Phạm Đức Đồng Hùng
Ngày 28.1.2021, Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council: AC) công bố một tài liệu dài 80 trang A-4 mang tên “The Long Telegram – Toward a new American China strategy” (Bức điện dà hơni – Hướng đến một chiến lược Mỹ – Trung mới).
AC là một trong những viện nghiên cứu chính sách ngoại giao hàng đầu của Mỹ và chiến lược trên được công bố với tên tác giả là “Nặc danh” (Anonymous) , chỉ tiết lộ đó là một nhà ngoại giao cao cấp của chính quyền Mỹ, rất am hiểu và dày dặn kinh nghiệp trong lĩnh vực quan hệ với Trung Quốc.
Nhưng tại sao chiến lược này mang tên “Bức điện dài hơn”?
Bức điện dài
Nguyên thủy, “Bức điện dài hơn” là tên mà giới truyền thông Mỹ đặt cho bài nhận định mà nhà ngoại giao George Kennan gởi từ Mạt Tư Khoa về Mỹ vào ngày 22.2.1946, trong bức điện tiến chuyển về Bộ Ngoại giao Mỹ dài đến 8000 từ để rồi trở thành nền tảng của chính sách ngoại giao Mỹ trong hơn nửa thế kỷ sau đó.
Kennan (1903 – 2005) là một nhà ngoại giao và là một sử gia, là một trong những nhà ngoại giao đầu tiên làm việc tại Tòa đại sứ của Mỹ ở Liên Sô kể từ năm 1933.
Từ đầu, Kennen luôn có những đánh giá gay gắt về chế độ cộng sản tại đây và trong suốt Đệ nhị thế chiến Kennan vẫn lấy làm nghi ngại và phê phán sự thân thiện cùng hợp tác của Tổng thống Franklin D. Roosevelt với Joseph Stalin.
Chưa đầy một năm sau cái chết của Roosevelt, Kennan, trong vai trò Đại biện lâm thời của Mỹ tại Moskva, Kennan đã trình bày quan điểm của mình trong “Bức điện dài hơn” nói trên..
“Bức điện dài hơn” này khẳng định rằng Liên Sô sẽ không chịu “chung sống hòa bình vĩnh viễn” với phương Tây bởi chế độ này “luôn nghi ngờ tất cả các nước khác” và tin rằng an ninh của họ chỉ có thể đạt được bằng “những cuộc đấu tranh kiên cường nhưng chết người để phá hủy hoàn toàn sức mạnh của đối thủ.”
Kennan cho tin rằng Liên Sô sẽ cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của họ, và chỉ ra Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là những vùng có khả năng xảy ra xung đột cao nhất.
Kennan cũng tin rằng Liên Sô sẽ “làm suy yếu quyền lực và ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây đối với các nước thuộc địa hoặc trung lập” bằng mọi giá. Theo ông thì cho dù giới lãnh đạo Liên Sô “không đi theo logic của lý trí”, họ lại “cực kỳ nhạy cảm trước logic của sức mạnh” nên sẽ xuống nước nếu gặp phải “phản kháng mạnh mẽ.”
Theo Kennan thì Mỹ và các đồng minh của mình phải tạo ra sự phản kháng đó.
Bức điện của Kennan đã gây ra tranh luận sôi nổi tại Washington. Tháng Bảy năm 1947, dưới bút danh X, Kennan đăng tiểu luận “The Sources of Soviet Conduct” (“Nguồn gốc hành vi của Liên Sô) trên tạp san Foreign Affairs và bài viết trở thành tâm điểm của dư luận nước Mỹ.
Trong bài Kennan đề cập đến cách thức vận hành, nền tảng quyền lực và thế giới quan của chính quyền Liên Sô, phân tích những thách thức mà nước này đặt ra cho Mỹ và các nước phương Tây, đồng thời đưa ra các giải pháp ứng phó.
