Điểm nóng tiếp theo của thế giới? Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan theo cách đặc biệt

Phụng Minh

Một chiếc tiêm kích F-CK-1 Ching-kuo của Đài Loan (ảnh: Reuters)

Quân đội Trung Quốc gần đây đã nhiều lần đưa máy bay quân sự xâm nhập Đài Loan gây ra căng thẳng quân sự trên khắp eo biển. Một số chuyên gia quân sự Mỹ đã phân tích rằng Trung Quốc có thể sử dụng con đường phi truyền thống để tấn công Đài Loan. 

Kênh Forbes đăng một bài báo vào ngày 29/1, phân tích rằng để tránh thương vong hàng loạt, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể không áp dụng các hoạt động đổ bộ bãi biển theo cách truyền thống.

Bernard Cole, Giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington, DC không cho rằng ĐCSTQ sẽ tiến hành một chiến dịch đổ bộ quy mô lớn, ông nhận định rằng quân đội Trung Quốc đã giấu trước một số tàu container lớn treo cờ nước thứ ba, neo đậu ở các cảng phía bắc và phía nam của Đài Loan (Cao Hùng, Keelung), và binh lính Trung Quốc cũng có thể giả vờ lên máy bay dân dụng. Trung Quốc hiện vẫn có nhiều máy bay đến nhiều sân bay khác nhau ở Đài Loan. “Chiến thuật đi đường vòng này vào Đài Loan có thể ngăn quân đội Trung Quốc bị mìn, tàu ngầm và tên lửa chống hạm của Đài Loan đánh chặn và tấn công”, ông cho biết.

Cole nói rằng một khi chiến thuật của quân đội Trung Quốc thành công, không cần phải tấn công các thành phố của Đài Loan từ đầu đến cuối, “họ đã ở đó rồi”.

không liên kết
Tàu hạng nặng dân sự ‘Zhen Hua 28’ hỗ trợ một cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc. Ảnh: Twitter, dẫn qua Forbes.

Bài báo cũng chỉ ra rằng đây không phải là âm mưu hư cấu, thực tế quân đội Trung Quốc đã tính toán sẵn chiến thuật đánh lén kiểu này, năm 2008, quân đội Đài Loan phát hiện ra Trung Quốc có ý định lén đưa quân vào miền bắc Đài Loan.

Yi Si’an, giám đốc cấp cao của “Viện Kế hoạch 2049”, một tổ chức tư vấn ở tiểu bang Virginia của Mỹ, cũng suy đoán rằng quân đội Trung Quốc có thể sử dụng tập trận như một lý do để thực hiện huy động quy mô lớn, bí mật lên máy bay dân sự, tàu dân sự đi giữa hai bên eo biển và ra khơi vào ngày diễn ra cái gọi là “cuộc tập trận”. Đến Đài Loan, quân đội sẽ lao ra khỏi bến kiểm soát ngay khi nó đến cảng để đổ bộ.

Trên thực tế, trong những tháng gần đây, ĐCSTQ đã không ngừng gia tăng uy hiếp về văn hóa và quân sự đối với Đài Loan, và thường xuyên cử máy bay quân sự bay qua đường ranh giới chia đôi eo biển. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thậm chí còn ngạo mạn hô hào rằng “Đài Loan độc lập có nghĩa là chiến tranh”.

Thượng tá Wu Qian, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đã đưa ra cảnh báo vài ngày sau khi máy bay chiến đấu và máy bay ném bom quấy rối đường trung tuyến của eo biển Đài Loan vào tháng Giêng.

Wu nói: “Chúng tôi long trọng cảnh báo những người ly khai Đài Loan này: Những ai đùa với lửa sẽ bị thiêu rụi, ly khai Đài Loan có nghĩa là chiến tranh”.

Thế giới bên ngoài lo ngại về việc liệu ĐCSTQ có dám gây chiến với Đài Loan hay không?

Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản đưa tin rằng ĐCSTQ thường xuyên sử dụng máy bay quân sự để quấy rối Đài Loan, có thể với mục đích uy hiếp hàng không mẫu hạm của quân đội Hoa Kỳ ngoài khơi vùng biển phía nam của Đài Loan.

Trong báo cáo thường niên mới nhất do “Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tiên tiến” của Washington công bố, người ta phân tích rằng những biến số quan trọng của ĐCSTQ là Đài Loan và Tập Cận Bình.

Theo báo cáo, một khi ĐCSTQ phát động cuộc chiến chống lại Đài Loan và thua cuộc, đó sẽ là một sự sỉ nhục đối với chế độ ĐCSTQ và khiến công chúng tức giận. Vì vậy, các nhà chức trách sẽ tránh mạo hiểm trong một trận chiến với Đài Loan, bởi vì một khi thất bại, họ cũng sẽ phá hủy sự ổn định của chế độ ĐCSTQ

Tờ Sydney Morning Herald trong bài báo “Vì sao Đài Loan có thể là điểm nóng tiếp theo của thế giới”, đã cho biết Wang Dingyu, một nhà lập pháp của Đảng Tiến bộ Dân chủ Đài Loan, cũng đưa ra chỉ trích, “Đài Loan chưa bao giờ trả một xu thuế nào cho ĐCSTQ, nhưng ĐCSTQ đã sử dụng các phương pháp ngoại giao và quân sự của họ đe dọa, quấy rối xã hội Đài Loan suốt 40 năm qua”.

Ông Wang nói rằng có bốn cuộc khủng hoảng tiềm tàng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương: Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan, Biển Đông và biên giới Trung-Ấn, trong đó Đài Loan có trong 3 khu vực. Tương lai của Đài Loan không chỉ liên quan đến 24 triệu người Đài Loan, mà cũng liên quan đến an ninh của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Wang Dingyu kêu gọi các nước nên gửi tín hiệu phản kháng rõ ràng tới ĐCSTQ: “Đây là lằn ranh đỏ. ĐCSTQ có thể tăng cường sức mạnh quân sự, nhưng không thể đe dọa quân sự đối với các nước láng giềng”.

Gần đây, tác giả Xiao Xinhuang cũng đã nhấn mạnh trong một hội nghị chuyên đề: “Chúng ta không được ảo tưởng về việc [có thể] chung sống với ĐCSTQ, không có bất kỳ cơ sở nào cho cho việc này”, theo Vision Times.

Related posts