Vũ Dương
Theo thông tin từ một báo cáo tiết lộ bí mật đằng sau sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Lần này, nạn nhân không chỉ là các quốc gia khác, mà là chính người dân đã tin vào chính sách của chính quyền Trung Quốc, theo NDTTV.
Đằng sau kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ, thực sự là máu và nước mắt của vô số công nhân nhập cư từ các làng quê nghèo. Khi tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng Trung Quốc chậm lại, nhiều công nhân đã chuyển ra nước ngoài để kiếm sống.
Vào Ngày Lao động 1/5, các dự án ở nước ngoài thuộc “Vành đai và Con đường” đã bị phanh phui, như sử dụng công nhân Trung Quốc làm nô lệ, chiếm hộ chiếu, cưỡng bức lao động, lừa đảo nợ nần, đe dọa uy hiếp, v.v. Một số người thậm chí đã bỏ mạng mà không được ai quan tâm. Sau đây là những thông tin từ chuyên gia Vương Du Hạ về một báo cáo chi tiết.
Từ tháng 8/2020 đến tháng 4 năm nay, tổ chức nhân quyền “China Labour Watch” có trụ sở tại New York đã phỏng vấn gần 100 công nhân Trung Quốc tại 8 quốc gia và khu vực liên quan đến “Vành đai và Con đường” ở châu Á, Trung Đông và châu Phi. Báo cáo phơi bày hoàn cảnh bi đát của công nhân Hoa kiều theo sáng kiến “Vành đai và Con đường” .
Báo cáo chỉ ra rằng sau khi người lao động Trung Quốc được tuyển dụng ở nước ngoài theo hợp đồng lừa đảo, họ đã phải đối mặt với sự đối xử khắc nghiệt, như bị các công ty Trung Quốc ở nước ngoài tịch thu hộ chiếu, hạn chế tự do, làm thêm giờ và nợ lương, nhiều người thậm chí đã bỏ mạng nơi đất khách quê người.
Khi tình hình đại dịch bùng phát, tình cảnh của các công nhân này càng khó khăn hơn. Đặc biệt sau khi dịch bùng phát, tình hình của người lao động càng tồi tệ hơn, các công ty địa phương đã sử dụng chính sách bay và xét nghiệm axit nucleic để hạn chế người lao động về nước và tước quyền hỗ trợ y tế của họ.
Báo cáo trích dẫn nhiều ví dụ: Ông Trịnh, làm việc ở Algeria, đã từng làm công việc sửa ống nước cho Cục Xây dựng số hai Trung Quốc. Sau khi đến châu Phi, công ty xây dựng Vũ Hán Lâm Tịch đã cưỡng chế lấy hộ chiếu của ông, sau đó ông phải làm việc bảy ngày một tuần, 10 giờ một ngày và nhận 5.000 hoặc 6.000 Nhân dân tệ mỗi tháng (tương đương 17 đến 21 triệu đồng), không bằng mức lương trong nước. Nếu công nhân muốn nghỉ việc, họ phải nộp 20.000 đến 30.000 Nhân dân tệ tiền phạt, một số công nhân sẵn sàng làm việc gần nửa năm trong vô vọng để được nghỉ việc sớm.
Ông nói công ty cấp cho không phải visa công tác mà là visa thương vụ, ở địa phương thì nó thuôc loại visa đen, sếp phải giúp “mua hải quan”, tức là sau khi viên chức được mua thì mới được lên máy bay và trở về nước.
Trong báo cáo, rất nhiều ví dụ như vậy.
Ông Đinh, người đang sống lưu vong ở Indonesia, hối hận vì đã đáp chuyến bay đến Nhà máy Niken Đức Long vào mùa xuân năm 2019. Ông được chào đón bằng 175 ngày làm việc không ngừng nghỉ, mười tháng tù bất hợp pháp sau khi bị ép nhận tội, và mất hộ chiếu vĩnh viễn cùng nhiều ngày tháng lưu vong.
Ông nói: “Đó là làm ăn với ma quỷ. Lý do chính là không có hộ chiếu. Hơn 40 công ty Trung Quốc ở Indonesia sử dụng một cách làm như nhau. Tôi gọi cho đường dây trợ giúp của lãnh sự toàn cầu, họ phớt lờ. Một giám đốc Đại sứ quán Trung Quốc ở Indonesia họ Tôn cho biết, những người trong đại sứ quán vẫn giao nộp hộ chiếu của họ đấy thôi, thật nực cười”.
“Bất kỳ ai cũng là miếng thịt trên thớt của ĐCSTQ. Việc dàn xếp một vụ ngộ độc thực phẩm hay tai nạn giao thông cho bạn là chuyện bình thường. Tôi đã xem báo cáo công việc của Đức Long. Năm ngoái, mười công nhân chính thức chết, đội thi công chết nhiều hơn”.
Ông Đinh cho biết, sau khi ở Indonesia không lâu thì có một người chết, trong lòng ông không khỏi có dao động. Bất cứ khi nào bạn chứng kiến đảng-nhà nước khoe khoang về những thành tựu của “Một Vành đai, một Con đường”, nó thật vô lý tựa như nhìn thấy những tờ báo thời Mao Trạch Đông đang tuyên truyền phóng đại “sản lượng 10 vạn cân trên một mẫu” vậy.
Lý Cường, giám đốc điều hành của China Labour Watch, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự do rằng ngoài lao động cưỡng bức, “Một Vành đai, Một Con đường” còn liên quan đến nạn buôn người. Theo số liệu công khai, có khoảng 1 triệu người lao động ở nước ngoài mỗi năm, nhưng con số thực tế được ước tính một cách thận trọng là 3 triệu người. Nhiều người lao động không có thị thực lao động hợp pháp.
Ông nói: “Nếu chính phủ Trung Quốc thậm chí không quan tâm đến công dân của mình, thì liệu nó có thể nói về việc mang lại lợi ích cho các nước khác không? Toàn bộ cộng đồng quốc tế sẽ nghi ngờ ý định ban đầu của họ là giúp thế giới thoát khỏi đói nghèo, trước hết phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, vấn đề cốt lõi là toàn bộ ‘Một vành đai và Một con đường’ đều là sử dụng lao động bị cưỡng. Nghiêm trọng nhất là việc giam giữ hộ chiếu và hạn chế quyền tự do, điều này cũng vi phạm “Luật Hộ chiếu” của Trung Quốc. Tôi đã thấy báo cáo rằng họ không muốn quay trở lại Trung Quốc, nhưng theo chúng tôi được biết, những người lao động ở nước ngoài muốn quay trở lại Trung Quốc, và nhiều người đã không thể về nước trong ba năm”.
Dưới sự phong tỏa thông tin của ĐCSTQ, một món nợ đẫm máu đằng sau “Một Vành đai, Một Con đường” dường như chưa bao giờ tồn tại. Hàng loạt lao động Trung Quốc vẫn được vận chuyển đến mọi nơi trên thế giới, và những bi kịch liên tiếp lặp lại.