Có thể tóm tắt một số điểm chính trong nhận định của Kennan về xã hội Liên Sô:
Thứ nhất, trong suy nghĩ của giới nhà lãnh đạo Liên Sô cũng như hệ tư tưởng của họ thì những lực lượng đối lập đều xấu xa và sai, sự đối lập chỉ có thể xuất phát từ các lực lượng thù địch và suy đồi không thể cải tạo của chủ nghĩa tư bản đang giãy chết.
Với lý luận này, mọi thế lực chống đối ở trong nước Nga đều bị coi như là tay sai của các thế lực ngoại bang. Tuy nhiên luận điệu này không hình thành từ thực tế mà từ nhu cầu cần thiết phải biện minh cho việc duy trì nền độc tài và chính sách đàn áp ở trong nước.
Xuất phát từ điểm này, giới cầm quyền bao giờ từ bỏ những chính sách đàn áp.
Thứ hai là đảng không không bao giờ sai lầm, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là luôn luôn đúng, và nguyên tắc không bao giờ sai lầm là nền tảng của kỷ luật sắt đá của Đảng cộng sản.
Bản chất bên trong của chính quyền Liên Sô là như vậy thì Mỹ sẽ tiếp tục khó thương lượng với Nga trong một thời gian dài nữa.
Chính việc ứng xử với ngoại giao của Liên Sô vừa dễ dàng hơn lại vừa khó khăn hơn so với ngoại giao của các nhà lãnh đạo hiếu chiến như Napoleon hay Hitler. Một mặt, ngoại giao Liên Sô nhạy cảm hơn với các thế lực đối kháng, sẵn sàng nhượng bộ về các lĩnh vực riêng lẻ trên mặt trận ngoại giao khi nhận thấy thế lực đó quá mạnh, vì vậy mà nó duy lý hơn về lô-gic và lời lẽ của chính quyền. Mặt khác, không dễ gì đánh bại hay làm nhụt chí được Liên Sô chỉ bởi một chiến thắng đơn lẻ của đối thủ.
Như vậy, theo Kenan, yếu tố chính trong chính sách của Mỹ với Liên Sô phải là dài hạn, kiên trì nhưng chắc chắn và cảnh giác trong ngăn chặn khuynh hướng bành trướng của Nga. Do đó điều kiện cần để bang giao thành công với Nga là chính phủ nước ngoài phải luôn tỉnh táo và tập trung, và những yêu cầu đối với chính sách của Nga phải được đưa ra theo cách để ngỏ cho sự tuân thủ không quá gây hại đến uy tín của Nga.
Cũng thời gian đó, thái độ hung hăng và đe dọa của Stalin với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã khiến chính quyền Truman quyết định có một lập trường cứng rắn hơn trong việc đối phó với Liên Sô, đó là phải dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế.
Quan điểm của Kennan trở thành nền tảng của chính sách đối ngoại Mỹ , đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của những chương trình Chiến tranh Lạnh dứt khoát và đặc biệt là Kế hoạch Marshall để tái thiết Âu châu.
Đến Trung Quốc
Có vẻ như là mang tham vọng trở thành nền tảng cho chính sách ngoại giao với Trung Quốc, tác giả nặc danh đã lấy cùng tên “Bức điện dài hơn” và vạch ra viễn cảnh của một cuộc Chiến tranh Lạnh thứ hai giữa Mỹ với Trung Quốc mà mục tiêu cao nhất là để bảo vệ vị thế siêu cường số một của Mỹ trên thế giới.
Có thể tóm tắt những điểm then chốt làm nền tảng cho chiến lược mà tác giả cho là cần phải thực thi trong vòng 30 năm tới:
- Trung Quốc là thách thức quan trọng nhất của Mỹ và thế giới tự do trong thế kỷ 21. Từ ngày Tập Cận Bình lên nắm chính quyền, Trung Quốc ngày càng hung hăng và độc tài hơn. Từ lâu Trung Quốc đã có một chiến lược nhất quán và thông suốt trong cách đối phó với Mỹ, trong khi có Mỹ vẫn chưa có một chiến lược tương tự. Đây là mối đe dọa đến an ninh quốc gia.
