Vũ Dương
Mới đây, một video thực tế cho thấy đoạn sông Dương Tử đi qua thị trấn Thiên Hưng Châu, thành phố Vũ Hán bị khô cạn nghiêm trọng, nhưng các phương tiện truyền thông Trung Quốc lại phớt lờ sự việc này. Các học giả ở nước ngoài cho rằng đây là thảm họa của công trình Tam Hiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hòng “cải tạo tự nhiên” mà thành. Nhưng hiện ĐCSTQ vẫn đang ấp ủ kế hoạch “thay đổi thời tiết” làm dấy lên mối lo ngại sẽ có nhiều vấn đề phát sinh hơn trong tương lai, theo Epochtimes.
Mới đây, một đoạn video hiện trường thực tế cho thấy đoạn sông Dương Tử, còn gọi là sông Trường Giang, đi qua thị trấn Thiên Hưng Châu, thành phố Vũ Hán đã bị khô cạn, ô tô có thể chạy được trên một bãi cát rộng lớn, rất nhiều cá chết mắc cạn trên chỗ nước cạn đầy cát mịn màu trắng.
Nhà kinh tế học: Hậu họa “Công trình Tam Hiệp” của ĐCSTQ
Một cư dân mạng Trung Quốc cũng đã quay video đoạn sông Dương Tử đi qua thị trấn Thiên Hưng Châu, thành phố Vũ Hán vào hồi tháng 2 năm nay, video cho thấy đoạn sông này gần như đã khô cạn, đáy sông toàn là cát trắng. Người này cho biết mùa hè năm ngoái, đoạn sông này đã bị lũ lụt hoành hành.
Video: Lòng sông Dương Tử đi qua thành phố Vũ Hán đã chạm đáy và biến thành sa mạc
Người quay chia sẻ rằng những người già địa phương nói rằng nơi này vốn dĩ có thể thông tàu thuyền. Anh cảm thán rằng: “Sông Dương Tử từng dồi dào sản vật, thủy sản tươi tốt giờ đây dường như chỉ còn tồn tại trong sách giáo khoa dạy học”.
Nhà kinh tế độc lập “Lãnh Sơn Thời Bình” hôm 15/3 cho biết bản thân ông cũng đã từng sống ở Vũ Hán trong một thời gian dài, hầu như ông chưa bao giờ thấy tình huống như vậy, vậy nên ông không khỏi chấn động, trước đây dù vào mùa khô hạn thì sông Dương Tử vẫn còn có những con sông nhỏ, nhưng hiện giờ hầu như toàn bộ những con sông đó đều đã khô cạn rồi.
Ông cho rằng “Công trình Tam Hiệp” của ĐCSTQ là nguyên nhân gây nên tình trạng này. “Công trình Tam Hiệp” đẩy nhanh việc xả nước trong mùa lũ, dẫn đến lũ lụt trầm trọng ở vùng hạ lưu con đập. Vào mùa khô, công trình này gắng sức tích trữ nước để tạo ra điện, khiến vùng hạ lưu thành đồng cỏ và sa mạc. Đường sông mất chức năng điều tiết và dự trữ của thiên nhiên.
Chuyên gia thủy lợi Vương Duy Lạc: “Cải tạo tự nhiên” của ĐCSTQ đã dẫn đến rất nhiều vấn đề
Ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một chuyên gia thủy lợi và quy hoạch đất đai hiện đang sống ở Đức, tiếp nhận phỏng vấn của Thời báo Epochtimes hôm 17/3 nói rằng loạt ảnh được cư dân mạng đăng tải trên mạng là thật. Nguyên có một hòn đảo giữa sông ở giữa đoạn Vũ Hán của sông Dương Tử, hòn đảo này chia sông Dương Tử thành hai phần, một là đường sông chính và một là đường sông phụ. Nước ở đoạn sông chính khá sâu, trong khi nước ở đoạn sông phụ lại khá nông. Video mà cư dân mạng quay chụp lần này là ở bên đoạn sông phụ, vậy nên nhìn vào thì thấy sông Dương Tử chi chít các vũng nước nhỏ rất hẹp và hẹp.
Ông Vương cho biết: “Theo ý định của chính quyền ĐCSTQ, thời đó đập hồ chứa nước này là học từ Liên Xô. Khi đó lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ nói là triển khai công trình này để trữ lũ trong hồ chứa và xả lũ vào mùa khô hạn”, nhưng hiện giờ căn bản không thể làm được, trên cơ bản là hoàn toàn ngược lại – vào mùa lũ thì công trình này không cách nào ngăn được dòng lũ lớn mạnh, đến mùa khô hạn thì nó lại tích trữ nước trước dùng để phát điện, điều này càng khiến cho tình trạng hạn hán ở hạ lưu thêm trầm trọng. Vấn đề này khá nghiêm trọng rồi”.
Ông nói rằng sông Dương Tử đã bị ngập nặng vào mùa hè năm ngoái và mực nước rất thấp vào cuối năm ngoái thật sự có một khoảng cách lớn giữa hai bên. “Năm nay, lượng cát của đường sông này có thể liên quan đến sự bồi lắng của số cát ở thượng nguồn sông Dương Tử đổ về từ mùa lũ năm ngoái, bởi vì cát của nó khá mới, không có thực vật nào và không có sự sống nào trên đó cả, nó dường như là cát mới được bồi tích lại”.
Ông Vương cho biết thêm: “Vào tháng 12/2020, Quốc vụ viện ĐCSTQ đã ra thông báo tăng cường ảnh hưởng khí hậu nhân tạo của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là nó muốn sử dụng lượng mưa nhân tạo để gia tăng lượng mưa trong việc giải quyết vấn đề hạn hán, ĐCSTQ muốn dựa vào khoa học công nghệ để chinh phục thiên nhiên, v.v … Mấu chốt ở chỗ ĐCSTQ đã áp dụng tư duy của cái gọi là ‘nhân định thắng thiên’, chính là con người có thể chiến thắng trời đất vào mục đích cải tạo thiên nhiên và buộc thiên nhiên phải phát triển theo hướng mà nó cần. Như vậy sẽ tạo thành rất nhiều vấn đề, cuối cùng bản thân nó (ĐCSTQ) cũng không có cách nào giải quyết được”.
Vào tháng 12 năm ngoái, ĐCSTQ tuyên bố sẽ cải thiện “hệ thống công tác điều chỉnh thời tiết nhân tạo” vào năm 2025. Khi đó, chuyên gia khí hậu Ấn Độ Dhanasree Jayaram nói với BBC rằng mối quan tâm lớn nhất của ông là chính quyền Trung Quốc có thể bắt đầu thực hiện nó mà không cần tham khảo ý kiến các nước khác, ông cho biết, “Một khi chính quyền Trung Quốc làm như vậy, nếu xảy ra vấn đề không biết sẽ phát sinh chuyện gì đây? Và ai sẽ chịu trách nhiệm”.
Ngoài ra, ông Vương Duy Lạc cũng nhận thấy rằng năm nay các phương tiện truyền thông Trung Quốc về cơ bản không đưa tin về vấn đề mực nước thấp ở Vũ Hán. Vào đầu năm 2020, trước khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa, các phương tiện truyền thông Trung Quốc khi báo cáo mực nước thấp ở Vũ Hán chỉ nói rằng Vũ Hán có thêm một bãi sân rộng để mọi người có thể vui chơi.