An Liên
Các nhà lãnh đạo của Nhóm G7 đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào thứ Sáu (19/2). Họ tuyên bố rằng sẽ tìm kiếm một biện pháp chung để chống lại các chính sách và thực tiễn “phi định hướng thị trường” của ĐCSTQ và đảm bảo thương mại toàn cầu đa phương công bằng. Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, Epoch Times đưa tin.
Nhóm G7 cho biết sau hội nghị trực tuyến: “Để hỗ trợ một hệ thống kinh tế toàn cầu công bằng và cùng có lợi cho tất cả mọi người, chúng tôi sẽ phối hợp với các nước khác, đặc biệt là các nước G20, bao gồm các nền kinh tế lớn như Trung Quốc”.
“Với tư cách là các nhà lãnh đạo, chúng tôi sẽ thảo luận các giải pháp tập thể để giải quyết các chính sách và thực tiễn phi định hướng thị trường, và chúng tôi sẽ làm việc với các nước khác để giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng ảnh hưởng đến tất cả các nước”, nhóm G7 nói.
Nhóm G7 cũng tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác về các vấn đề y tế để ứng phó với COVID-19 và tìm kiếm một hiệp ước y tế toàn cầu.
“Chúng tôi sẽ: ủng hộ một nền kinh tế và xã hội mở; thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu; sử dụng nền kinh tế kỹ thuật số với luồng dữ liệu tự do và đáng tin cậy”.
Ảnh hưởng kinh tế của Nhóm 7 quốc gia tổng cộng là 40 nghìn tỷ USD, chiếm gần một nửa quy mô kinh tế toàn cầu.
Nhóm G7 tuyên bố rằng họ sẽ “lấy Tổ chức Thương mại Thế giới đã được cải tổ làm trung tâm, chúng tôi sẽ hợp tác để thiết lập một hệ thống thương mại đa phương hiện đại, tự do hơn, công bằng hơn, dựa trên các quy tắc, thể hiện các giá trị của chúng tôi và đạt được tăng trưởng cân bằng. Ngoài ra, chúng tôi sẽ cố gắng đạt được giải pháp đồng thuận cho các vấn đề thuế quốc tế trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trước giữa năm 2021″.
Chính sách kinh tế phi thị trường của ĐCSTQ luôn bị các nước phương Tây lên án. Họ tuyên bố rằng hệ thống thương mại hiện tại đã không thể ngăn chặn những hành vi xấu của các nền kinh tế phi thị trường như Trung Quốc (ĐCSTQ).
Bộ trưởng Ngoại giao Anh về Thương mại Quốc tế, Liz Truss tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào ngày 29/1 đã cáo buộc ĐCSTQ ép buộc chuyển giao công nghệ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và trợ cấp từ các doanh nghiệp nhà nước đã khiến người dân mất lòng tin vào hệ thống thương mại toàn cầu.
Vương quốc Anh cũng đề xuất hợp tác với Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia khác để trấn áp các khoản trợ cấp không công bằng của ĐCSTQ đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Để đối phó với vấn đề vắc-xin do virus Vũ Hán của Trung Quốc gây ra, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã hứa tặng phần lớn nguồn cung vắc-xin còn lại của Vương quốc Anh cho các nước nghèo tại cuộc họp G7 vào thứ Sáu.
Ông kêu gọi các nước giàu ủng hộ mục tiêu 100 ngày để phát triển vắc xin mới cho các căn bệnh mới nổi trong tương lai.
Thủ tướng Johnson cho biết trước thềm cuộc họp G7 rằng ông sẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm ra nguồn căn chính xác của Covid-19 tại hội nghị thượng đỉnh.