GS Chương Thiên Lượng: Dấu hiệu đơn giản cho thấy không thể tin Iran và Trung Quốc

Mạn Vũ

Ảnh ghép tổng hợp

‘Thái độ của một người khi đối xử với người yếu thế hơn mình mới là con người chân thật của anh ta. Còn đối với một quốc gia, thì chính phủ đối xử với người dân như thế nào, đây là tiêu chí đo lường một quốc gia có đáng tin hay không’. Giáo sư Chương Thiên Lượng có nhận định như vậy trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 8/4…

Giáo sư Chương cho rằng chiến lược đối ngoại với Iran nên giống như cách mà Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đối xử với ĐCSTQ. Mọi người biết rằng vào tháng 7/2020, ông Pompeo đã có bài phát biểu ở thư viện Nixon, California, Hoa Kỳ. Bài phát biểu có đề cập thái độ của Hoa Kỳ đối với ĐCSTQ nên sửa lại thành ‘Distrust and verify’. Điều này có nghĩa là ‘tôi tuyệt đối không tin tưởng bạn, nếu ký thoả thuận với bạn thì từng bước từng bước tôi phải kiểm tra’, nói ngắn gọn hơn là ‘không tin tưởng hơn nữa không ngừng kiểm tra’.

Năm 2015 – trước khi làm tổng thống, ông Trump đã chỉ trích thoả thuận hạt nhân với Iran năm 2015 của Obama là ngu xuẩn và bày tỏ bản thân ông không tin tưởng Iran. 

Tất nhiên khi ấy ông còn làm doanh nhân và không có thông tin tình báo, nhưng ông cảm nhận Iran là kẻ không đáng tin. Quả đúng như vậy, đến cuối tháng 4/2018, người đứng đầu cơ quan tình báo Mossad của Israel là Netanyahu đã có báo cáo rằng: Iran đã nói dối và vi phạm điều ước trong thoả thuận hạt nhân năm 2015. Đến 5/2018, ông Trump quyết định rút khỏi thoả thuận hạt nhân với Iran. Vậy là trực giác của ông Trump đã đúng.

Nhưng gần đây, ngày 6/4, tờ The New York Times đưa tin: ‘Iran và Hoa Kỳ nhất trí về con đường quay trở lại thoả thuận hạt nhân‘. Chính quyền Biden muốn nối lại thoả thuận hạt nhân với Iran giống như Obama?…

Khi đàm phán thoả thuận với các nước, làm thế nào để biết quốc gia đó có đáng tin cậy hay không?

Nhà bình luận các vấn đề thời sự, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã đưa ra kiến giải của mình như sau:

Một quốc gia đáng tin hay không thì nhìn vào cách họ thực hiện lời hứa và đối xử với người dân

Có một chỉ tiêu đơn giản để đánh giá một quốc gia có đáng tin hay không. Với chỉ tiêu này, bạn không cần phải nhìn vào quá khứ mà các quốc gia đó thực hiện các thoả thuận hay điều khoản, bạn chỉ cần nhìn vào chỉ tiêu hiện nay, chính là chính phủ của quốc gia này có hết lòng thực hiện lời hứa đối với người dân của mình hay không.

Chúng ta thường nói: ‘Người này phẩm chất tốt, người kia phẩm chất xấu…’. Nhưng bạn không thể nhìn vào cách mà người đó đối xử với người mạnh hơn anh ta, như là đối xử với cấp trên, người quyền quý, người nổi tiếng… Lúc này, dù anh ta biểu hiện tốt thế nào, như khiêm cung, nhún nhường, lịch sự nho nhã, tính tình rất tốt, làm việc rất nỗ lực, dù bạn có trách oan thì anh ta cũng không để bụng… Với tình huống vậy, bạn không thể chắc rằng người này là người tốt. Anh ta có biểu hiện tốt như vậy có thể là xuất phát từ lợi ích nên ‘giả trang’ như thế. 

Trước đây chẳng phải có thành ngữ ‘Chu công sợ tin đồn hàng ngày, Vương Mãng khiêm cung lúc chưa đoạt vương vị’ sao? Chính là trước khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, ông ta là một người rất khiêm cung. Điều này có nghĩa là, trước khi ông ta đạt được mục đích, bạn không thể nhìn ra ông ta là tốt hay xấu. Thái độ của một người khi đối đãi với người yếu thế hơn, đây mới là thể hiện con người chân thật của anh ta. 

Bạn có thể nhìn vào các quan chức ĐCSTQ, chính là như thế, ‘đối với quan lớn thì xu nịnh phụ hoạ, khom lưng uốn gối’, nhưng họ đối đãi với người dưới thì ‘hét qua mắng lại’ thậm chí lăng mạ làm nhục một cách không kiêng nể. Loại người này tuyệt đối không thể tin tưởng được. Nếu một người không đáng tin cậy thì lời hứa của anh ta cũng không thể tin tưởng, bởi vì anh ta có thể vì lợi ích mà từ bỏ tín nghĩa. 

