SBS ngưng phát chương trình Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền

SBS to temporarily stop airing Chinese state TV amid concerns over forced  prisoner confessions - ABC News
Các cảnh thú tội trên CCTV

Hôm thứ Sáu tuần qua (5.3.2021) Đài SBS thông báo sẽ ngừng phát sóng các bản tin của hai đài truyền hình Trung Quốc sau khi nhận thư khiếu nại của tổ chức bảo vệ nhân quyền Safeguard Defenders, và lời khiếu này này xuất phát từ thư than phiền của một ký giả Anh.

Lý do là truyền hình Trung Quốc thường xuyên chiếu cảnh các tội phạm thú nhận tội lỗi trên truyền hình và theo cái nhìn của phương Tây thì việc này đã vi phạm đến nhân quyền. SBS đã tạm ngưng phát lại các chương trình của Đài truyền hình trung ương TQ (China Central Television: CCTV) và Hệ thống truyền hình toàn cầu Trung Quốc (China Global Television Network: (CGTN).

SBS tuyên bố trong thông cáo báo chí: “Lo ngại sâu xa trước mức độ phức tạp của các hồ sơ liên quan, chúng tôi quyết định tạm ừng phát sóng các bản tin của hãng thông tấn nước ngoài CGTN và CCTV trong xem xét về các dịch vụ này”.

Thư của Safeguard Defenders gửi cho SBS cáo buộc CCTV phát “lời thú tội khi bị ép cung” của khoảng 56 người năm 2013-2020. “Các chương trình phát sóng liên quan đến việc dẫn lại, dựng và phát sóng những lời thú tội giả dối khi bị ép cung của các tù nhân”.

Phát ngôn viên của SBS cho biết đài truyền hình này sẽ dừng chiếu các chương trình của hai đài này Trung Quốc từ ngày 6.3.2021. Việc nay diễn ra sau khi Cục truyền thông của Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép của CGTN vì sai phạm trong sở hữu giấy phép.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo, gọi việc SBS dừng chiếu chương trình của CGTN và CCTV là “cuộc đàn áp chính trị kinh điển”, đồng thời kêu gọi “các bên liên quan gạt thành kiến ý thức hệ sang một bên”. Thông cáo khẳng định CGTN “đề cao các nguyên tắc đưa tin công bằng, chính xác” và hăm dọa “Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ các quyền cùng lợi ích hợp pháp của truyền thông Trung Quốc”.

Chiến tranh vaccine giữa Úc và Âu châu

Italy chan xuat khau vaccine anh 1

Ý đã ra lệnh cấm xuất vaccin sang Úc và Pháp đang lên tiếng đe dọa sẽ có hành động tương tự, tuy nhiên chính phủ Úc cho rằng sự việc đáng tiếc này sẽ không ảnh hưởng tới kế hoạch tiêm chủng như đã hoạch định.

Theo Bộ Y tế Úc thì đến cuối tháng này Úc có thể tự sản xuất và cung cấp 50 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca. Dự kiến lô vaccine đầu tiên sản xuất ở trong nước sẽ được cung cấp cho người dân vào cuối tháng này.

Tuần trước Ý đã ra quyết định cấm công ty dược phẩm AstraZeneca xuất cảng 250.000 liều vaccine từ một nhà máy của công ty này tại Ý sang Australia do tình hình dịch bệnh tại Australia không quá nghiêm trọng. Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Mario cho biết, quyết định của Ý không nhằm vào Australia mà được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang trầm trọng tại châu Âu và khu vực này đang thiếu vaccine trầm trọng.

Trong khi chính phủ Úc đang cầu Ủy ban châu Âu xem xét giải quyết việc trên thì Pháp lên tiếng đe dọa tiếp, khi Bộ trưởng Y tế Pháp Oliver Veran tuyên bố Pháp cũng có thể có hành động tương tự là không cấp phép cho công ty dược phẩm xuất khẩu vaccine ngừa Covid-19 sang Úc.

Hiện tại chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Úc dường như đang diễn ra chậm hơn so với kế hoạch. Theo số liệu thống kê, trong tuần đầu, số người đi tiêm chỉ hơn 71,000 người, thấp hơn gần 9,000 người so với kế hoạch đề ra. Do dịch bệnh đang được kiểm soát tốt nên nhiều người chưa cảm thấy thật sự cần thiết phải sớm đi tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Tuy vậy nếu người dân vẫn tiếp tục lừng chừng không đi tiêm thì sẽ làm cho tỷ lệ tiêm chủng thấp và sẽ khiến cho Úc khó có thể đạt được miễn dịch cộng đồng, từ đó kéo theo các hoạt động kinh tế chưa thể sớm quay trở lại như giai đoạn trước đại dịch./.

Related posts