Khi phong tỏa không kiềm chế được đại dịch, còn có những biện pháp nào?

Thanh Ngọc

Ảnh minh hoạ: Shutterstock.

Trong đại dịch Covid-19 đang xảy ra ở Trung Quốc và trên thế giới hiện nay, chính phủ và các chuyên gia đưa ra rất nhiều phương án ứng phó khẩn cấp: thường xuyên rửa tay, giữ vệ sinh, không đến nơi đông người, không ăn thịt thú hoang, cách ly những người có dấu hiệu bệnh để điều trị, còn tiến hành phong tỏa cả thành phố, cả tỉnh để ngăn dịch bệnh lây lan.

Những phương pháp này cũng đang ức chế sự lây lan của virus ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, ngay cả ở nơi áp dụng phong toả nghiêm ngặt như nhiều khu vực của Trung Quốc, dịch bệnh vẫn khó lòng kiểm soát thực sự. Vậy con người còn có những biện pháp nào khác để ứng phó với đại dịch ngoài các phương pháp nói trên? Chúng ta thử xem xét một góc nhìn khác qua bài viết của tác giả Thiện Nhân đăng trên Minh Huệ Net.

Đầu tháng 1 năm 2021, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành phong tỏa một số thành phố chính ở tỉnh Hà Bắc, trong đó có Thạch Gia Trang và Hình Đài. Mấy hôm sau, lệnh phong tỏa đã leo thang thành cách ly tập trung khi người dân được đưa tới những địa điểm nhất định để được cách ly.

Ngày 11 tháng 1, mẹ của một cháu bé ba tuổi sống ở Nam Cung, Thành phố Hình Đài đã đăng một thông điệp rằng khi mẹ con cô bị cưỡng chế phải ở nhà thì chính quyền đã khóa trái cửa nhà cô. Sau đó, cô được yêu cầu phải báo cáo cho một cơ sở cách ly tập trung ở Trường Trung học Cơ sở Phong Dực, mà những bất ổn ở đó còn khiến cô thậm chí còn lo lắng hơn.

Hiện tại, số khu vực có nguy cơ ở Trung Quốc đã lên đến 73 khu vực. “Thành tích vang dội” trong chống dịch trong tuyên truyền mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn rêu rao đã trở thành lời nói dối trắng trợn.

Trung Quốc: Trò chơi của những con số và che đậy

Lệnh cách ly tập trung đã được áp đặt ở nhiều nơi trên khắp Trung Quốc. Một cảnh quay video đăng trên mạng truyền thông xã hội cho thấy toàn bộ dân làng Tam Lý Trang ở Nam Cung, toàn bộ cư dân của thị trấn Tăng Thôn của Thạch Gia Trang (khoảng 20.000 người) và một số cộng đồng người ở Cáp Nhĩ Tân của Tỉnh Hắc Long Giang, đã được đưa đến các điểm cách ly chỉ định bằng xe buýt.

Tình trạng này đã gây nên sự hỗn loạn và lo âu trong dân chúng bởi ĐCSTQ luôn tuyên bố rằng đại dịch đã được kiểm soát. Thêm vào đó, chính quyền Trung Quốc cũng luôn lợi dụng đại dịch để truyền bá hệ tư tưởng cộng sản (rằng chỉ có Trung Quốc đạt được thắng lợi trong việc kiểm soát đại dịch) và hệ thống camera giám sát dày đặc (được tuyên bố là cần thiết để xác định và truy dấu vết các trường hợp nhiễm bệnh).

Một người đã chia sẻ trên mạng xã hội: “Một năm qua, chúng tôi đã được thông báo rằng các chiến dịch chống đại dịch đã thành công. Tại sao khi năm mới sắp đến tôi lại không được về quê vì số trường hợp được xác nhận là nhiễm bệnh gia tăng? Còn nữa, bao nhiêu người đã bị nhiễm bệnh mà vẫn không biểu hiện ra triệu chứng? Làm sao chúng ta biết được những người có triệu chứng đã đến những đâu?”

Việc chỉnh sửa các con số cũng xuất hiện trở lại. Theo thông tin từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, từ ngày 12-15 tháng 1, mỗi ngày, tỉnh Hà Bắc có 90 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh, riêng ngày 13 tháng 1 có 81 trường hợp.

Một người viết trên trang Weibo của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV): “Virus có giỏi toán đến mức có thể tính ra được số liệu sít sao đến thế không?” Một người khác viết: “Các quan chức chắc hẳn phải vất vả lắm mới làm ra được những con số tròn trịa đến vậy”. Một người nữa viết: “Tôi nghĩ những con số này không thể nào đúng. Những trường hợp được báo cáo đã tăng chóng mặt trong những ngày qua. Làm sao chúng ta lại không thấy điều đó ở những con số này?”