- Chiến lược và chính sách của Mỹ phải tập trung chú ý vào quan hệ khập khiểng giữa Tập và bộ sậu quyền lực trong việc thay đổi mục tiêu và các hành xử, nghĩa là thay đổi trong đường hướng chiến lược. Dưới sự khống chế của Tập, những thành phần tinh hoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chia rẻ và nuôi nhiều tham vọng hơn là người bên ngoài đánh giá!
- Mục tiêu quan trọng nhất trong chiến lược của Mỹ là phải làm sao để thành phần ưu tứ đang cai trị Trung Quốc nhận ra rằng Trung Quốc chỉ có thể đạt lợi ích cao nhất khi hoạt động trong không khổ trật tự của thế giới tự do do Mỹ lãnh đạo. Nghĩa là ĐCSTQ chỉ đạt quyền lợi tối hưu khi nào nó không tìm cách bành trướng mô hình chính trị của mình ra khỏi bờ biển Trung Quốc.
Để làm như vậy thì Mỹ cần bao vây Trung Quốc tương tự như đã bao vây Liên Sô. Làm như vậy thì tới năm 2050 Mỹ và các đồng minh của họ “tiếp tục thống trị cán cân sức mạnh khu vực và toàn cầu” cùng lúc ngăn chặn Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan hay “bất cứ dạng hành động quân sự nào để đạt được mục đích của họ trong khu vực”.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự độc tài của Tập
Theo tác giả thì thách thức Trung Quốc là thách thức mang tích cấu trúc đã xuất hiện từ hơn hai thập niên qua, nhưng chính Tập Cận Bình đã đốc thúc để thách thức này ập đến nhanh hơn.
Tập đã nắm quyền một các tuyệt đối sau khi loại các đối thủ chính trị một cách có hệ thống và đưa Trung Quốc trở lại với chủ nghĩa Mác-Lênin kiểu cũ và thời kỳ sùng bái cá nhân gần như chủ nghĩa Mao Tập đã loại bỏ các cải cách thị trường và khu vực tư nhân của nước này hiện nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của đảng.
Tập lại sử dụng chủ nghĩa Đại Hán tộc để đoàn kết và chống lại những thách thức quyền lực cá nhân của mình, từ bên trong hay bên ngoài. Tập tiến hành chính sách cưỡng bức đồng hóa với các sắc tộc thiểu số và không ngại các hành vi thanh tẩy tộc.
Tập còn huỵch toẹt bày tỏ ý đồ “bành trướng ra thế giới” và xét lại trận tự thế giới do Mỹ lãnh đạo: Tập không chỉ là vấn đề đối với vị trí tối cao của Mỹ mà còn là một vấn đề nghiêm trọng cho toàn thế giới dân chủ.
Vấn đề của Mỹ
Vấn đề khẩn thiết hiện tại của Mỹ phải phát triển một chiến lược toàn diện, có thể áp dụng ngay vào thực tế và có sự đồng thuận đảng để định hướng cho đường lối quan hệ Mỹ-Trung trong ba thập niên tới.
Kể ra thì Trung Quốc đã được chính quyền Trump chú ý trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017 nhưng sau khi gióng lên hồi chuông báo động về Trung Quốc, và công bố cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh thì cách thực hiện rời rạc của chính quyền Trump lại hỗn loạn và đôi khi tự mâu thuẫn với mình.
Trên thực tế, khái niệm “cạnh tranh chiến lược” chỉ là một tuyên bố về thái độ, một chọn lựa chứ không phải là một chiến lược để thực hiện.
Trong khi đó thì từ lâu Trung Quốc có một chiến lược bài bản để đối phó với Mỹ và cho đến nay đã thực thi một cách hợp lý cho dù không hoàn toàn đạt được mục tiêu. Trong khi đó thì Mỹ, vốn đã thực hiện một chiến lược thống nhất để đối phó với Liên Sô, vẫn chưa đưa ra chiến lược nào liên quan đến Trung Quốc.
