‘3 tầng diện chiến thuật’ của Tập Cận Bình nhằm khống chế Internet toàn cầu

Mạn Vũ

Tập Cận Bình đã làm gì để khống chế internet toàn cầu?
Ảnh: Tổng hợp.

“Việc khống chế Internet đã thành tiêu điểm trong cuộc cạnh tranh chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong đó đối thủ là nước Mỹ. Mục đích cuối cùng là muốn kiểm soát nội dung internet toàn cầu”. Đây là một phần trong bài phát biểu của ông Tập Cận Bình vào ngày 4/1/2017…

Về âm mưu thiên đại này, chuyên gia phân tích các vấn đề thời sự, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã đó bình luận trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 3/5. Dưới đây là bài phân tích chi tiết của Giáo sư Chương:

Hôm nay tôi đã xem một bài báo của Tân Đường Nhân, nó gần như xác nhận phỏng đoán của tôi. Mọi người hãy xem tin này: ‘Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vạch ra kế hoạch làm thế nào khống chế Internet toàn cầu’. Bài nói chuyện của ông Tập diễn ra vào ngày 4/1/2017, lúc đó ông Trump còn chưa lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã có bài phát biểu như vậy.

Tập Cận Bình đã nói rất rõ ràng rằng: ‘Việc khống chế Internet đã thành tiêu điểm trong cuộc cạnh tranh chiến lược của ĐCSTQ, trong đó đối thủ là nước Mỹ. Mục đích cuối cùng là muốn kiểm soát nội dung Internet toàn cầu’. Mọi người chú ý điểm này, Tập Cận Bình nói muốn ‘kiểm soát nội dung Internet toàn cầu’, chứ không phải chỉ kiểm soát nội dung Internet ở Trung Quốc. Tất nhiên, ĐCSTQ thông qua tường lửa mà khống chế những nội dung trong nước, nhưng đối với nội dung ở nước ngoài, những tin tức bên ngoài này là bất lợi đối với ĐCSTQ. Vì những tin tức ở nước ngoài có nội dung vạch trần sự dối trá của ĐCSTQ, cho nên ĐCSTQ âm mưu muốn khống chế cả những tin tức bên ngoài. 

Trong bài phát biểu của Tập Cận Bình, ông ấy đã nói đến cách làm trên tầng diện chiến lược và cách làm trên tầng diện chiến thuật. 

Tầng diện chiến lược: ĐCSTQ đã đánh giá sai về năng lực bản thân

Ở tầng diện chiến lược này, Tập Cận Bình nói: ‘Trong lĩnh vực Internet, ĐCSTQ xác thực là lạc hậu nghiêm trọng so với Mỹ, bao gồm các phương diện như kỹ thuật, đầu tư, nhân tài. Thế thì sách lược của ĐCSTQ là lợi dụng các công ty Mỹ để phục vụ ĐCSTQ’. ‘Lợi dụng các công ty Mỹ để phục vụ ĐCSTQ’ rốt cuộc là gì? Kỳ thực, Tập Cận Bình không có bất cứ phương án thực hiện nào. Nhưng đoạn sau Tập Cận Bình nói rằng: ‘Phải hợp tác nhiều hơn về mặt chiến lược với châu Âu, các nước phát triển, các quốc gia dọc theo Vành đai và Con đường, để chống lại Hoa Kỳ’. Đây chỉ là phương hướng chung chứ không có biện pháp cụ thể. Tôi nghĩ rằng phương hướng này thật sự rất khó để giành thắng lợi, rất khó làm được. 

Tập Cận Bình ở tầng chiến lược này có thể đánh giá sai về nước Mỹ bởi vì phát biểu này được thực hiện vào ngày 4/1/2017, lúc đó Tập Cận Bình có lẽ còn không biết những công nghệ quan trọng của Trung Quốc như sản xuất phần cứng chip, phần mềm thiết kế chip, giống như phần mềm EDA để vẽ sơ đồ mạch điện, bao gồm cả hệ thống vận hành, những hệ điều hành giống như Android v.v. đây là những lĩnh vực vô cùng cơ bản; bao gồm cả hệ điều hành máy tính, dù là Linus, Window, macOS v.v. những thứ này đều là thứ của nước Mỹ. Ngay cả những hệ điều hành này mà bạn không nắm vững, điều này tương đương với việc bạn không có những thứ cơ sở ở tầng thấp nhất; những thứ như phần mềm thiết kế chip, sản xuất phần cứng chip v.v. đều thuộc về người khác. Cho nên nói ở tầng chiến lược, Tập Cận Bình không có cách nào cạnh tranh với nước Mỹ. 