Kể từ đợt bùng phát đầu tiên vào năm 2019, ĐCSTQ đã che đậy nhiều trường hợp mà không có sự minh bạch hay nhất quán, khiến dân tình hoang mang, cứ đoán già đoán non không biết thực tế là thế nào.

Nhà dịch tễ học người Anh: Tác dụng giới hạn của phong tỏa

Ngày 22 tháng 1, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết tỷ lệ lây nhiễm virus corona vẫn ở mức “cao đến báo động”. Hơn nữa, Nhóm Tư vấn về Nguy cơ của Chủng Virus Hô hấp Mới và Mới Xuất hiện (Nervtag) của Anh đã kết luận rằng biến thể mới B117 có thể tăng tỷ lệ tử vong lên đến 30-40%.

Trong khi một số nhà khoa học đã hối thúc các biện pháp kiểm soát dựa trên diện lây lan của biến thể virus mới này thì ông Steven Riley của Đại học Imperial College London nhận thấy rằng đợt phong tỏa trên toàn quốc lần thứ ba được áp dụng gần đây ở Vương quốc Anh không có tác dụng mấy đối với công tác kiềm chế virus.

Mặc dù nhiều tiểu bang Hoa Kỳ có các biện pháp nghiêm ngặt để chống dịch, nhưng Tổng thống Joe Biden đã thừa nhận rằng tình hình sẽ tiếp tục xấu đi trong ngắn hạn.

Những điều này khiến người ta phải suy nghĩ lại về cái lợi cái hại của lệnh phong tỏa.

Một bài báo ngày 23 tháng 1 trên tờ New York Times đã trích dẫn một nghiên cứu trong tạp chí khoa học Science phân tích các trường hợp ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc trong đợt bùng phát đầu tiên. Mặc dù lệnh giới nghiêm và phong tỏa có vẻ giảm được sự lây lan của virus trong cộng đồng nhưng nó thực sự làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm trong các hộ gia đình. Một bài viết tương tự với tựa đề “Giới nghiêm có hạn chế tốc độ lây lan virus corona không?” cũng đã thảo luận về những mặt hạn chế của lệnh cấm nghiêm ngặt như kinh tế suy thoái đối với người lao động và gia đình họ. Nhà kinh tế học Maria Polyakova đã đặt câu hỏi: “Giới nghiêm có đáng hay không?”

Các chuyên gia y tế cũng có những mối quan ngại tương tự. Chẳng hạn, vào tháng 10 năm 2020, hơn 6.000 nhà khoa học đã ký đơn kiến nghị phản đối các biện pháp phong tỏa, cho biết nó đã gây ra những tổn thất không thể bù đắp. Đơn kiến nghị này được các đồng tác giả, là giáo sư Đại học Harvard Martin Kulldorff, giáo sư Đại học Oxford Sunetra Gupta và giáo sư Đại học Stanford Jay Bhattacharya, gọi là Tuyên bố Barrington vĩ đại.

“Là các nhà dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm và các nhà khoa học y tế cộng đồng, chúng tôi quan ngại sâu sắc về những tác động gây tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của các chính sách COVID-19 hiện hành, và khuyến nghị một cách tiếp cận mà chúng toi gọi là bảo vệ tập trung. Các chính sách phong tỏa hiện tại đang tạo ra những tác động tàn phá tới sức khỏe cộng đồng trong ngắn hạn và dài hạn”, một bài viết có tựa đề “ Hơn 6.000 nhà khoa học đã ký đơn kiến nghị ‘phản đối phong tỏa’ nói rằng việc này đang gây ra những ‘phá hoại không thể vãng hồi’”, được đăng trên tờ Newsweek ngày 7 tháng 10 năm 2020 cho biết.

Thụy Điển tin rằng cách tiếp cận không phong tỏa của nước này là chiến lược hiệu quả hơn để chống virus corona. Ông Peter Nilsson đến từ Đại học Lund cho biết vì kinh tế phát triển chậm lại, số người chết vì virus corona thấp hơn nhiều so với số người chết vì phong tỏa và kinh tế suy yếu do bị phong tỏa.

Miễn dịch cộng đồng không còn hiệu quả nữa

Các nhà khoa học đã tính đến miễn dịch cộng đồng để kiềm chế virus corona. Nguyên lý ở đây là, khi đạt đến tỷ lệ dân số miễn dịch – thông qua tiêm chủng hay lây nhiễm từ trước đó thì cộng đồng này sẽ tạo ra sự bảo vệ gián tiếp cho những người miễn dịch kém.

Nhưng điều đó không có tác dụng với virus corona. Lấy ví dụ, ông Nuno Faria đến từ Đại học Imperial College London ngạc nhiên khi thấy số ca nhiễm tiếp tục gia tăng ở Manaus, Brazil. Điều này thật khó hiểu bởi ông là đồng tác giả của một bài báo trong tạp chí Science ước tính rằng 3/4 cư dân của thành phố này đã nhiễm COVID-19, hơn mức đủ để có miễn dịch cộng đồng.

