sẽ sắp xếp để ngựa có thể đua theo từng cặp hạng: số một với số một, số hai với số hai, số ba với số ba và số bốn với số bốn. Tuy nhiên, xác suất chiến thắng ở một cuộc đua như thế mong manh quá. Chỉ ở mức 50%. Chiến thuật của Tơn Tẫn chắc chắn hơn: chấp nhận một trận thua thấy rõ để đổi lấy ba trận thắng thấy rõ, nghĩa là xác suất thắng trận đến 75%: cho hạng bét của mình đua với số một của đối phương, và rồi số một với số hai, số hai với số ba và số ba với số bốn. Thua một và thắng ba. Một kế hoạch như thế, xem ra có vẻ không được mã thượng nhưng lại giành chắc phần thắng, không chỉ ở trường đua mà cả ở chiến trường hay ở thương trường.

 Khi Hàn Phi Tử, nhà tư tưởng của phái Pháp gia sống vào thời Chiến quốc, không tin vào quan điểm “nhân chi sơ tính bản thiện” của Khổng Tử mà bác bỏ lề lối cai quản theo kiểu “nhân trị”; ông ta đã khởi xướng những phương pháp để đối phĩ với một xã hội tồn những con người “tim đen, mặt dày”. Suốt cuộc đời mình, theo Hàn Phi Tử, con người phải đấu tranh để chống lại những khuynh hướng tội lỗi đang ẩn nấp trong bản ngã của họ. Và như thế, xã hội chỉ có thể yên ổn với một hệ thống pháp luật nghiêm nhặt. Một ông vua sáng suốt là một ơng vua biết bỏ ngòai tai mọi lời nịnh bợ cũng như chỉ trích, tất cả những gì ông ta theo đuổi đều nên nhắm vào mục đích: phải mạnh hơn đồi thủ của mình. Mọi hành động, theo Hàn Phi Tử, phải nhắm đến việc bảo vệ sự sống cịn của mình trong một cõi nhân gian đầy tranh đoạt và thù nghịch.

Hán Cao Tổ, tức Lưu Bang thì đã lập ra nhà Hán với bộ mặt lì lợm và với trái tim đen tối siêu hạng của mình. Khi Hạng Vũ bắt cha Lưu Bang làm con tin, đe doạ sẽ chém chết; Lưu Bang thản nhiên: “Ta với ngươi cũng đã có thời là anh em. Cha ta cũng như cha ngươi. Ngươi muốn làm thịt cha, nhớ múc cho ta một chén!”

Tuy ai cũng một tâm điạ đen tối và một bộ mặt lì lợm, mỗi người lại mang mỗi vẻ, không ai giống như ai. Với tác giả họ Lý, cái sự đen dày ấy có nhiều thứ hạng.

Đầu tiên là hạng lừa đảo hay trộm cắp hạng bét, hạng người “đen như than và dày thành lũy”. Tuy nhiên, cho dù họ xấu xa như thế, có thể họ không hiểu được sự đen tối ngay trong tâm địa mình. Nếu hiểu, họ có thể cảm nhận được tội lỗi của mình.

Thứ ha là hạng người thứ hai lại là những bộ mặt “lì lợm vừa chai cứng”, những kẻ không hề có cảm giác tội lỗi và bất cứ lúc nào cũng có thể trơ trẽn nhìn nhận sự thiếu lương thiện của chính họ.

Hạng thứ ba mới là đáng sợ. Đáng sợ vì sự lì lợm đã vượt mọi khuôn khổ đến mức trở thành “vô hình”, sự “đen tối” của tâm địa đã đậm đặc đến độ trở thành “không màu”. Mục đích xấu xa ấy được che lấp dưới một bề ngồi đạo hạnh. Họ, nhẫn tâm đạt đến cứu cánh bằng mọi phương tiện nhưng vẫn đủ khôn khéo để được những nạn nhân tâng bốc tận mây xanh.

Lên cơn điên vì Trung Quốc

Với người Trung Quốc, nghệ thuật binh đao, về bản chất, cũng không khác nghệ thuật thương mãi gì mấy.

Đối phó với những mưu chước để giành chắc phần thắng rất ư là… binh pháp như thế, một doanh nhân người Pháp đã phát điên chỉ sau chín tháng làm ăn tại Trung Quốc. Đầu năm 1986 ông ta đã bị bắt và trục xuất sau một màn la hét và chửi bới om sịm giữa Quảng Trường Thiên An Môn.

