Chuyên gia: Bắc Kinh theo đuổi chiến dịch ‘phân tách tấn công’ chống lại thế giới

Cựu phó cố vấn an ninh quốc gia dưới thời chính quyền Trump, Matthew Pottinger, nhận định trong khi cựu TT Donald Trump thúc đẩy tách rời kinh tế với chế độ Trung Quốc, thì trên thực tế, Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến dịch “phân tách tấn công” chống lại thế giới, theo nội dung bài viết được đăng trên trang Epochtimes.

Phát biểu trong phiên điều trần của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung ngày 15 tháng Tư, ông Pottinger nói rằng: “Bắc Kinh dự định giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thế giới, trong khi khiến thế giới ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc – và sau đó sử dụng đòn bẩy kết quả, để thúc đẩy các mục tiêu chính trị độc tài của họ trên toàn cầu”.

Ông Pottinger cho biết: Tách rời là chiến lược của chế độ Trung Quốc kể từ khi họ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, nhưng kế hoạch “phân tách tấn công” này đã được đưa ra “rất rõ ràng”, trong kế hoạch kinh tế mới nhất của Trung Quốc, được phê duyệt vào tháng 3 năm nay.

Ông nói: “Bắc Kinh muốn tách rời, nhưng hoàn toàn dựa trên các điều khoản của họ. Chiến thuật này đã được thực hiện thông qua việc  chế độ Trung Quốc cưỡng bức kinh tế đối với Australia – nước hiện đang xuất khẩu hơn một phần ba hàng hóa sang Trung Quốc – để đáp lại việc Australia kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch vào năm ngoái. Kể từ đó, Bắc Kinh đã áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với một loạt hàng hóa của Australia bao gồm thịt bò, than đá, lúa mạch và rượu vang.

Loại ‘tách rời’ mà chế độ này không mong muốn, là loại cắt đứt khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác.

Ông nói: “Họ vẫn muốn tiếp cận công nghệ của chúng tôi, họ muốn tiếp cận với các phòng thí nghiệm và tài sản trí tuệ của chúng tôi.”

“Điều khiến họ sợ hãi, khiến họ đổ mồ hôi ban đêm, là nỗi sợ hãi rằng một lúc nào đó, chúng tôi có thể làm mất khả năng tiếp cận đến nhiều công nghệ tiên tiến của chúng tôi.”

Để chống lại các hành động xâm lược của chế độ Trung Quốc, Hoa Kỳ nên làm nhiều hơn nữa để cắt đứt dòng vốn của Mỹ, vào khu liên hợp công nghiệp-quân sự của Bắc Kinh.

Một phân tích gần đây của Bộ Thương mại dựa trên dữ liệu công khai cho thấy, các khoản đầu tư cổ phần công và tư của Hoa Kỳ, vào các công ty có trụ sở tại Trung Quốc và Hồng Kông từ năm 1992 đến cuối năm 2020, đạt tổng giá trị thị trường là 2,3 nghìn tỷ đô-la Mỹ.

Ông Pottinger nói: “Bằng cách nào đó, Phố Wall đã bỏ qua bản ghi nhớ rằng, Bắc Kinh đang tiến hành một cuộc chiến, với mục tiêu là ‘sự sụp đổ cuối cùng của chủ nghĩa tư bản và chiến thắng cuối cùng của chủ nghĩa xã hội’”.

Vào cuối năm 2020, Tổng thống Donald Trump đã ban hành lệnh hành pháp cấm các khoản đầu tư của Mỹ, vào danh sách các công ty Trung Quốc do quân đội nước này sở hữu hoặc kiểm soát. 

Ông Pottinger khuyến nghị lệnh này nên được Quốc hội chuyển thành luật và mở rộng danh sách, bao gồm các công ty Trung Quốc nằm trong “danh sách thực thể” của Bộ Thương mại. Hàng chục thực thể của Trung Quốc đã được thêm vào danh sách đen thương mại vì những lo ngại về an ninh quốc gia hoặc nhân quyền.

Miles Yu, người từng là cố vấn chính sách Trung Quốc cho cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, trong phiên điều trần cũng cảnh báo: Bắc Kinh biết chính phủ liên bang và Quốc hội đã có lập trường cứng rắn hơn chống lại họ trong những năm gần đây, nên chế độ này đã nỗ lực rất nhiều để gây ảnh hưởng đến các công ty Mỹ.

Ông Yu nói: “Họ sử dụng khả năng tiếp cận thị trường để hoàn toàn uốn nắn hành vi của các công ty lớn này, và khiến họ bị khuất phục trước nhu cầu của Trung Quốc”.

Ông Yu kể lại rằng Ngoại trưởng Pompeo khi đó đã nhiều lần mời các giám đốc điều hành của các công ty lớn của Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc.

“Trong bối cảnh riêng tư, họ bùng nổ với những lời phàn nàn chống lại sự hạn chế của chính phủ Trung Quốc đối với họ,” ông nói thêm: “Nhưng trước mắt, không ai muốn nói bất cứ điều gì”.

Related posts