Nhìn lại toàn cảnh WHO đồng lõa với ĐCSTQ trong đại dịch Covid-19

Thái Học

Ảnh chụp màn hình Youtube/Reason TV

Khoảng một năm đã trôi qua kể từ khi con virus sát thủ Covid-19 (virus viêm phổi Vũ Hán) xuất hiện tại đại lục và lây lan ra toàn cầu. Giờ là lúc thích hợp để nhìn lại toàn bộ quá trình lây lan của con virus, sự thông đồng có mục đích giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc “hỗ trợ” con virus tước đoạt sinh mạng của người dân toàn cầu.

Khi virus corona chủng mới (virus Đảng Cộng sản Trung Quốc – CCP virus) bùng phát lần đầu tiên tại Vũ Hán. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi đó đã thông báo cho toàn thế giới biết về virus bằng cách lặp lại lập trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về chủng virus này. Bản thông báo của WHO có sự mở đầu trùng lặp với các tuyên bố chính thức của chính quyền Trung Quốc về dịch bệnh, rằng có rất ít hoặc không có nguy cơ lây truyền vi rút từ người sang người, theo The Epoch Times.

Tuy nhiên, trong quá trình thu thập các bằng chứng, bao gồm cả tài liệu rò rỉ nội bộ thì phát hiện ra chính quyền TQ đã biết về mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch bệnh này và che giấu nó khỏi con mắt cả thế giới. Hậu quả là virus này đã lây lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 76 triệu người bị nhiễm và hơn 1,6 triệu ca tử vong trên toàn cầu (theo thống kê hiện tại).

Ngày càng nhiều quốc gia kêu gọi đánh giá lại phản ứng của WHO trước đại dịch.

Quá trình WHO đồng lõa với ĐCSTQ

Tháng 11: Theo tài liệu nghiên cứu được công bố trên tuần san y khoa Lancet và các tài liệu nội bộ do tờ South China Morning Post (SCMP) thu được, thì nhóm bệnh nhân đầu tiên được xác nhận đã bị nhiễm virus ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 năm 2019.

Tháng 12: Các trường hợp lây truyền từ người sang người được phát hiện vào giữa tháng 12, theo Tạp chí Y khoa New England.

Ngày 30/12: Bác sĩ Ai Fen, giám đốc khoa cấp cứu bệnh viện Trung tâm Vũ Hán đã chia sẻ với đồng nghiệp những phát hiện của mình về các trường hợp nhiễm bệnh, và cho rằng nó giống với “dịch SARS”. Sau khi các đồng nghiệp của bà đăng tải thông tin về căn bệnh lạ này trên mạng xã hội, thì họ đã bị cảnh sát Vũ Hán triệu tập.

Ngày 31/12:

ĐCSTQ ra thông báo chính thức đầu tiên về bệnh viêm phổi do virus mới ở Vũ Hán.

Về phía chính phủ Đài Loan cho biết, họ đã cảnh báo WHO về tính chất lây lan của căn bệnh này. Nhưng WHO đã không có bất cứ hành động gì cũng như hồi đáp lại lời cảnh báo của Đài Loan.

Tháng 1/2020:

Ngày 1/1: Theo một tài liệu nội bộ do tờ SCMP thu được, vào ngày 31/12, số bệnh nhân được xác nhận nhiễm virus ở Vũ Hán đã lên đến 266. Vào ngày 1/1, con số này đã tăng lên 381 trường hợp.

Ngày 5/1: Ủy ban Y tế Quốc gia TQ tuyên bố rằng “không có trường hợp lây từ người sang người nào được báo cáo”.

Ngày 10/1: Chính quyền ĐCSTQ cho phép công dân đi du lịch Tết Nguyên đán. Vũ Hán, một trung tâm giao thông lớn ở Trung Quốc, nơi mà có hàng triệu người đến và đi từ nơi đây. Tuy nhiên, WHO không có khuyến cáo nào về hạn chế đi lại và du lịch quốc tế.

Từ ngày 11-17/1/2020: Hai cuộc họp chính trị cấp tỉnh của ĐCSTQ được tổ chức tại Vũ Hán theo lịch trình. Trước cuộc họp, Ủy ban Y tế Vũ Hán khẳng định không có trường hợp mới nào kể từ ngày 3/1. Đến ngày 18/1, Ủy ban này báo cáo lại các trường hợp nhiễm bệnh mới.

Từ ngày 13-16/1: Thái Lan báo cáo có trường hợp nhiễm virus vào ngày 13/1, đây là trường hợp nhiễm đầu tiên được biết đến ngoài Trung Quốc. Một trường hợp khác được báo cáo ở Nhật Bản ngày 16/1. Trong khi đó, các nhà chức trách của ĐCSTQ tuyên bố rằng, ở Trung Quốc không có các trường hợp nhiễm bệnh nào bên ngoài Vũ Hán.

Ngày 20/1: Lần đầu tiên chính quyền ĐCSTQ thừa nhận rằng việc lây nhiễm từ-người-sang-người đang diễn ra.