Thời đó Trung Quốc vẫn còn rất cần sự đầu tư của Tây phương và ông ta được một công ty lọc dầu Pháp cử đến để điều đình một hợp đồng trị giá 500 triệu Mỹ kim với Bộ Ngoại Thương và Kinh Tế Đối Ngoại Trung Quốc. Ông ta đến để điều đình. Làm ăn với con cháu của những Tôn Tử, Ngô Khởi, Lã Vọng hay Tào Công… mà chỉ học hỏi về chúng một cách lờ mờ, đại khái; với những kiến thức rất ư hàn lâm.

Thoạt đầu, khi mới đặt chân đến Bắc Kinh, ông ta được đón tiếp bằng một lễ tiếp tân rất trọng thể, rườm rà và quy cách. Trong khi sự trịnh trọng này vuốt ve cái tôi của ông bao nhiêu thì nó cũng gây nên sự mệt mỏi về thể xác bấy nhiêu trong khi ngay ngày hôm sau lại phải ngồi vào bàn thương thảo.

Đã thế nữa, khi ông ta phải đơn thương độc mã đãu trí thì phía Trung Quốc lại vận dụng chiến thuật “xa luân chiến”. Mới ngày đầu, ông ta chi li giới thiệu về công ty mình cũng như những đề nghị về dự án; ngay ngày hôm sau, vì phải đối diện với một tốp cán bộ khác đến thay thế, ông ta buộc lòng phải lập lại từ từ A đến Z cái công việc vô vị ấy. Cứ thế, điên đầu và chán ngán với sư lập đi lập lại cùng một đề tài, những yếu kém, những sơ hở của ơng ta cứ dần dà bộ lộ qua những thay đổi trong ngôn ngữ, trong lập luận. Sau mấy tháng như vậy, cuộc thương thảo bị đình chỉ bất hạn định với một thơng điệp không chính thức về một vài thay đổi có lợi cho phía Trung Quốc như một điều kiện để tiếp tục dự án.

Chịu không nổi, ông ta phát điên, nhảy ra quảng trường Thiên An Môn chửi bới để rồi bị bắt, bị truc xuất!

Những nhà binh pháp Trung Hoa quan niệm rằng chiến tranh là một nghệ thuật bịp bợm nhằm lưà dối đối phương: dương đông kích tây, lộng giả thành chân, trong nụ cười cí con dao sắc hay giết gà để nhát khỉ… thì những giới chức ngoại giao hay thương mại của Trung Quốc cũng đã áp dụng y chang một sách lược như thế.

Trong cái gọi là “tam thập lục kế”, kế thứ tư dạy rằng nếu chúng ta dưỡng binh thì phải không quên sử dụng những phương pháp nghi binh để quấy đảo, không cho đối phương một phút thảnh thơi.

Vị doanh nhân phát điên kia, như đã thấy, cũng đã đương đầu với một tình trạng tương tự.

 Thay lời kết

Dĩ nhiên, trên đãu trường, của một cuộc đua hay của đời sống, ai mà không muốn giành lấy phần thắng về mình; tuy nhiên, phải thắng như thế nào, đó mới là vấn đề. Những thành công gầy dựng trên những cái giá hết sức đắc đỏ đối với người khác là một điều mà bất cứ ai có chút lương tri cũng phải đắn đo.

Hãy để ý chiến thuật mà những phái bộ ngoại giao Trung Quốc thường đem ra áp dụng trong những cuộc thương thảo về vấn đề lãnh hải. Nó cũng na ná những đường nét mưu lược của trò đua ngựa hay những cuộc thương thảo đã khiến vị doanh gia người Pháp phát rồ. Mở đầu những cuộc thương thảo về những tranh chấp lãnh hãi nặng tính kỹ thuật, bao giờ Trung Quốc cũng lớn giọng rằng chủ quyền của mình trên khu vực kia là điều “không thể chối cãi”, là một “sự thể hiển nhiên”; họ có ngồi vào bàn đàm phán, cũng chỉ để thể hiện một chính sách hiếu hòa với những xóm giềng của mình. Chính cái thái độ kẻ cả, làm cha thiên hạ đĩ đã giết chết mọi nỗ lực thương thảo: chuyện tranh cãi bây giờ lại dằng dai sa lầy xoay quanh sự khẳng định ấy, xoay quanh những điều như ý nghĩa của chữ này, chữ kia trong lời tuyên bố của mỗi bên. Bởi, đó là ý của họ. Họ muốn trêu ngươi, trêu để những tranh cãi vơ bổ ấy càng kéo dài chừng nào, càng tốt chừng ấy.

Thủ tướng Morrison bị sa bẫy do đã đính thân dây vào vụ tranh cãi này, đường đường là thủ tướng mà đi cãi cọ với một anh phát ngôn viên quèn của Bộ ngoại giao, đúng là dùng con ngựa hay nhất của mình để đấu với con ngựa kém nhất của đối thủ!

Related posts