Nước Mỹ trong con mắt một người nước ngoài, người chứng kiến những điều được cho là bộc lộ bản chất xã hội cơ bản của quốc gia này.
Texas nằm ở miền nam Hoa Kỳ vốn thường có mùa đông ấm áp, nhưng năm nay đã trở lạnh bất thường, khiến hệ thống năng lượng xanh (gió, mặt trời) bị đông cứng ảnh hưởng tới sản lượng điện. Đã xảy ra mất điện trên diện rộng và kéo dài, người dân vừa phải chịu cái rét thấu xương của thời tiết, vừa không có điện sưởi ấm và mất nước.
Giáo sư Ông Đạt Thụ (Weng Darui) của một trường Đại học Trung Quốc hiện đang sống ở Hoa Kỳ, đã đăng bài viết có tựa đề “Đây là nước Mỹ mà tôi biết” trên trang Facebook của mình vào ngày 20/2, kể về hai câu chuyện ngắn xảy ra ở Texas, được Vision Times dẫn lại.
Ông Đạt Thụ đã viết trong bài đăng của mình: “Hoàn cảnh khó khăn cũng là thời điểm để phát huy hết nhân tính. Hôm nay có hai tin tức từ các phương tiện truyền thông, đều cho tôi thấy bản chất xã hội Mỹ mà tôi biết ban đầu.
Đầu tiên là tin tức được xem nhiều nhất trên Washington Post, nói về một siêu thị ở Austin, Texas. Câu chuyện dựa trên một bài đăng trên Facebook.
Sau khi trận bão tuyết đổ bộ Texas, người dùng Facebook này đã đi mua sắm, lúc đó siêu thị rất đông đúc. Mất điện xảy ra đột ngột, tất cả các máy tính tiền đều bị tắt, thẻ tín dụng không sử dụng được, nhưng hầu hết khách hàng không có tiền mặt.
Khách xếp hàng chờ thanh toán chưa biết làm sao thì nhân viên đã vẫy tay bảo họ di chuyển ra lối ra chứ không ai yêu cầu họ trả hàng lại kệ. Người dùng Facebook này đã bước ra khỏi siêu thị trong nước mắt.
Bãi đậu xe đầy bùn đất lầy lội, có người trượt chân ngã, có người làm rơi vật phẩm vừa lấy được. Các khách hàng vô cùng xúc động trước hành động giúp nhau xếp đồ lên xe. Xe của một bà già bị trượt và một số người đàn ông có mặt đã giúp bà đẩy xe lên đường.
Bài đăng trên Facebook này đã lan truyền ở Hoa Kỳ và thu hút sự chú ý của Washington Post. Khi phóng viên gọi điện phỏng vấn, siêu thị chỉ xác nhận sự việc và từ chối phỏng vấn. Đúng là “hành thiện không cần người biết”.
A Texas grocery store lost power and let people leave without paying. Shoppers paid it forward. https://t.co/awKe0decz4— The Washington Post (@washingtonpost) February 20, 2021
Thứ hai là bản tin của CNN, kể về sự kiện cũng xảy ra ở Austin, Texas. Xe của nữ nhân viên giao hàng trượt bánh đâm vào vườn hoa trước sân một ngôi nhà. Chủ nhà chạy ra kiểm tra xem tài xế có cần giúp đỡ gì không, thì phát hiện xe bị kẹt cứng.
Người giao hàng đã gọi xe cẩu đến giúp nhưng điều kiện đường xá quá xấu khiến xe kéo không thể tiếp cận. Chủ nhà đã mời người giao hàng vào nhà chờ. Đeo khẩu trang, cô hồi hộp chờ đợi trong căn bếp của gia đình nọ mà không biết rằng điều này sẽ kéo dài trong 5 ngày.
Gia đình này là một cặp vợ chồng trung niên da trắng, người giao hàng là một phụ nữ trẻ da đen. Hai vợ chồng để người giao hàng ở tại phòng cho khách và lo cơm nước cho cô. Trong 5 ngày này, người giao hàng nhiều lần muốn đến khách sạn nhưng chủ quán không cho cô đi vì khách sạn không cung cấp đồ ăn.
Họ đã sống với nhau trong 5 ngày như một gia đình. Cặp đôi còn cùng người giao hàng tổ chức bữa tối cho ngày lễ tình nhân; người giao hàng cũng nướng bánh dừa cho hai vợ chồng nếm thử. Hai chú chó con của chủ nhà cũng trở thành bạn tốt của cô.
Tôi thực sự thích một câu chuyện nhỏ ngọt ngào như vậy. Các bên là những người bình thường trong cuộc sống, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn, và truyền cảm hứng cho khía cạnh tươi sáng nhất của bản chất con người. Đây chẳng phải chính là nước Mỹ mà tôi đã từng biết sao?!”
Cư dân mạng để lại lời nhắn:
Bài đăng thu hút sự cộng hưởng của đông đảo người dùng mạng nói tiếng Hoa, Vision Times đã tổng kết một số bình luận:
@ Chao-hsu Chen: “Tôi đã ở Đài Loan và ở Hoa Kỳ từ khi còn là một đứa trẻ. Đây là điều mà tôi biết về Hoa Kỳ. Hầu hết người Mỹ đều tốt bụng nhưng không muốn được biết đến, vì vậy một số tương đối ít những người Mỹ lệch lạc đánh mất trái tim nhân hậu nhưng lớn tiếng khiến người ta nghĩ rằng Hoa Kỳ hiện nay đang sa đọa về mặt đạo đức! ‘Giáo dục đời sống’ mà thế hệ trẻ ở Bắc Mỹ nhận được rất tốt, cảm ơn bạn để chia sẻ những câu chuyện tích cực này!”
@Lazy Sherry: “Nếu mất niềm tin vào tình yêu, xã hội đó sẽ dần trở nên thực dụng. Đọc truyện như vậy sẽ cảm thấy muốn khóc!”
@Dương Trí Thanh: “Mặc dù ở Mỹ có sự phân biệt chủng tộc, nhưng đó chỉ là thiểu số. Nước Mỹ vẫn có nhiều người tốt. Khi tôi mới đến Mỹ, xe bị hỏng vài lần, và có những người tốt bụng đã giúp tôi giải quyết vấn đề này. Một số người thậm chí còn bỏ dở công việc để giúp bạn đẩy xe hàng. Mấy ngày hôm trước có bài báo đưa tin một cửa hàng tạp hóa ở Texas đã không thể mở cửa trong vài ngày. Nhưng họ đã lấy hết các mặt hàng trong cửa hàng ra đặt chúng ở lối vào cửa hàng để người khác tới nhận. Người nhận cũng xếp hàng để nhận và không có sự tranh giành, chỉ lấy một phần nhỏ những gì mình cần và cho người khác cơ hội”.
@Thần Mê: “Năng lượng tích cực sưởi ấm trái tim mọi người. Nếu bạn tránh xa chính trị và quyền lực, nhân tính thiện lương liền biểu hiện xuất lai”.