Ngày 21/1: WHO tuyên bố rằng cần có các cuộc điều tra bổ sung để xác định mức độ lây truyền từ-người-sang-người của virus.

Ngày 23/1: Các nhà chức trách ĐCSTQ chính thức đặt Vũ Hán trong tình trạng phong tỏa nhằm ngăn chặn virus lây lan. Nhưng từ trước Tết Nguyên Đán cho đến khi đóng cửa, khoảng 5 triệu người đã rời khỏi thành phố.

Ngày 24/1: Đợt bùng phát lan sang 9 quốc gia bên ngoài Trung Quốc, bao gồm cả Hoa Kỳ và một số nước châu Âu. Các video lan truyền trên các trang mạng xã hội Trung Quốc cho thấy các bệnh viện ở Vũ Hán đã quá tải bệnh nhân, thiếu hụt trầm trọng nguồn cung cấp y tế. WHO cho biết còn quá sớm để tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Ngày 28/1: WHO cho biết: “Phái đoàn của WHO đánh giá cao các hành động mà Trung Quốc đã thực hiện để ứng phó với đợt bùng phát dịch bệnh cũng như tốc độ xét nghiệm virus và sự cởi mở trong việc chia sẻ thông tin với WHO và các quốc gia khác”.

Ngày 30/1: Các nhà chức trách TQ đã trích dẫn tuyên bố của WHO cùng ngày để chỉ trích Hoa Kỳ và các quốc gia khác vì đã sơ tán công dân của họ ra khỏi Trung Quốc và đóng cửa biên giới.

WHO thông báo họ “không có bất kỳ khuyến cáo nào về việc chế đi lại hoặc thương mại dựa trên thông tin dịch bệnh đang có hiện tại”.

Ngày 3/2: Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc nhận được lệnh từ ĐCSTQ về việc hạn chế đưa tin về bùng phát dịch bệnh.

Ngày 24/2: Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom tiếp tục tuyên bố: “Cho đến thời điểm này, chúng tôi thấy không có dấu hiệu của sự lây lan không kiểm soát ra toàn cầu của loại virus này”.

Ngày 29/2: WHO nói rằng: “Các quốc gia thực hiện các biện pháp kiểm tra y tế bổ sung, điều này can thiệp đáng kể đến lưu lượng truy cập quốc tế được yêu cầu để cung cấp thông tin phân tích sức khỏe cộng đồng và thông tin khoa học liên quan đến các biện pháp y tế đang thực hiện trong vòng 48 giờ”.

Ngày 2/3: Có tổng số 8.774 trường hợp lây nhiễm được báo cáo ở 65 quốc gia, với 128 trường hợp tử vong. WHO vẫn không tuyên bố đây là một đại dịch toàn cầu.

Ngày 9/3: Virus lây lan nhanh chóng ở một số nước Châu Âu. Nhiều quốc gia trên khắp thế giới bắt đầu thực hiện các biện pháp ngăn chặn như đóng cửa biên giới.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom nói rằng: “Đây sẽ là đại dịch đầu tiên trong lịch sử có thể kiểm soát được”.

Ngày 11/3: WHO tuyên bố virus viêm phổi Vũ Hán bùng phát thành đại dịch.

Ngày 14/3: Các nhà chức trách ĐCSTQ có vẻ gấp gáp muốn phục hồi sản xuất kể từ cuối tháng Hai. Các tỉnh và thành phố bên ngoài tỉnh Hồ Bắc hầu như không có ca nhiễm mới. Vào ngày 14/3, Vũ Hán chỉ báo cáo có 4 trường hợp mới được xác nhận. Tuy nhiên, tờ The Epoch Times lại thu thập được nguồn dữ liệu nội bộ của chính phủ về kết quả xét nghiệm axit nucleic, chỉ ra có 91 người ở Vũ Hán có kết quả xét nghiệm dương tính vào ngày hôm đó.

Ngày 20/3: Tổng Giám đốc WHO Tedros ca ngợi ĐCSTQ trên Twitter: “Lần đầu tiên, Trung Quốc đã báo cáo không có trường hợp nhiễm COVID19 trong nước ngày hôm qua. Đây là một thành tích đáng kinh ngạc, giúp chúng tôi tin rằng virus có thể bị đánh bại”.

Ngày 23/3: Các nhà tang lễ ở Vũ Hán đã bắt đầu phân phát bình đựng tro của những người đã chết vì virus ĐCSTQ. Theo số lượng linh cữu được phân phối bởi một nhà tang lễ lớn ở Vũ Hán, các cư dân mạng Trung Quốc tính toán rằng có hơn 48.000 người chết, gấp khoảng 19 lần so với số người chết trong báo cáo chính thức của ĐCSTQ.

Ngày 5/4: WHO nói rằng các nỗ lực ngăn chặn của chính quyền Trung Quốc có thể giúp các nước khác chống lại việc bùng phát dịch bệnh.