Ảnh: Pixabay.

3 tầng diện chiến thuật’ của ĐCSTQ: chiêu thức ám muội

Ở phần sau của bài phát biểu, Tập Cận Bình đã đề cập đến ba tầng diện chiến thuật rất quan trọng. Nội dung đề xuất ở tầng diện chiến thuật này thực sự là chiêu thức ám muội nhưng lại vô cùng hữu dụng. 

Chiêu thứ nhất, ông Tập Cận Bình nghĩ biện pháp để thiết lập quy tắc tại xã hội quốc tế, nghĩa là quy tắc Internet được đặt ra bởi ĐCSTQ. Việc này lát nữa chúng ta sẽ nói, kế hoạch của ông ta rốt cuộc là gì. Kế hoạch thứ hai tôi cho rằng chúng ta đã thấy rồi. Ông Tập nói: ‘ĐCSTQ nên cài người của mình vào các tổ chức mạng Internet lớn, hơn nữa phải chiếm giữ vị trí quan trọng’. Đây là kế hoạch thứ hai của ông ta, kế hoạch này thực sự âm ám nguy hiểm. Đây là lý do vì sao Twitter, Facebook hay Youtube, ở trong đó cài đặt một lượng lớn người của ĐCSTQ. Vậy nên trên những nền tảng này có khống chế ngôn luận và lèo lái định hướng dư luận. Điều thứ ba, Tập Cận Bình cho rằng ĐCSTQ nghĩ biện pháp khống chế cơ sở hạ tầng. Ông ấy đưa một ví dụ, đó là về máy chủ tên miền gốc – root server. 

Máy chủ tên miền gốc: công cụ mà ĐCSTQ muốn khống chế

Tôi nói đơn giản một chút về máy chủ tên miền gốc này. Bởi vì bằng Tiến sĩ của tôi là về truyền thông mạng, cho nên phương diện này tôi có chút hứng thú. Máy chủ tên miền gốc, trên thực tế là khi bạn truy cập một trang web, bạn phải nhập tên miền, hệ thống máy chủ tên miền gốc sẽ phiên dịch thành địa chỉ trên Internet, địa chỉ này là địa chỉ IP, địa chỉ với 4 con số. Vậy thì máy chủ tên miền gốc chính là phụ trách việc đem một địa chỉ dễ nhớ phiên dịch thành một địa chỉ khó nhớ, địa chỉ khó nhớ này là một loại địa chỉ dưới dạng số. Điều này giống như số điện thoại, bạn nhớ tên một người thì dễ hơn là nhớ số máy của người đó, để dễ hình dung là như vậy. Máy chủ tên miền gốc chính là làm công việc như thế.  

Vậy thì nếu bạn thật sự có thể khống chế máy chủ tên miền gốc, bạn có thể chiếm quyền điều khiển trang web. Ví như nói bạn muốn truy cập Epoch Times, tức Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh, bạn gõ Epochtimes, máy chủ tên miền gốc này có thể phân tích cho bạn, nó nói rằng trên máy chủ của ĐCSTQ không tồn tại tên miền này. Do đó nó có thể khống chế tin tức trên mạng, khống chế sự lưu động thông tin trên mạng. 

Về tính khả thi của sự việc này, Tân Đường Nhân nói rằng: ĐCSTQ có thể làm được, nhưng trên thực tế tồn tại độ khó rất lớn. Bởi vì máy chủ tên miền gốc, kỳ thực nó có thể truyền phát toàn thế giới, nếu tên miền của bạn bị chiếm đoạt quyền hiển thị, các máy chủ tên miền gốc khác sẽ phát hiện được, nó sẽ cho rằng máy chủ tên miền gốc kia là bất thường. Cho nên về phương diện này, tôi thấy rằng sự việc mà máy chủ tên miền gốc của ĐCSTQ làm được là rất hạn chế. 

