Hàn Dương
Hôm thứ Ba (20/4), Diễn đàn Bác Ngao châu Á, được coi là sân nhà chính cho hoạt động ngoại giao của chính quyền Trung Quốc, đã khai mạc tại Hải Nam, thu hút sự chú ý của ngoại giới.
Theo thông báo chính thức, thành phần tham dự diễn đàn năm nay đến từ hơn 60 quốc gia, với 40 chức sắc, cựu chức sắc và hàng chục lãnh đạo các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, ngoại trừ Hàn Quốc và New Zealand, còn lại là đại diện của các quốc gia châu Á và châu Phi.
Ngoài ra, những điều thú vị nhất tại lễ khai mạc, liên quan đến Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình và Phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn. Trước hết hãy nói về Vương Kỳ Sơn.
Đoạn video trực tiếp cho thấy vị chủ lễ giới thiệu bài phát biểu của ông Vương Kỳ Sơn, sau khi ông Vương lên sân khấu, câu đầu tiên liền đọc từ trong một bài chuẩn bị sẵn “Trước hết cần nói rõ là, à tôi không phải đọc diễn văn…. Đọc diễn văn là Chủ tịch Tập Cận Bình của chúng ta”.
Sau đó, ông Vương Kỳ Sơn nói rằng theo những gì ông biết, diễn giả chính là ông Tập, vai trò của ông chỉ là “người dẫn chương trình” cho bài phát biểu của ông Tập Cận Bình. Sau khi làm rõ chuyện này, Vương Kỳ Sơn chính thức vào phần “báo cáo”, có độ dài chưa đến 200 chữ.
Apple Daily đã viết một bài báo rằng điều này cho thấy ông Vương Kỳ Sơn đang tán dương ông Tập, nhưng lại biểu hiện nơm nớp lo sợ. Điều đó có thể có nghĩa là cuộc tranh giành quyền lực trong ĐCSTQ đã tăng cường, ngay cả khi ông Vương được coi là đồng minh của Tập cũng cảm thấy bất an.
Ban đầu, ông Vương Kỳ Sơn từng là bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương trong nhiệm kỳ 1. Ông này phụ trách chống tham nhũng và thanh tẩy một số lượng lớn kẻ thù chính trị cho ông Tập. Nhưng trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ năm 2017, ông đột ngột thoái vị và dường như bị gạt ra ngoài lề.
Năm ngoái, ông Vương Kỳ Sơn nhanh chóng bị cuốn vào việc tranh giành quyền lực trung tâm. Nhâm Chí Cường, người thân cận với ông, đã bị kết án nghiêm khắc vì chỉ trích ông Tập, sau đó, một người thân tín khác của ông là Đổng Hồng, cựu Phó trưởng đoàn Kiểm tra Trung ương, cũng ngã ngựa. Vào tháng 1 năm nay, HNA Group, một tập đoàn có mối quan hệ sâu sắc với ông, cũng đã được chính phủ tiếp quản. Nhiều dấu hiệu cho thấy Vương Kỳ Sơn đang ở trong tình trạng không ổn.
Tại hai kỳ họp của ĐCSTQ năm nay, ông Vương Kỳ Sơn bắt đầu ca ngợi mạnh mẽ lòng trung thành với ông Tập, và Đổng Hồng cũng đã chính thức bị đưa ra xem xét và điều tra gần đây. Điều này cho thấy ông Vương Kỳ Sơn đã biểu hiện sự cắt đứt với bộ phận cũ để đổi lấy việc được buông tha.
Chi tiết thứ hai trong buổi họp của Diễn đàn Bác Ngao là việc ông Tập nói rằng “thế giới nên công bằng và không hống hách”, điều này được chuyên gia bình luận các vấn đề thời sự Phù Dao nói rằng chẳng khác gì ông Tập đang tự tát vào mặt mình.
Sau khi ông Vương Kỳ Sơn báo cáo một chút để dẫn dắt, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu qua video có tựa đề “Cùng nhau chung thuyền vượt qua khó khăn số mệnh và cùng nhau tạo dựng tương lai”. Tuy nhiên, nội dung bài phát biểu nhanh chóng bị thế ngoại giới phản bác lại.
Ông tuyên bố rằng “các quy tắc do một hoặc một số quốc gia thiết lập không thể áp đặt lên các quốc gia khác”, và rằng “Thế giới phải dùng lý lẽ công bằng, không phải là bá quyền”. Ông cũng nói: “Cho dù Trung Quốc phát triển đến đâu, cũng sẽ vĩnh viễn không xưng bá, không bành trướng, không mưu cầu mở rộng phạm vi ảnh hưởng, không muốn tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang”.
