Vũ Dương
Có chuyên gia nhìn nhận rằng tình hình quốc tế đã diễn ra những thay đổi đáng kể, và sau 30 năm “đại vận tới”, Bắc Kinh sẽ đối mặt với thách thức mới là “nhốt hổ vào chuồng”, theo Vision Times.
Bài báo của The Economist đề cập rằng Đài Loan là “nơi nguy hiểm nhất trên Trái Đất“, đã làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận về an ninh của Đài Loan. Bài viết cũng nhấn mạnh mối đe dọa mở rộng quân sự của Bắc Kinh sang eo biển Đài Loan và các khu vực lân cận, đồng thời hy vọng rằng chính quyền Bắc Kinh có thể hiểu rằng các hành động liên quan của quân đội ĐCSTQ đã hoàn toàn đi chệch khỏi tuyên bố chính trị được gọi là “trỗi dậy hòa bình”, khiến cộng đồng quốc tế ngày càng hoài nghi hơn.
Tuy nhiên, ông Lại Thanh Đức đã thẳng thừng tuyên bố trên Twitter rằng quyền tự quyết của người Đài Loan không nên bị coi là nguy hiểm.
Còn ông Tạ Kim Hà tuyên bố qua Facebook rằng Đài Loan đã không được an toàn kể từ năm 1949. Từ trận Cổ Ninh Đầu năm 1949 đến trận địa pháo 823 tại Kim Môn năm 1958 khiến hai bờ eo biển sóng gió muôn trùng, Đài Loan gặp rất nhiều khó khăn để tồn tại. Ngày nay, tình hình quốc tế nói chung đã có những thay đổi đáng kể, trong số những nguy cơ địa chính trị đầy khủng hoảng, Đài Loan đã tìm thấy nhiều cơ hội hơn.
Ông Tạ cũng chia sẻ rằng người bạn tốt của ông, Tông Diệu Vu đã giải thích về sự tiến hóa trong tương lai của địa chính trị trong một bài phát biểu về “Ván cờ” của thế kỷ. Nhân vật chính của trò chơi này là Bắc Kinh. Sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc sau năm 1978 cũng là một bước ngoặt quan trọng đối với 30 năm đại vận của nước này.
Ông Tạ tin rằng Bắc Kinh đã tác động vào bẫy Thucydides (tên triết học gia phát biểu câu: “Chính sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà nó gây ra ở Sparta đã khiến chiến tranh trở thành điều tất yếu”). Nghĩa là việc lớn mạnh của Bắc Kinh khiến lo ngại về nó gia tăng và sẽ dẫn đến chiến tranh. Như tác giả Graham Allison đã bình luận rằng “trận chiến này sẽ là trận chiến cuối cùng”.
Trong tình hình quốc tế hiện nay, Bắc Kinh đang đứng trước nỗi lo “nhốt hổ vào chuồng” khi đối diện thách thức mới từ Liên minh do Hoa Kỳ đứng đầu. Đây sẽ là một cuộc đấu tranh quốc tế mới lâu dài chống lại hệ thống tập trung của Bắc Kinh, Nga, Iran và Triều Tiên. Địa chính trị cũng sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đầu tư trong tương lai. Vậy nên một sự thay đổi trong nền kinh tế có thể là dấu hiệu dự báo vị trí địa chính trị của quốc gia đó sẽ có thay đổi.
Ông Tạ trích dẫn chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nhật Bản vì Nhật Bản đã trở thành đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong cuộc kháng chiến với ĐCSTQ, vai trò của nước này trong địa chính trị đã tăng lên.
Trước đó, thị trường đã có dự báo sớm, ví dụ vào tháng 3 năm 2020, tỷ phú Hoa Kỳ Buffett đã đầu tư nhiều hơn vào 5 công ty thương mại lớn của Nhật Bản. Hiện giá cổ phiếu của một số công ty đã tăng hơn gấp đôi. Thay đổi tiếp theo là Hiệp hội Đông Á, khi Ấn Độ đã trở thành công xưởng của thế giới, và trong mười nước ASEAN, Việt Nam có cơ hội lớn, Thái Lan thì đang dần thể hiện sức mạnh của mình.
Ông Tạ cuối cùng cũng nhấn mạnh rằng Đài Loan và Nhật Bản là những khu vực quan trọng nhất đối với sản xuất chất bán dẫn. Một bên chịu trách nhiệm về các quy trình sản xuất tiên tiến, một bên chuyên về vật liệu hóa học và các thành phần quan trọng.
Trong 30 năm qua, con mắt thế giới tập trung vào đại lục, bây giờ hoàn toàn thay đổi, đại lục đã mất đi vị thế nổi bật. Tình hình ở Hồng Kông rất giống Đài Loan những năm 1990, khi thị trường chứng khoán không còn hấp dẫn và đang tụt dốc. Dù không rõ nguồn tiền nóng đang tháo chạy đi đâu, nhưng khối lượng giao dịch cổ phiếu đã tăng lên đáng kể. Thị trường chứng khoán là nơi phản ứng đầu tiên, vì vậy những thay đổi này có thể dự báo thay đổi về địa chính trị trong tương lai.