Ảnh: Shutterstock.

Tập Cận Bình chia nội dung trên Internet thành 3 vùng: đỏ, đen và xám 

Nhưng có một sự việc thay đổi mang tính bước ngoặt vào năm 2019, khi công ty Huawei (một công ty mà đứng đằng sau là quân đội ĐCSTQ) đã đề xuất ý tưởng xây dựng một mạng Internet hoàn toàn mới, tên của mạng internet này là NEW IP.  Mạng mới này có thể thay thế mạng Internet hiện có hay không, hiện tại chúng ta vẫn chưa biết, chỉ biết rằng năm 2019 đó, Huawei đã đề xuất như vậy. Sau đó việc này sẽ được thảo luận tại Liên minh Viễn thông Quốc tế – International Telecommunication Union (ITU). 

Vào tháng 3/2022, tức tháng Ba năm sau, Liên minh Viễn thông Quốc tế sẽ thảo luận về kế hoạch liên quan đến mạng Internet mới này của Huawei. Nhưng liệu nó có được chấp nhận hay không, tôi thấy rằng việc đó khá mong manh. Nhưng ở một phương diện khác, bạn có thể thấy ĐCSTQ đã suy nghĩ: thông qua khống chế Liên minh Viễn thông Quốc tế (người đứng đầu ITU là người của ĐCSTQ), nó có thể tổ chức hoặc cho phép những cuộc thảo luận như vậy, có khả năng sẽ xuất hiện một mạng Internet mới độc lập với mạng Internet hiện tại. Tên pinyin [tên phiên âm] của người đứng đầu của ITU là Zhao Hou Ling, là một người họ Triệu. 

Tập Cận Bình cũng có mô tả về mạng Internet mới trong một bài phát biểu vào năm 2016, ông ta chia mạng Internet làm 3 loại, chính là phân ra 3 loại nội dung. Một loại gọi là Red Zone – vùng đỏ, một loại là Black Zone – vùng đen, loại cuối cùng là Grey Zone – vùng xám. Vùng đỏ chính là nói nội dung phù hợp với hình thái ý thức của ĐCSTQ. Vùng đen chính là ngược lại, nội dung đi ngược lại hình thái ý thức của ĐCSTQ. Vùng xám chính là giao thoa giữa hai vùng trên. Tập Cận Bình nói rằng: ‘Hiện tại nhất định phải gia cường và khuếch trương vùng đỏ’. Ý nghĩa là khuếch đại ảnh hưởng của những trang web có nội dung phù hợp với mưu đồ và tham vọng của ĐCSTQ ra bên ngoài xã hội, khiến nó có ảnh hưởng hơn nữa. 

Đương nhiên ông Tập đã nói về việc khuếch đại ảnh hưởng của ‘vùng đỏ’ này từ sớm, vào tháng 8/2013 đã nói rồi. Ông ta nói: ‘Chúng ta phải nghĩ biện pháp càng ngày càng khuếch đại những câu chuyện, những trang web phù hợp với hình thái ý thức của ĐCSTQ trên Internet. Đồng thời, chúng ta phải mạnh dạn tiến nhập vào vùng đen, sau đó nỗ lực chiến đấu để thay đổi màu sắc của nó, từ màu đen chuyển thành màu xám hoặc biến thành màu đỏ. Tóm lại, nội dung chống ĐCSTQ không được phép xuất hiện, phải tận sức biến vùng xám thành vùng đỏ’. 

Mọi người có thể thấy các quan chức ngoại giao của ĐCSTQ, bao gồm những tuyên truyền viên kiểu như Hồ Tích Tiến, họ có mở tài khoản trên Twitter, Youtube, đây chính là biện pháp của ĐCSTQ nhằm thay đổi vùng đen, thay đổi vùng ý kiến chống ĐCSTQ. Cho nên Tập Cận Bình ở lĩnh vực Internet xác thực là có dã tâm bừng bừng.

Theo Chính luận thiên hạ
Mạn Vũ biên dịch

Related posts