Tờ Tự do Thời báo của Đài Loan đã đăng một bài báo nói rằng từ góc độ tổng thể nội dung bài phát biểu, không khó để nhận thấy rằng điều này hoàn toàn khác với cách cư xử truyền thống của ĐCSTQ, đó là hoàn toàn “nói một đằng làm một nẻo”.
Ví dụ, Tập Cận Bình nói rằng “các quy tắc do một quốc gia đặt ra không thể áp đặt lên người khác”, nhưng ông đã xé bỏ lời hứa “một quốc gia, hai chế độ” và “người Hồng Kông cai trị Hồng Kông”, đồng thời cưỡng bức Hồng Kông sử dụng hệ thống được thực hiện ở đại lục, như Luật an ninh Quốc gia. ĐCSTQ cũng tiếp tục sử dụng vũ lực để uy hiếp Đài Loan, và thường xuyên triển khai máy bay quân sự xâm lược Đài Loan, tạo ra căng thẳng trên khắp eo biển.
Ông Tập cũng nói rằng ĐCSTQ sẽ tiếp tục là người xây dựng hòa bình thế giới, đóng góp vào sự phát triển toàn cầu, và là người bảo vệ trật tự quốc tế.
Tuy nhiên, ĐCSTQ hiện đang có nhiều xung đột với ngày càng nhiều quốc gia, và nó chính xác là kẻ phá vỡ trật tự quốc tế. Ví dụ, giữa Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên có xích mích ở vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku (sen-ka-cự); tin tức về xung đột và đối đầu ở biên giới Trung-Ấn cũng liên tục xảy ra; cũng có tranh chấp giữa ĐCSTQ với Philippines, Việt Nam, Malaysia và các nước Đông Nam Á khác, về chủ quyền Biển Đông. Thêm vào đó ĐCSTQ thường xuyên dùng các nhà ngoại giao chiến lang mắng nhiếc Hoa Kỳ, khiến ông Biden, người bị buộc phải chống lại Trump, không còn cách nào khác là “tuân theo các quy tắc của Trump” mà chống trả mạnh mẽ.
Ông Tập Cận Bình cũng tuyên bố rằng “Sáng kiến Vành đai và Con đường” là để mọi người cùng dắt tay nhau tiến tới con đường rực rỡ to lớn, không phải là con đường riêng của một bên”. Tuy nhiên, “Sáng kiến Vành đai và Con đường” là một kế hoạch để ĐCSTQ mở rộng lãnh thổ của nó, dưới danh nghĩa toàn cầu hóa, đã thu hút ngày càng nhiều quốc gia.
Kyle Bass, nhà nghiên cứu quỹ đầu cơ nổi tiếng của Mỹ và là người sáng lập Hayman Capital, đã đăng lại một bài viết về bài phát biểu của ông Tập trên Twitter và nhận xét: “Giống như ông ấy đã nói với Obama trong Vườn Hồng, rằng ông ấy sẽ không bao giờ, quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông. Ông Tập là một kẻ dối trá, không ai nên tin ông ta”. Ông Bass cũng sao chép dòng tweet này, gửi cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Anthony Blinken.
Cùng ngày, ông Tập có bài phát biểu tại Diễn đàn Bác Ngao (lần thứ 20), hành trình của Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng được truyền thông ĐCSTQ và các phương tiện truyền thông đại lục đưa tin rộng rãi, với một tiêu đề thống nhất: “Lý Khắc Cường đang ở Thành Đô để thị sát Trung tâm Trung Quốc- Châu Âu”. Việc này đang gửi đi thông điệp gì?
Theo báo cáo, ông Lý Khắc Cường đã đến thăm Trung tâm Trung Quốc-Châu Âu cùng ngày. Trung tâm này là một nền tảng dịch vụ toàn diện cho hợp tác thương mại, đầu tư và công nghệ giữa Tây Trung Quốc và Châu Âu. Hơn 170 tổ chức và công ty quốc tế đã định cư tại đây.
Trong quá trình thị sát, ông Lý một lần nữa hứa hẹn rằng “Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ chính sách mở cửa với thế giới bên ngoài, và cánh cửa sẽ ngày càng rộng hơn, sẽ tiếp tục tạo ra một thị trường, một môi trường kinh doanh được định hướng, hợp pháp hóa và quốc tế hóa, đồng thời đối xử bình đẳng với các công ty từ tất cả các quốc gia, và bảo đảm rằng cuộc chơi công bằng”.
