Vì sao Tập Cận Bình ‘bịt miệng’ Chu Dung Cơ?

Mạn Vũ

Tập Cận Bình ngăn cấm Chu Dung Cơ: chủ nghĩa độc tài lên ngôi
Tập cận Bình và Chu Dung Cơ

Cách đây vài hôm, cựu Thủ tướng Trung Quốc – Ôn Gia Bảo có bài viết tưởng nhớ người mẹ đã khuất nhưng sau đó bị Tập Cận Bình ngăn cấm. Lần này đến lượt cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ. Tại sao Tập Cận Bình lại làm như vậy?

Nhà sử học đồng thời là chuyên gia phân tích các vấn đề thời sự, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có bình luận về vấn đề này trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 27/4. 

Trong bài phân tích, Giáo sư Chương chỉ ra rằng: việc cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ bị ngăn cấm là có liên quan đến vấn đề Hồng Kông. Trước đây Chu Dung Cơ nói rằng nếu làm hỏng Hồng Kông thì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là tội đồ của dân tộc. 

Trong bài phân tích còn nói thêm lý do tại sao ĐCSTQ lại phong toả thông tin về người phụ nữ gốc Hoa đạt được giải cho hạng mục đạo diễn nữ xuất sắc nhất, tại sao không phát sóng lễ trao giải  ở Hồng Kông và đại lục?… Tất cả sẽ được giải đáp trong bài bình luận chi tiết dưới đây của Giáo sư Chương. 

***

Ngày 24/4 năm nay là kỷ niệm 110 năm ngày thành lập Đại học Thanh Hoa, sau đó là kỷ niệm 37 năm thành lập Học viện Kinh tế và Quản lý Thanh Hoa, đồng thời còn có lễ khánh thành một toà nhà mới của Học viện Kinh tế và Quản lý Thanh Hoa. Chu Dung Cơ, người đã nghỉ hưu 20 năm xuất hiện ở đó. 

Chu Dung Cơ năm nay 92 tuổi, ông rời vị trí Thủ tướng Quốc vụ viện của ĐCSTQ năm 2003. Sau đó Chu Dung Cơ rất ít khi xuất hiện. 

Ngày 24/4 Đại học Thanh Hoa có đưa tin với nội dung đại khái là: vì Chu Dung Cơ là Viện trưởng đầu tiên cho nên trong lễ khánh thành toà nhà mới, ông đã viết một vài hướng dẫn. 

Lần này Chu Dung Cơ xuất hiện ở Đại học Thanh Hoa viết một vài hướng dẫn, chỉ có truyền thông thân với ĐCSTQ là mạng Đa Duy đề cập đến sự xuất hiện của Chu Dung Cơ trên tiêu đề. Ngay cả trong bài viết trên trang web chính thức của Đại học Thanh Hoa, trên tiêu đề bài viết cũng không nói rõ Chu Dung Cơ đã làm điều gì. Điều này phản ánh ở một mức độ nào đó những thông tin về Chu Dung Cơ đã bị hạn chế ngăn cấm (1).  

Hai ngày trước, khi bài viết của Ôn Gia Bảo bị ngăn cấm, chúng tôi có làm một chương trình. Có hai nguyên nhân khiến Ôn Gia Bảo bị ngăn cấm. Thứ nhất là nội dung phản ánh về Cách mạng văn hoá (CMVH). Ôn Gia Bảo rất phản cảm với CMVH, còn Tập Cận Bình đã làm rất nhiều việc có xu hướng làm sống lại CMVH, cho nên đây là xung đột ý thức hệ. Lý do thứ hai là trong bài viết nói rằng: ‘Trong tâm trí tôi, Trung Quốc nên là một quốc gia với đầy đủ công bằng và chính nghĩa’. Vậy thì ‘nên là’ trong bài viết có nghĩa là ‘Trung Quốc hiện nay không phải là một quốc gia có đầy đủ công bằng và chính nghĩa’. Do đó đây cũng là một loại phản đối hoặc là phơi bày thực tế phũ phàng đối với Tập Cận Bình. Với hai điểm này, Tập Cận Bình không chấp nhận được. 

Hai lý do nêu trên là nguyên nhân Tập Cận Bình ngăn cấm Ôn Gia Bảo. Còn với Chu Dung Cơ thì sao?

Chu Dung Cơ bị ngăn cấm có thể liên quan đến vấn đề Hồng Kông

Tôi nghĩ việc Chu Dung Cơ bị ngăn cấm có thể liên quan đến Hồng Kông. Tối ngày 19/11/2002, Chu Dung Cơ có tham gia một nghi thức đón tiếp ở Hồng Kông. Ở Toà nhà Chính phủ Hồng Kông có tổ chức một buổi yến tiệc, Chu Dung Cơ đã có một bài diễn thuyết kéo dài nửa giờ. 