Phân tích kỹ hơn những mẫu bệnh phẩm thu được vào tháng 12 năm 2020, phát hiện ra một chủng virus mới gọi là P.1. Ông Faria nhận thấy chủng P.1 này còn né tránh được phản ứng miễn dịch của con người đối với chủng virus đã hoành hành ở thành phố này hồi đầu năm 2020. Cùng với biến thể mới B.1.1.7 phát hiện được ở Vương quốc Anh, các nhà khoa học hiện đang “tập trung vào một mối đe dọa tiềm tàng mới: các biến thể có thể thoát khỏi phản ứng miễn dịch của con người. “Thoát khỏi phản ứng miễn dịch” này nghĩa là có nhiều người từng nhiễm COVID-19 rồi vẫn có thể bị tái nhiễm, và các loại vắc-xin đã được kiểm chứng, đến lúc nào đó, lại cần được cải tiến”, theo bài viết trong tạp chí Science ngày 15 tháng 1 với tựa đề “Các biến thể virus corona mới có thể gây tái nhiễm nhiều hơn, cần phải có vắc-xin mới”.

Thực trạng này rất đáng báo động, bởi COVID-19 khác với các loại bệnh khác mà con người đã phải đối mặt. Theo một bài viết trong Tạp chí Y học New England Journal of Medicine tháng 7 năm 2020, trước hết, kháng thể có chức năng vô hiệu hóa virus của nó bị giảm mất một nửa chỉ trong vòng 36 ngày, trong khi các chủng virus corona khác như SARS và MERS có thể duy trì kháng thể ở mức cao trong một hoặc hai năm. “Kết quả này đưa ra cảnh báo về ‘những tấm hộ chiếu miễn dịch’ bằng kháng thể, miễn dịch cộng đồng, và có thể là tính bền vững của vắc-xin, đặc biệt là khả năng miễn dịch trong thời gian ngắn với các chủng virus corona thông thường ở người”, theo bài viết có tựa đề “Sự sụt giảm nhanh chóng kháng thể kháng SARS-CoV-2 ở những người nhiễm Covid-19 nhẹ”.

Thứ hai, với những biến thể mới được phát hiện ở Vương quốc Anh, Brazil, Nam Phi và California, hy vọng kiểm soát virus corona đang gặp phải những thách thức chưa từng có. Thứ ba, phát hiện gần đây về hiện tượng virus có thể né tránh các phản ứng miễn dịch có nghĩa là tương lai sẽ ảm đạm hơn người ta vẫn tưởng.

Quay trở về với những giá trị căn bản

Từ thời cổ đại, con người thuộc các nền văn hóa đã tìm hiểu nhiều vấn đề căn bản về sức khỏe, cuộc sống và xã hội. Chẳng hạn, trong cuốn Hoàng đế Nội kinh, một trong những cuốn sách được đánh giá cao nhất của nền y học Trung Hoa cổ đại, có một cuộc hội thoại giữa Hoàng Đế và Kỳ Bá, một thầy thuốc thời cổ đại.

Hoàng Đế: Trẫm nghe nói khi bệnh dịch tới, người ta sẽ lây nhiễm cho nhau, bất kể tuổi tác thế nào. Họ có những triệu chứng tương tự nhau và rất khó chữa trị. Có cách nào ngăn chặn sự lây nhiễm này không?

Kỳ Bá: Một người có chính khí thường trực bên trong thì tà khí không thể xâm nhập.

Điều này được minh chứng rõ ở Pháp Luân Công, môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Với mối liên hệ cố hữu với văn hóa truyền thống Trung Hoa, pháp môn này đã thu hút khoảng 100 triệu người học, giúp họ cải thiện sức khỏe và đề cao đạo đức.

Thần tích của Pháp Luân Công xuất hiện từ năm 1992, khi môn tu luyện này lần đầu tiên được truyền xuất ra công chúng. Trong Hội Sức khỏe Đông phương năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã giúp nhiều người được khỏi bệnh.

Một người phụ nữ trung niên tới Hội Sức khỏe này cùng chồng. Bụng bà to hơn cả bụng chửa chín tháng. Khi mọi người chứng kiến Sư phụ Lý Hồng Chí điều chỉnh thân thể cho người phụ nữ này, bụng của bà liền xẹp xuống. Mọi người sững sờ, lặng đi, rồi nổ một tràng pháo tay như sấm nổ. Người phụ này cùng chồng quỳ xuống để cảm tạ Sư phụ Lý. Họ còn viết luôn một bức thư cảm ơn và gửi tới ban tổ chức hội chợ.

Ông Lý Như Tùng, người quản lý hội chợ, cho biết phản hồi tích cực nhất mà họ nhận được từ khách tham dự là của Pháp Luân Công và lượng phản hồi lớn nhất nhận được cũng dành cho Pháp Luân Công.

Related posts