Hàn Dương
Giáo sư tại Đại học Claremont McKenna ở Hoa Kỳ, chuyên gia kinh tế và chính trị nổi tiếng về Trung Quốc, Bùi Mẫn Hân đã đưa ra một phân tích vào hôm thứ Năm tuần trước (29/4), chỉ ra rằng vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã khiến ĐCSTQ kiêu ngạo và gia tăng các hành động gây hấn.
Với cách tiếp cận này, ĐCTQ sẽ tự đẩy mình đến bờ vực nguy hiểm và khiến các quốc gia trung lập ban đầu sẽ nghiêng về Hoa Kỳ nhiều hơn, do đó làm gia tăng mối đe dọa hiện hữu đối với ĐCSTQ.
Ngoài ra, chuyên gia Bùi Mẫn Hân tin rằng sự kiêu ngạo của ĐCSTQ cũng sẽ dẫn đến cái chết của những cải cách cần thiết trong nước, điều này sẽ đưa nền kinh tế Trung Quốc vào tình trạng đình trệ.
Chuyên gia Bùi Mẫn Hân đăng trên “Nikkei Asian Review” ngày 29/4 rằng nhiệm kỳ của ông Biden mới chỉ vượt quá 100 ngày, nhưng theo quan điểm hiện tại, hy vọng tan bằng trong mối quan hệ Mỹ-Trung đang nhanh chóng tan biến giữa Washington và Bắc Kinh. Trên thực tế, chính quyền ông Biden cũng coi ĐCSTQ là đối thủ địa chính trị nguy hiểm nhất của Hoa Kỳ.
Rất ít lãnh đạo ĐCSTQ phủ nhận rằng Hoa Kỳ không chỉ gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với ĐCSTQ, mà còn là mối đe dọa hiện hữu đối với tham vọng thống trị thế giới của ĐCSTQ. Vấn đề duy nhất là làm thế nào để thiết lập điểm mấu chốt trong mối quan hệ song phương ngày càng thù địch và tránh va chạm quân sự trực tiếp.
Sự kiêu ngạo của ĐCSTQ có thể khiến các nước trung lập xích lại gần Hoa Kỳ
Ông Bùi Mẫn Hân tin rằng ĐCSTQ có một loạt lợi thế mà Liên Xô cũ không có. Vị trí cốt lõi của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu được thể hiện ở chỗ nước này vừa là nhà cung cấp hàng hóa sản xuất lớn nhất vừa là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai, với 2 nghìn tỷ đô-la Mỹ vào năm 2020. Tính theo đô-la, giá trị nền kinh tế Trung Quốc hiện tại đang gần bằng 75% của Hoa Kỳ.
Chính phủ ĐCSTQ cảm thấy rằng rất ít quốc gia có thể gánh chịu hậu quả của việc tách khỏi nền kinh tế Trung Quốc, nên tin rằng họ sẽ không dám làm gì ĐCSTQ. Ông Bùi Mẫn Hân nhận định, kiểu suy nghĩ này của ĐCSTQ có thể khiến ĐCSTQ có những hành động gây hấn, qua đó khiến các nước vốn dĩ duy trì mối quan hệ trung lập giữa Mỹ và Trung Quốc xích lại gần Mỹ hơn, kết cục này cũng là do chính sự kiêu ngạo của ĐCSTQ gây ra.
Ví dụ, hành vi gây hấn gần đây của ĐCSTQ ở Biển Đông và việc tập hợp hơn 200 tàu đánh cá gần các đảo và đá ngầm đang tranh chấp của Philippines đã khiến Philippines tức giận. Ông Bùi nói rằng nếu hành vi hung hăng này của ĐCSTQ vẫn tiếp tục, nó có thể sẽ tạo ra một cơ hội chiến lược cho Hoa Kỳ. Việc Hải quân Mỹ quay trở lại Vịnh Subic ở Philippines sẽ là một yếu tố giúp thay đổi cuộc chơi.