Ngày 7/4: Số ca lây nhiễm được xác nhận ở Hoa Kỳ đã vượt quá 360.000 vào 7/4 và số người chết vượt quá 10.000. Tổng thống Hoa Kỳ Trump đã chỉ trích WHO vì đã xử lý đại dịch không đúng cách và WHO đã “lấy Trung Quốc làm trung tâm”. Hơn một triệu người đã ký vào đơn yêu cầu Tedros Adhanom từ chức tổng giám đốc. Tedros Adhanom đã gián tiếp trả lời vào ngày 8/4: “Nếu ông không muốn dùng thêm nhiều túi đựng xác, thì ông không nên chính trị hóa nó”.

Ngày 24/4: Hơn một triệu người đã ký vào một bản kiến ​​nghị yêu cầu Tedros Adhanom từ chức tổng giám đốc WHO.

ĐCSTQ đã vi phạm Điều lệ Y tế Quốc tế

Là một trong 194 quốc gia đã ký vào Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) 2005 ràng buộc về mặt pháp lý, Trung Quốc đã vi phạm Điều 6 và 7, trong đó yêu cầu các quốc gia phải thông báo cho WHO về những đợt bùng phát dịch bệnh lớn.

1, ĐCSTQ đã trì hoãn thông báo công khai về đợt bùng phát dịch ở Vũ Hán gần một tháng.

2, ĐCSTQ đã trì hoãn việc công bố bằng chứng về sự lây truyền virus từ-người-sang-người trong gần một tháng.

3, ĐCSTQ tiếp tục cung cấp dữ liệu thiếu chính xác và thiếu minh bạch về các trường hợp bị lây nhiễm và tử vong.

WHO tạo điều kiện cho ĐCSTQ che đậy tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc

1, WHO giúp ĐCSTQ che đậy sự thật rằng dịch bệnh có thể lây lan từ người sang người.

2, WHO trì hoãn ban bố Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (Public Health Emergency of International Concern).

3, WHO trì hoãn tuyên bố virus là đại dịch toàn cầu.

4, WHO đã hạ thấp nguy cơ lây truyền của những người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng.

Quốc tế lên án ĐCSTQ

Các chính trị gia và nhà khoa học từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Canada, Úc và các quốc gia khác đã lên án sự thiếu minh bạch của ĐCSTQ và WHO.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 15/4 cho biết: “Chính quyền của tôi sẽ ngừng tài trợ cho WHO để tiến hành xem xét và đánh giá vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới trong việc quản lý sai trái và che đậy sự lây lan của coronavirus”.

Hoa Kỳ đóng góp gần 500 triệu USD mỗi năm cho WHO, gấp khoảng mười lần so với đóng góp của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo: “Mọi thành viên của G7 hôm nay đều thấy điều đó – với chiến dịch công bố thông tin sai lệch và thiếu minh bạch… Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tạo ra mối đe dọa lớn với sức khỏe và lối sống của chúng ta, sự bùng phát của virus Vũ Hán đã chứng minh rõ ràng”. (Trong cuộc họp báo vào 25/3).

Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro: “Về cơ bản, họ đã che giấu thông tin khỏi công chúng… Và có vết máu trên tay của họ [WHO]” (trong cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 12/4).

Một bức thư ngỏ của hơn 100 học giả và chính trị gia

“Nguồn gốc của đại dịch đang bị chính quyền ĐCSTQ ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc che đậy”. Các tác giả của bức thư ngỏ bao gồm Aaron L. Friedberg, Giáo sư Chính trị và Các vấn đề Quốc tế tại Đại học Princeton, và Giáo sư Jerome A. Cohen, giáo sư tại trường Luật, Đại học New York.

Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ

Ngày 24/3, Thượng nghị sĩ Josh Hawley đã đưa ra một nghị quyết kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về sự che đậy của ĐCSTQ đối với sự lây lan sớm của đại dịch.

Nghị quyết của Nghị sĩ Hawley kêu gọi Trung Quốc hoàn tiền cho tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng bởi virus do Trung Quốc đã nói dối về sự lây lan của dịch bệnh.

Tổ chức Xã hội Henry Jackson có trụ sở tại Vương quốc Anh

Viện chính sách tại Anh trong báo cáo tháng 4/2020 ước tính rằng chế độ Trung Quốc có khả năng bị kiện bồi thường thiệt hại hơn 4 nghìn tỷ USD vì sự vô trách nhiệm và thiếu vai trò khi là một nước lớn trong đại dịch.

Ủy ban lựa chọn đối ngoại, Hạ viện Anh

Báo cáo phát hành vào ngày 6/4/2020 cho biết: “Thông tin sai lệch về COVID-19 đã phải trả giá bằng mạng sống của nhiều người.”

“Phố Downing cho biết Trung Quốc phải đối mặt với các cáo buộc liên quan đến cách xử lý đại dịch của họ và có khả năng trở nên “bị cô lập” khi thủ tướng Boris Johnson đang đối mặt với áp lực phải hủy bỏ thỏa thuận với Huawei.”,

Theo Daily Mail

Related posts