Thứ nhất, cái khó của Mỹ trong việc hoạch định một chiến lược có hiệu quả là không xác định được mục tiêu một cách rõ ràng. Mục tiêu của Mỹ là gì? Là thuyết phục Trung Quốc cải tổ kinh tế và cải thiện nhân quyền? Hay thay đổi toàn diện chế độ của Trung quốc?
Thứ hai, ĐCSTQ tỏ ra khôn ngoan hơn nhiều cho sự sinh tồn của mình so với Liên Sô, nhờ đã dày công nghiên cứu những gì đã xảy ra ở đây. Do đó, sẽ là điều cực kỳ nguy hiểm nếu Mỹ chấp nhận rằng một chiến lược dựa trên giả định rằng Trung Quốc cũng chắc chắn sẽ sụp đổ từ bên trong. Mặt khác, chiến lược này chỉ có tác dụng củng cố quyền hành của Tập Cận Bình, đang khai thác nghĩa dân tộc và dân túy để bảo vệ cả đảng và đất nước.
Điều Mỹ cần trong hiện tại sẽ đòi hỏi một chính sách khác biệt về chất lượng và cụ thể hơn đối với Trung Quốc.
Nếu Kennan đã phân tích rất chính xác về cách Liên Sô hoạt động trong nội bộ, và chính phủ Mỹ đã phát triển một chiến lược phù hợp với thực tế phức tạp đó. Bây giờ các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng phải làm điều tương tự .
Thực tế chính trị là ĐCSTQ bị chia rẽ đáng kể dưới sự lãnh đạo của Tập và tham vọng quá rộng lớn của y. Các thành viên cao cấp trong đảng đã vô cùng bối rối trước chính sách của Tập, và tức giận trước những đòi hỏi vô tận về lòng trung thành tuyệt đối của họ dành cho ông ta. Họ lo sợ cho cuộc sống của chính họ và kế sinh nhai của gia đình họ trong tương lai. Đặc biệt, độc hại chính trị trong mớ hổ lốn này là các báo cáo được truyền thông quốc tế khai thác về khối tài sản mà gia đình ông Tập, và các thành viên trong giới cận thần chính trị của ông tích lũy được, bất chấp việc ông Tập đã mạnh mẽ tiến hành chiến dịch chống tham nhũng.
Nếu xem toàn bộ Đảng Cộng sản như một mục tiêu duy nhất thì đây thật sự là một chiến lược đơn giản, không phức tạp. Trong khi đó thì cần phải xem xét rõ ràng những xung khắc nội bộ bên trong của nó!
Lâu nay các nhà lãnh đạo Mỹ thường phân biệt giữa chính quyền Cộng sản Trung Quốc và người dân Trung Quốc, thì nay họ cần phải nhạy bén hơn để tiến xa hơn. Các nhà lãnh đạo Mỹ cũng phải phân biệt giữa chính phủ và giới tinh hoa của đảng, cũng như giữa giới tinh hoa của đảng và Tập.
Hiện tại Trung Quốc hiện là một quốc gia mà Tập tập trung gần như mọi quyền lực ra quyết định vào trong tay y, và sử dụng quyền lực đó để, về căn bản, thay đổi quỹ đạo chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Như vậy thì chiến lược của Mỹ phải luôn tập trung mũi dùi vào Tập và đám cận thần cũng như bối cảnh chính trị Trung Quốc mà họ cai trị. Những chính sách của Mỹ nhằm thay đổi hành vi của Trung Quốc nên xoay quanh thực tế này, hoặc có khả năng nó tỏ ra không hiệu quả. Chiến lược này cũng phải dài hạn — có thể hoạt động ở thời điểm mà một nhà lãnh đạo Trung Quốc như Tập thấy mình đang cai trị và có ảnh hưởng — cũng như vận hành một cách đầy đủ, vượt quá những từ ngữ khoa trương thông dụng, thứ mà quá thường xuyên thay thế cho chiến lược thực sự của Mỹ đối với Bắc Kinh.
[còn tiếp]