Ông cũng nói rằng “Trung Quốc sẽ trở thành một trong những điểm đến quan trọng nhất cho đầu tư toàn cầu trong dài hạn”.
Ông Lý Khắc Cường vừa tham dự cuộc họp trực tuyến, của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ vào thứ Ba tuần trước (ngày 13/4) và nói điều gì đó tương tự, rằng “cánh cửa ra thế giới bên ngoài sẽ chỉ mở rộng hơn.” Vào thời điểm đó, một số nhà phân tích tin rằng ông Lý Khắc Cường đang mượn sức các ông chủ tài chính Mỹ cho ĐCSTQ, hòng mong không bị cắt đứt quan hệ.
Lần này, đến lượt các tài phiệt châu Âu trở thành mục tiêu.
Một phương tiện truyền thông Hồng Kông thân Bắc Kinh đã viết rằng, do các vấn đề nhân quyền và tình trạng hỗn loạn, liên quan đến bông vải ở Tân Cương, xung đột giữa ĐCSTQ và Châu Âu đã trở nên sâu sắc hơn. Đồng thời, cuộc chiến ngoại giao của ĐCSTQ ở Châu Âu thường xuyên đả kích các chính phủ phương Tây, và làm sâu sắc thêm rạn nứt tình cảm giữa hai bên. Ông Lý Khắc Cường ra mặt nói vài lời vào thời điểm nhạy cảm này, có lẽ là vì muốn xoa dịu tình hình.
Nhưng Matt Pottinger, một cựu phó cố vấn an ninh quốc gia tại Hoa Kỳ, gần đây đã chỉ ra rằng ĐCSTQ thực sự đang áp dụng “phân tách tích cực”
“Phân tách tích cực” là gì? Ông Pottinger giải thích rằng kế hoạch 5 năm mới nhất của ĐCSTQ là giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thế giới, và làm cho thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Sau đó, sử dụng đòn bẩy được tạo ra, để thúc đẩy các mục tiêu chính trị độc tài của ĐCSTQ, trên quy mô toàn cầu.
Từ góc độ này, việc ông Lý Khắc Cường muốn chiến thắng châu Âu và Hoa Kỳ giống như làm tê liệt thế giới phương Tây, để họ không thực hiện các hành động trả đũa, qua đó giúp hoàn thành kế hoạch của ĐCSTQ.
Đồng thời, nhiều người cũng đang bàn luận, liệu lời hứa của Lý Khắc Cường có thực sự hiệu quả? Liệu môi trường kinh doanh của Trung Quốc có thể được “cai trị bằng luật pháp” như ông nói? Một sự cố xảy ra cách đây vài ngày, dường như đưa ra một câu trả lời tiêu cực ngược lại. Theo một video đang lan truyền trên các mạng xã hội Trung Quốc, người phụ nữ trong video là chủ nhân của chiếc ô tô điện Tesla, gây chú ý tại Triển lãm ô tô Thượng Hải ngày 19/4. Cô cho biết vào tháng 2 năm nay, khi lái chiếc Tesla Model 3, lúc phanh gấp đã bị đâm vào hai chiếc xe, và suýt khiến 4 người trong gia đình thiệt mạng.
Vào buổi chiều, Đào Lâm, phó chủ tịch Tesla Trung Quốc, phản hồi rằng Tesla sẵn sàng trả tiền để kiểm tra xe, nhưng nữ chủ xe từ chối hợp tác, miễn là bồi thường cao, không sẵn sàng sử dụng các phương pháp phiền phức. Đào Lâm nói, “Chúng tôi không thể đồng ý yêu cầu của cô ấy vì nó không hợp lý. Tôi nghĩ cô ấy cũng rất chuyên nghiệp, và chắc chắn phải có (người) đứng sau cô ấy … Tôi không biết đó là ai”.
Trong khi dư luận đang theo dõi diễn biến của tình hình, thì các phương tiện truyền thông và cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực sự tham gia vào cuộc chiến, họ đồng loạt lên án Tesla.
Tân Hoa Xã đã đưa ra một bài báo vào ngày 20/4, nói rằng, “Giám đốc điều hành Tesla đã trả lời một cách ngạo mạn, cho Tesla sự tự tin để ‘không khoan nhượng’.” Nó cũng nói rằng nếu có bất kỳ nghi ngờ “lừa dối khách hàng nào”, thì các bộ phận liên quan cũng phải tăng cường giám sát.
