Phong trào Người da đen danh quý (Black Lives Matter – BLM) đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình. Nghị sĩ người Na-Uy Petter Eide đưa ra đề cử sau khi các vụ bạo loạn BLM ở Mỹ đã dẫn đến cái chết của ít nhất 25 người.
Cơ sở lý luận của Eide cho việc đề cử là phong trào BLM ở Mỹ đã khiến các quốc gia khác nhận thấy sự phân biệt chủng tộc của chính họ, theo The Guardian.
Vào tháng 8, trong cuộc bạo loạn ở Kenosha, tiểu bang Wisconsin, kênh truyền thông CNN đã mô tả bằng một câu “hừng hực nhưng chủ yếu là hòa bình” liên quan đến hoạt động đốt phá ở thành phố nhỏ đó. Một báo cáo được công bố vào tháng 9 cho thấy trong số “2.400 địa điểm khác nhau trên khắp đất nước” đã xảy ra các cuộc biểu tình và bạo loạn, có khoảng 220 địa điểm trong số đó là xảy ra bạo lực. Portland, một trong những địa điểm có bạo lực, đã chứng kiến hơn 100 đêm bạo loạn liên tiếp“.
BLM được lãnh đạo bởi ba nhà hoạt động cánh tả cấp tiến, Patrisse Cullors, Alicia Garza và Opal Tometi.
Mặc dù có rất nhiều vụ bắt giữ được thực hiện trong các cuộc bạo loạn BLM kéo dài suốt mùa hè năm ngoái, những người ủng hộ đã thành công trong việc thuyết phục các công tố viên thả những kẻ bạo loạn khỏi nơi giam giữ và trong nhiều trường hợp đã bác bỏ cáo buộc.
Hạn chót cho các đề cử Giải Hòa bình là ngày 1/2. Năm ngoái, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ Donald Trump đã được đề cử cho Giải Hòa bình vì đã có đóng góp rất to lớn cho hòa bình giữa Israel và các nước láng giềng Ả Rập ở Trung Đông. Giải thưởng đó cuối cùng đã thuộc về Chương trình Lương thực Thế giới, một chi nhánh của Liên Hợp Quốc.