Lúc đó kinh tế Hồng Kông gặp chút khó khăn. Sau đó ĐCSTQ mới mở cửa tự do làm việc. Nhưng lúc đó, Chu Dung Cơ nhấn mạnh rằng chúng ta nên phó thác hy vọng vào 6 triệu người Hồng Kông, nên gửi gắm hy vọng vào thế hệ trẻ. Sau đó ông còn nói tương lai Hồng Kông sẽ đầy hứa hẹn. 

Đoạn phát biểu năm 2002 đó đã rất phổ biến trên Internet vào năm ngoái, được lan truyền rộng rãi vì ông ấy nói như thế này: “Tôi không tin Hồng Kông làm không tốt. Nếu Hồng Kông làm không tốt, không những các vị có trách nhiệm, tôi cũng có trách nhiệm trong đó. Nếu Hồng Kông trở về mẫu quốc mà bị huỷ trong tay chúng ta, chúng ta chẳng phải là tội đồ của dân tộc sao? Không thể như thế được!” – ‘Các vị’ ở đây là chỉ các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông tham gia yến tiệc ở Toà nhà Chính phủ. 

Chúng ta thấy rằng ý tứ của Chu Dung Cơ rất rõ ràng, chính là nói: nếu làm hỏng Hồng Kông thì ĐCSTQ chính là tội đồ của dân tộc. Sau đó khi ông kết thúc bài nói chuyện rồi đi xuống khỏi bục giảng, ông nói to lên rằng: ‘Tôi yêu Hồng Kông’, cho nên lúc đó không khí rất cao trào. 

Hồng Kông hiện tại đang chìm đắm trong cảnh hoang tàn. Chu Dung Cơ khẳng định rất đau buồn về tình cảnh Hồng Kông. 

Trước đây chúng ta từng nói về hội nghị Bắc Đới Hà năm 2019, năm ấy Hồng Kông là vấn đề tranh luận rất lớn. Tôi tin chắc rằng Chu Dung Cơ không muốn thấy Tập Cận Bình dùng phương thức trấn áp Hồng Kông mạnh tay như vậy, do đó tôi đoán rằng khi ấy có thể có một số xung đột lời qua tiếng lại. Đây có thể là chôn giấu bất mãn của Tập Cận Bình đối với Chu Dung Cơ. 

Hiện nay Hồng Kông trầm luân đến mức độ nào? Chính là lễ trao giải  hôm qua của Mỹ, đã không phát sóng ở Hồng Kông. Tôi cũng không thích lễ trao giải. Nguyên nhân là vì toàn bộ hoạt động trao giải đã biến thành bục giảng tuyên truyền tư tưởng chính trị của cánh tả. Vốn dĩ lễ trao giải là nói về nghệ thuật điện ảnh, còn hiện nay nó ra sức tuyên truyền ‘đúng đắn chính trị’, sau đó kích động chia rẽ nước Mỹ, thù hận sắc tộc v.v. những thứ như thế. Kỳ thực tỷ lệ người xem (rating) của lễ trao giải bị giảm đi rất nhiều.   

ĐCSTQ phong toả thông tin Triệu Đình – người phụ nữ gốc Á đầu tiên đạt được giải  cho nữ đạo diễn xuất sắc nhất

Hôm qua lễ trao giải không phát ở Hồng Kông bởi vì Hồng Kông có một bộ phim được đề cử với tên gọi ‘Không ngăn cách’. ‘Không ngăn cách’ nghĩa là khi ấy ở Hồng Kông có hai phái (hai nhóm người), một phái là ‘Hoà Lý Phi’ tức là Hoà bình – Lý tính – Phi bạo lực, một phái là ‘Dũng Vũ’ chính là họ có thể dùng hành động kháng nghị kịch liệt hơn một chút. Hai phái này về cách thức có khác nhau, đôi khi có chút xung đột với nhau nhưng họ đều là người Hồng Kông. Tôi cảm thấy họ đều nghĩa hiệp và hào phóng ‘tôi với bạn về phương hướng chính trị là như nhau, chỉ là phương pháp cụ thể của chúng ta có khác nhau. Tuy rằng phương thức khác nhau nhưng tôi và bạn vẫn là anh em như thể tay chân, tôi và bạn vẫn sát cánh cùng nhau. Tuy phương pháp chúng ta có khác nhau nhưng đều chống lại chính quyền bạo lực của ĐCSTQ, chúng ta có cùng kẻ địch’. Do đó đây là ý nghĩa của tên phim ‘Không ngăn cách’ – giữa chúng ta không có ranh giới, chúng ta vĩnh viễn đứng cùng nhau. 