“Trường An kiếm”, một chi nhánh truyền thông của Ủy ban Các vấn đề Pháp lý và Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, cũng đưa ra tuyên bố cáo buộc Tesla “không cung cấp các sản phẩm an toàn và đáng tin cậy cho chủ sở hữu ô tô, không cung cấp các giải pháp thực tế nếu có vấn đề xảy ra” và “đặt chủ sở hữu xe trong nguy hiểm nhiều lần”.
Đồng thời, ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của Thời báo Hoàn Cầu, tuyên bố rằng Tesla “phải trả giá bằng danh dự nếu không xử lý đúng các tranh chấp với người tiêu dùng”.
Ngay sau khi các phương tiện truyền thông chính thức đồng loạt chỉ trích, chủ đề ai là người đứng sau nữ chủ xe, đã gây ra một cuộc thảo luận rộng rãi hơn. Nhiều cư dân mạng xem đoạn video vừa rồi đã đặt câu hỏi rằng người phụ nữ này hẳn là phải sắp xếp trước để đến hiện trường, nếu là triển lãm ô tô trong nước thì đã bị cảnh sát và an ninh hạ gục rồi, làm sao cô ta có thể leo lên nóc xe mà mắng nhiếc vậy được.
Một số nhà phân tích cũng chỉ ra rằng ĐCSTQ có thể đứng sau vụ việc.
Từ đầu năm nay, Tesla đã phải hứng chịu một làn sóng ghẻ lạnh ở Trung Quốc, không chỉ bất ngờ vấp phải việc bị đánh giá không tốt từ Đảng Cộng sản Trung Quốc, các phương tiện truyền thông của đảng, trong và ngoài ngành, quân đội nước này còn cấm sử dụng các sản phẩm của Tesla, do nghi ngờ bị gián điệp. Điều này hoàn toàn trái ngược với sự chào đón nồng nhiệt mà Tesla đã nhận được cách đây ba năm.
Tiến sĩ Chương Gia Đôn, một chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Trung Quốc, nói với Tiếng nói Hoa Kỳ rằng những gì Tập Cận Bình muốn là tiền, và công nghệ của các công ty nước ngoài. “Ông ấy muốn thay thế họ và thay thế (người sáng lập Tesla) Elon Musk”; “Năm năm nữa. Hoặc 10 năm sau, Musk sẽ hối hận vì Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hủy hoại Tesla”, ông Chương cho biết.
Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông chính trị và kinh tế ở Trung Quốc đại lục nhận xét, “Tesla là một mãnh tướng. Nếu chúng tôi không muốn, những người khác sẽ muốn”.
Vào ngày 19/4, tài khoản WeChat công khai “Ba pháp ti chính đạo biện” đã đưa ra một bài báo nói rằng năng lượng mới có thể xoay diện cục diện thời đại, có thể “học hỏi” được bao nhiêu công nghệ từ Tesla, thì phải xem để nó hội nhập được bao lâu; và sau Tesla sẽ là Đảng Dân chủ Mỹ, có thể làm sâu sắc thêm mối quan hệ lợi ích, nên ở Hoa Kỳ sẽ có nhiều bạn hơn và ít kẻ thù hơn. Bài báo cũng cho rằng Tesla khó tránh khỏi được ưu ái mà sinh kiêu, vì vậy dự kiến sẽ có một số đòn đánh cho họ.
Nhà bình luận Lý Lâm Nghi cho rằng phân tích của truyền thông nước ngoài và truyền thông Trung Quốc đại lục có thể đúng. “Tập Cận Bình xem xét các phương tiện tái tạo năng lượng, vì ông ấy muốn thách thức Hoa Kỳ, trong các vấn đề quốc tế như năng lượng mới và biến đổi khí hậu, và thống trị trật tự quốc tế. Vì vậy, về lâu dài, ĐCSTQ muốn thay thế Musk và Hoa Kỳ. Nhưng hiện tại, Tập Cận Bình đặc biệt cần công nghệ và kinh nghiệm của Tesla, để thực hiện tham vọng của ĐCSTQ”.
ĐCSTQ ngày càng coi nhẹ việc che giấu tham vọng của mình, và việc bao vây, cũng như ngăn chặn các quốc gia trong các lĩnh vực, ngày càng trở nên rõ ràng hơn; Nhưng ông Tập lại vẫn nói những lời sáo rỗng, trong bài phát biểu ở Bác Ngao. Hành động thực tế lại chiêu mời sự đối kháng của thế giới ngày càng nhiều, trong nhiều trường hợp, họ đang dần hình thành liên minh chống lại Trung Quốc.