Ông Salvador Panelo, cố vấn pháp lý của Tổng thống Philippines, nói rằng sự tồn tại lâu dài của các tàu dân quân biển Trung Quốc đã mang lại những vết nhơ không đáng có cho mối quan hệ song phương và “có thể kích hoạt các hành vi thù địch mà cả hai nước đều không muốn”. Hai nước có thể đàm phán về các chủ đề cùng quan tâm và lợi ích song phương, nhưng đừng nhầm lẫn, chủ quyền của Philippines là không thể đàm phán.
Theo Reuters, mặc dù thời gian gần đây hàng loạt nhà ngoại giao và tướng lĩnh hàng đầu của Philippines đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ ĐCSTQ, nhưng nhận xét nêu trên của chính quyền Tổng thống Philippines là vô cùng cứng rắn, bởi trước đó Tổng thống Duterte luôn tìm kiếm tình hữu nghị với Bắc Kinh và không muốn đối đầu.
Khi các hành động khiêu khích của ĐCSTQ ngày càng trở nên nghiêm trọng, Philippines và Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc tập trận chung kéo dài hai tuần, bắt đầu từ ngày 12/4. Hai bên nói chuyện và nhắc lại cam kết chung của họ đối với liên minh Mỹ-Philippines.
Tương tự, lập trường ngạo mạn của ĐCSTQ về vấn đề nhân quyền cũng ngăn cản Liên minh châu Âu duy trì vị thế trung lập chiến lược. Tháng trước, Liên minh châu Âu đã trừng phạt một số quan chức ĐCSTQ chịu trách nhiệm đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Bắc Kinh đã không đưa ra phản ứng nhẹ nhàng mà thay vào đó, họ công bố các biện pháp trừng phạt đối với 10 người châu Âu và 4 thực thể châu Âu, điều này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Liên minh châu Âu và khiến Hiệp ước Đầu tư Trung Quốc-EU gặp rủi ro.
Ông Manfred Weber, chủ tịch nhóm đảng lớn nhất của Nghị viện châu Âu và Nhóm đảng nhân dân châu Âu, cho biết, “Trung Quốc tấn công các thành viên quốc hội được bầu tự do, điều này cho chúng ta thấy sự khinh thường của Bắc Kinh đối với nền dân chủ. Chúng tôi sẽ không bị đe dọa. Các biện pháp trừng phạt của EU đối với ĐCSTQ được chúng tôi ủng hộ hoàn toàn”.
Bà Assita Kanko, một thành viên của Nghị viện châu Âu, đã cho biết hôm thứ Hai (26/4) rằng: “Trung Quốc hoàn toàn không tôn trọng EU. Đã đến lúc tiến hành phân tích chiến lược về mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc”.
Sự tự tin thái quá của ĐCSTQ cũng sẽ kìm hãm các cải cách kinh tế
Ông Bùi Mẫn Hân nói rằng sự tự tin thái quá của ĐCSTQ thậm chí có thể giết chết những cải cách cần thiết trong nước. Về mặt văn bản, Bắc Kinh vừa xây dựng một kế hoạch chi tiết – kế hoạch 5 năm mới của họ – để điều chỉnh hướng phát triển kinh tế và đạt được khả năng tự cung cấp về công nghệ. Nhưng thành công của nó còn lâu mới được bảo đảm.
Ông Bùi Mẫn Hân cho rằng những cải cách trong nước của Trung Quốc cần giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước và huy động khu vực tư nhân, cần giảm bớt sự kiểm soát của đảng, nhưng điều này sẽ thách thức niềm tin cốt lõi của Tập Cận Bình vào chủ nghĩa tư bản nhà nước và quyền lực tối cao của ĐCSTQ. Nhưng nếu không cải tổ, Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng trì trệ, giống như Liên Xô bắt đầu vào giữa những năm 1970.
Ông Bùi Mẫn Hân kết luận rằng sự ngạo mạn sẽ khiến Bắc Kinh phạm hàng loạt sai lầm chiến lược và khả năng xảy ra là rất cao. Hoàn cảnh ra quyết định của ĐCSTQ có đặc điểm là tập trung quá nhiều quyền lực, thiếu tiếng nói bất đồng và thông tin trái chiều, và đây là mảnh đất màu mỡ để đưa ra các giả định sai lầm.