Tác phẩm ‘Không ngăn cách’ được đề cử giải. Lễ trao giải hôm qua còn có một sự việc nữa đó là con gái riêng của Tống Đan Đan tên là Triệu Đình sản xuất một bộ phim tên là ‘Nomadland – Du ngoạn trong hoang mạc cuộc đời’. Triệu Đình đã dựa vào bộ phim ấy mà đạt được ba giải. Cô trở thành người phụ nữ gốc Á đầu tiên đạt được giải cho nữ đạo diễn xuất sắc nhất. Một điểm chắc chắn rằng thành tựu của Triệu Đình không liên quan gì đến ĐCSTQ. Bởi vì lúc 14 tuổi cô ấy đã đến Mỹ quốc du học, sau đó còn nói một câu: ‘Trung Quốc là một quốc gia có đầy rẫy sự dối trá’. Cô ấy nói sau khi đến Mỹ cô mới phát hiện nền giáo dục [hiện đại] tại Trung Quốc đối với cô ấy trước đây đều là dối trá. 

Một cô gái đạt được giải, hơn nữa lại đến từ Trung Quốc đại lục, đáng lẽ ra truyền thông nhà nước phải đưa tin rầm rộ, phải viết cả sách về câu chuyện này, nhưng vì câu nói ở trên mà tin tức về lễ trao giải bị ngăn cấm toàn đại lục. 

Bài phát biểu của Triệu Đình tại lễ trao giải khiến tôi cảm thấy rất đáng suy nghĩ. Đặc biệt cô ấy đề cập đến việc lúc nhỏ đã cùng bố học thuộc ‘Tam tự kinh’, tin rằng con người sinh ra đều là thiện lương.

Tập Cận Bình đang đi trên con đường độc tài

Nhưng mọi người thấy đấy, Tập Cận Bình đã ngăn cấm Chu Dung Cơ, sau đó ngăn cấm Ôn Gia Bảo, tiếp đến phong toả thông tin về Triệu Đình, rồi lại ngăn cấm thông tin về bộ phim Hồng Kông được đề cử giải là ‘Không ngăn cách’, còn không cho Hồng Kông phát sóng chương trình này. Điều này cho thấy con đường độc tài của Tập Cận Bình đã đi quá xa rồi, điều này càng làm thế giới phản cảm

Ngày 26/4, trên trang Political chi nhánh châu Âu đã đăng một bài, nói rằng lãnh đạo cấp cao của Liên minh châu Âu có một báo cáo nội bộ. Báo cáo này nói về việc Tập Cận Bình đang chuyển hướng sang chế độ độc tài khiến Liên minh châu Âu vô cùng lo lắng. Bài báo nói rằng, nếu Tập Cận Bình chuyển sang chế độ độc tài thì rất khó tách biệt chế độ chính trị và chế độ kinh tế của Bắc Kinh. Nói một cách đơn giản, Trung Quốc không phải là quốc gia có nền kinh tế thị trường, tôi làm ăn phải chịu sự khống chế của chính trị. Vậy thì khi tôi làm ăn, ngoài lợi ích kinh doanh, tôi còn phải suy nghĩ đến môi trường chính trị của các bạn. 

Báo cáo của Liên minh châu Âu là báo cáo nội bộ nhưng nó nói rõ một vấn đề: cách nhìn nhận ĐCSTQ của châu Âu càng ngày càng giống với cách nhìn nhận của Mỹ đối với ĐCSTQ. Nói rõ hơn, đây là cách nhìn của chính quyền Trump đối với ĐCSTQ. Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo khi du thuyết ở một số quốc gia châu Âu, ông hy vọng các nước châu Âu đứng về phía Hoa Kỳ để áp chế ĐCSTQ. 

Biden có kế hoạch đến Brussels (Bỉ) vào tháng 6, tham gia Hội nghị thượng đỉnh Âu – Mỹ. Dự kiến vấn đề ĐCSTQ là tâm điểm của hội nghị. Chính quyền Biden quan tâm hai lĩnh vực. Thứ nhất là thương mại. Còn một lĩnh vực nữa là công nghệ cao. Liên minh châu Âu cũng đem hai lĩnh vực là thương mại và lĩnh vực công nghệ cao để đối phó với ĐCSTQ. Nếu Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác hơn nữa về hai vấn đề này, thì đây là tin xấu đối với ĐCSTQ.

Từ việc Tập Cận Bình ngăn cấm Chu Dung Cơ, chúng ta đã đề cập đến vấn đề chế độ độc tài của Tập Cận Bình đối với trật tự thế giới. Nếu ông ta làm như vậy sẽ đưa ĐCSTQ vào một tình thế vô cùng bất lợi. 

Chú thích: (1) Ngăn cấm, nguyên gốc là chữ Phong sát – 封殺, ý nghĩa là tin tức bị chặn trên phương tiện truyền thông. Ở đây dịch là ngăn cấm.

Theo Chính luận thiên hạ
Mạn Vũ biên dịch

Related posts