70 nghị sĩ các nước G7 kêu gọi ứng phó với mối đe dọa từ ĐCSTQ

Tâm Thanh

Hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một triển lãm (ảnh: Reuters)

Khoảng 70 nghị viên ở các nước thuộc nhóm G7, bao gồm Hoa Kỳ, Đức, Pháp và Nhật Bản đã cùng nhau gửi một lá thư tới các nhà lãnh đạo chính phủ của 7 cường quốc công nghiệp, kêu gọi tất cả các nước hợp tác trong các lĩnh vực để cùng đối phó với mối đe dọa từ ĐCSTQ.

Theo báo cáo của Frankfurter Allgemeine Zeitung, người soạn thảo bức thư là Norbert Röttgen – chủ tịch ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đức. Nội dung bức thư tuyên bố rằng, việc ĐCSTQ áp dụng luật pháp quốc tế “một cách có chọn lọc” và thực hiện những hành vi hung hăng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đã tạo thành thách thức lớn nhất cho trật tự quốc tế sau Thế chiến II.

Vì thế, các nghị sĩ kêu gọi nhóm các nước G7 chủ động tấn công ĐCSTQ trên các lĩnh vực như cải cách các tổ chức quốc tế, tiêu chuẩn khoa học và công nghệ, nhân quyền, an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cuộc chiến chống dịch viêm phổi Vũ Hán.

Nghị sĩ Hoa Kỳ Anthony Gonzalez, cũng tuyên bố rằng, đánh giá từ các hành động của ĐCSTQ liên quan đến dịch bệnh, vi phạm nhân quyền, lạm dụng các tổ chức quốc tế và sự thù địch ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, mối đe dọa của ĐCSTQ là thách thức ngoại giao lớn nhất trong thời đại này. Hoa Kỳ cũng bị đe dọa giống như các đồng minh dân chủ khác, vì vậy 7 quốc gia của nhóm G7 nên đoàn kết để đối phó với ĐCSTQ.

Đây là lần đầu tiên các các nghị sĩ ở các nước thuộc nhóm G7 gửi thư cho chính phủ của 7 cường quốc công nghiệp đề nghị đối phó với mối đe dọa từ ĐCSTQ.

Tháng 3/2020, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã chỉ ra trong một cuộc họp báo sau cuộc họp video của các bộ trưởng ngoại giao nhóm G7 rằng, “ĐCSTQ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và lối sống của chúng ta, đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán là bằng chứng rõ ràng. ĐCSTQ cũng đe dọa, phá vỡ trật tự tự do và cởi mở, vốn là nền tảng cho sự thịnh vượng và an ninh chung của 7 nước chúng ta”.

Ông Pompeo kêu gọi các nước làm việc cùng nhau để bảo vệ Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác khỏi những ảnh hưởng xấu của ĐCSTQ và mối đe dọa của chủ nghĩa độc tài. Ông nói: “7 nước của chúng ta phải thúc đẩy các giá trị chung của chúng ta về tự do, chủ quyền, minh bạch và trách nhiệm giải trình, đồng thời thúc đẩy Liên hợp quốc duy trì các nguyên tắc này”.

Tháng 6 năm ngoái, trước khi luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông được ĐCSTQ cho thông qua, các nhà lãnh đạo ngoại giao của G7 và liên minh Châu Âu đã ra một tuyên bố chung về tình hình ở Hồng Kông, yêu cầu ĐCSTQ ngừng ban hành bộ luật này. Tuyên bố nói rằng “Đạo luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” sẽ làm suy yếu nghiêm trọng quyền tự trị của Hồng Kông và vi phạm lời hứa của Trung Quốc khi Anh trao trả chủ quyền của hòn đảo này cho Bắc Kinh vào năm 1997.

Related posts