Do đó một chính phủ có đáng tin hay không, một quốc gia có đáng tin hay không, thì hãy xem chính phủ đó đối xử với người dân của họ như thế nào. Nếu một chính phủ mà giết dân của họ, sau đó càng ngày càng tước đoạt quyền cơ bản của người dân, chính phủ như thế tuyệt đối không thể tin được.

Trên thực tế ở Iran đã nhiều lần xảy ra cách mạng đường phố. Năm 2009, ở Iran đã phát sinh cách mạng đường phố. Sau đó rất nhiều lần người Iran xuống đường biểu tình, nhưng đều bị đàn áp vô cùng tàn khốc. Một chính phủ đối đãi với người dân của họ như vậy, chính phủ đó nhất định phải ‘Distrust and verify’ – ‘Không tin tưởng hơn nữa không ngừng kiểm tra’.

ĐCSTQ mang bản tính ‘sài lang’

Tất nhiên, với nguyên tắc này làm tôi nhớ đến ĐCSTQ. Kỳ thực, ĐCSTQ từ trước tới nay chưa hề thực hiện lời hứa trọng đại nào đối với quốc tế. Còn trong nước, ĐCSTQ không ngừng áp chế và bức hại người dân. ĐCSTQ đối đãi với bàn dân thiên hạ giống như một con sói. Chính là người dân nơi đây không thể có tự do tín ngưỡng. Bất kỳ những tiếng nói phản kháng nào đều bị ĐCSTQ đàn áp cưỡng chế, sau đó người phản phản kháng còn bị bức hại rất tàn khốc. 

ĐCSTQ đàn áp thô bạo các học viên Pháp Luân Công; trong ảnh là những người tới Thiên An Môn thỉnh nguyện bị bắt và đánh đập. Ảnh dẫn qua Tinh Hoa Net.

Sài lang sẽ không bao giờ hài lòng khi chỉ làm việc đó trong nước. Bởi vì bản tính của chúng là sài lang nên dù đối nội hay đối ngoại thì đều thể hiện là sài lang. Quá khứ, về mặt đối nội, ĐCSTQ bức hại tàn khốc với dân chúng; cho nên dù ở trường quốc tế nó có đóng giả một diện mạo khiêm cung, hữu hảo, ‘giấu tài giấu nghề’ như thế nào đi nữa… là bởi vì khi đó nó chưa đủ lông đủ cánh. Hễ nó đủ lông đủ cánh, nó nhất định sẽ bộc lộ bản tính sài lang của mình. 

Đây là lý do vì sao mọi người thấy phong cách ngoại giao ‘chiến lang’ (sói chiến) như Triệu Lập Kiên, Vương Nghị, Dương Khiết Trì, v.v. Nói về Dương Khiết Trì, khoảng năm 2001 hay 2002 gì đó, tôi nhớ không rõ, khi đó tôi qua Mỹ du học, người giữ chức Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ khi đó là Lý Triệu Tinh sau đó là Dương Khiết Trì. Khi đó Dương Khiết Trì tỏ ra rất ‘hiền lành trung thực’, đối xử rất khách khí với các quan chức nước Mỹ. Tại sao ở Alaska đột nhiên ông lại hiển lộ miệng lưỡi chiến lang, lộ ra ‘nanh vuốt sắc bén’ như vậy? Không phải chỉ do Tập Cận Bình bảo ông ta làm vậy, mà bản thân ông ta chính là như thế, nếu không thế thì ông ta đã đóng giả không giống. 

Do đó nói rằng khi ĐCSTQ đủ lông đủ cánh, nó sẽ bộc lộ bản tính sài lang của mình. Cho nên những quan chức ĐCSTQ như Lô Sa Dã, Triệu Lập Kiên, Vương Nghị, Dương Khiết Trì, bao gồm cả Hoa Xuân Oánh, v.v… chính là diện mạo của những ‘chiến lang’ thực sự, còn [sự hiền lành] trong quá khứ chỉ là do họ đóng giả mà thôi.

***

Hôm nay nói về thoả thuận hạt nhân với Iran, thuận tiện nói về vấn đề ‘một quốc gia như thế nào mới đáng tin cậy’. Chỉ tiêu quan trọng chính là cần xem thái độ mà chính phủ đối xử với người dân của họ ra sao.

Tôi cho rằng, chính phủ phải đối xử tốt với người dân trong nước, chứ không phải đối xử với nước khác tốt hơn đối xử với người dân nước mình. Nếu một chính phủ áp bức người dân nước mình, tôi nghĩ bạn không cần khách khí với họ. Chính phủ đó đối xử tệ với nhân dân của họ như thế, khi đối xử với bạn có lẽ sẽ càng tệ hơn.

Theo Chính luận thiên hạ
Mạn Vũ biên dịch

Related posts