Chứng khoán Trung Quốc và câu chuyện xếp hạng tín nhiệm ‘sáng nắng chiều mưa’

An Liên

Ảnh chụp màn hình Youtube/Financial Times

Trung Quốc đã trở thành thị trường trái phiếu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, thu hút dòng vốn 600 tỷ nhân dân tệ (91,7 triệu USD) trong 8 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, một loạt các vụ vỡ nợ gần đây của một số doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng cao nhất đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các dịch vụ xếp hạng trái phiếu trong nước, theo SCMP

Các nhà chức trách Trung Quốc đã nỗ lực đổi mới để khôi phục uy tín của các dịch vụ xếp hạng trái phiếu trong nước và xây dựng lại văn hóa tín dụng của đất nước sau một loạt các vụ bê bối và trừng phạt hiếm hoi gần đây. Trong khi các nhà đầu tư quốc tế đổ xô vào trái phiếu kho bạc và trái phiếu chính quyền địa phương của Trung Quốc vì lợi suất vượt trội so với các lựa chọn thay thế trên toàn cầu, thì những vụ vỡ nợ gần đây của một số doanh nghiệp nhà nước (SOEs) được xếp hạng hàng đầu, bao gồm Tập đoàn ô tô Huachen, đối tác Trung Quốc của BMW, Tsinghua Unigroup và công ty khai thác than quốc doanh địa phương Yongcheng đã gây ra tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng trên thị trường trái phiếu.

Sự hỗn loạn của thị trường cuối cùng đã buộc Ủy ban Ổn định và Phát triển Tài chính, cơ quan quản lý tài chính hàng đầu do Phó Thủ tướng Lưu Hạc đứng đầu, phải vào cuộc để củng cố niềm tin của các nhà đầu tư. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền địa phương vẫn sẽ tôn trọng những bảo đảm ngầm định cho khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước của họ và xếp hạng quá thuận lợi của các cơ quan xếp hạng trong nước vẫn ở mức cao.

Hôm 14/12, hãng xếp hạng tín dụng vàng thuộc sở hữu nhà nước Golden Credit Rating, tạo ra doanh thu 263 triệu nhân dân tệ (40,2 triệu đô la Mỹ) vào năm ngoái đã bị đình chỉ công bố xếp hạng chứng khoán mới trong ba tháng, ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương buộc tội tổng giám đốc và một giám đốc khác nhận hối lộ từ các công ty để tăng chỉ số xếp hạng các khoản nợ doanh nghiệp lên cao hơn.

Đây là một hình phạt lớn khác sau khi Dagong International bị đình chỉ thực hiện việc xếp hạng chứng khoán mới trong một năm vào năm 2018 sau khi nó tính phí quá cao việc cung cấp tư vấn cho các công ty được xếp hạng.

Alfred Schipke, cựu đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Trung Quốc, đã viết trong cuốn sách Tương lai của Thị trường Trái phiếu Trung Quốc, xuất bản năm ngoái:

Xếp hạng trái phiếu ở Trung Quốc rất thiên lệch, phản ánh cả yêu cầu phát hành chứng khoán nghiêm ngặt và bảo đảm ngầm định.

Alfred Schipke, cựu đại diện Trung Quốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã viết trong cuốn sách “Tương lai của Thị trường Trái phiếu Trung Quốc”, xuất bản năm ngoái.

Nghiên cứu của Schipke cho thấy hơn 95% trái phiếu phát hành ở Trung Quốc được xếp hạng AA trở lên, so với tỷ lệ tương tự ở Mỹ là dưới 6%.

Ba cơ quan trái phiếu quốc tế chính là Moody’s, S&P và Fitch Ratings đưa ra mức xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp ở mức thấp nhất là C, “được xếp hạng thấp nhất và thường bị vỡ nợ, ít có triển vọng thu hồi nợ gốc hoặc lãi”, theo Moody’s.

Pan Gongsheng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cho biết tuần trước rằng các cơ quan xếp hạng phải làm tốt hơn nữa vai trò là người gác cổng cho các nhà đầu tư trái phiếu.

Trung Quốc đã trở thành thị trường trái phiếu lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, thu hút dòng vốn 600 tỷ nhân dân tệ (91,7 triệu USD) trong 8 tháng đầu năm.

Bắc Kinh đang cố gắng loại bỏ các bảo đảm ngầm định của chính phủ đối với chứng khoán như một phần trong nỗ lực thu hút thêm các nhà đầu tư quốc tế.

Các nhà đầu tư Trung Quốc từ lâu đã cho rằng chính quyền địa phương đứng đằng sau hoặc ngầm bảo đảm các khoản phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp mà họ sở hữu hoặc kiểm soát, và sẽ cứu trọ các nhà đầu tư trong trường hợp công ty vỡ nợ.

Mao Zhenhua, người sáng lập Tập đoàn xếp hạng tín dụng Chengxin của Trung Quốc, điều hành một liên doanh với Moody’s, mô tả một số vụ phá sản gần đây như một thách thức đối với niềm tin thâm căn cố đế của thị trường rằng các doanh nghiệp nhà nước cuối cùng sẽ được chính phủ cứu trợ.

“Trong hệ thống xếp hạng, chúng tôi phải xem xét điều kiện tài chính của cá nhân [tổ chức phát hành chứng khoán] và các tổ chức hậu thuẫn của họ”, ông nói hôm 15/12.

Thật khó để có thể biết được một niềm tin như vậy sẽ phát triển như thế nào trong tương lai… Nhưng nó đáng được toàn xã hội suy ngẫm

Mao Zhenhua

Trong một báo cáo gần đây, Hiệp hội Quốc gia Các nhà đầu tư Doanh nghiệp vào Thị trường Tài chính Trung Quốc (NAFMII) đã xác định một loạt vấn đề về xếp hạng tín nhiệm. Lấy ví dụ, xếp hạng của 27 tổ chức phát hành chứng khoán, tương đương 4,59% tổng số các tổ chức, là khác nhau trên thị trường liên ngân hàng và thị trường trao đổi hối đoái vào cuối tháng Sáu. Con số này đã tăng lên 35, tương đương 7,4% vào cuối tháng 9.

Hiệp hội cũng lưu ý rằng có thể vì thế mà 17 trong số 136 tổ chức phát hành chứng khoán đã thay đổi cơ quan xếp hạng của họ trong quý 3 năm 2020 để nhận được xếp hạng cao hơn.

Trong khi đó, chênh lệch tín dụng ở Trung Quốc cao hơn nhiều đối với trái phiếu AAA, điển hình là nếu ở Mỹ sự khác biệt là 50 điểm cơ bản thì ở Trung Quốc số điểm khác biệt cơ bản sẽ gia tăng lên 87.

Trung Quốc có 15 cơ quan xếp hạng tín nhiệm, với thị trường trái phiếu liên ngân hàng, trái phiếu trao đổi và trái phiếu doanh nghiệp do các công ty trong nước chi phối.

IMF cho biết họ hy vọng rằng những gã khổng lồ xếp hạng quốc tế, chẳng hạn như S&P và Fitch vốn đã sở hữu hoàn toàn nhiều pháp nhân và giấy phép xếp hạng tại Trung Quốc, có thể giúp củng cố văn hóa và chất lượng xếp hạng tín dụng trong nội bộ ngành công nghiệp Trung Quốc lên cao hơn.

S&P Global China Ratings đã hoàn thành sáu xếp hạng vào năm ngoái, xếp hạng bốn công ty phát hành chứng khoán và hai chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp, tạo ra doanh thu 2 triệu nhân dân tệ, theo hồ sơ gửi NAFMII.

Related posts