Vũ Dương
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã có bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào ngày 7/5, rằng Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ phản công mạnh mẽ những kẻ phá hoại trật tự quốc tế.
Mặc dù ông Blinken không đề cập đích danh ĐCSTQ trong bài phát biểu của mình, nhưng ông cũng chỉ ra rằng một số thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (ám chỉ Trung Quốc) coi thường trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và cản trở trách nhiệm giải trình của những người vi phạm luật pháp quốc tế.
Ông Blinken trước tiên điểm lại lịch sử thành lập Liên hợp quốc trong bài phát biểu của mình. Ông nói rằng sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, cộng đồng quốc tế nói chung tin rằng “chắc chắn sự cạnh tranh sẽ dẫn đến xung đột, và sự trỗi dậy của một quốc gia chắc chắn sẽ dẫn đến sự suy tàn của các quốc gia khác”. Do đó, Hoa Kỳ và các đồng minh trong Chiến tranh thứ hai đã quyết định tìm một con đường khác và thành lập nhóm “Ngăn chặn xung đột, giảm bớt đau khổ cho con người, bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy đối thoại liên tục”, đồng thời theo đó thành lập Liên hợp quốc để “duy trì và cải thiện trật tự quốc tế dựa trên nguyên tắc tất cả cùng có lợi”.
Ông tiếp tục nói rằng trong gần 80 năm qua, Hoa Kỳ và các đồng minh đã rất nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc này. Ông kêu gọi tất cả các nước cùng tuân theo. Ông nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ chống lại những hành vi phá hoại trật tự quốc tế, những hành vi giả vờ rằng những quy tắc mà tất cả chúng ta đồng ý là không tồn tại và những hành vi tùy ý vi phạm những trật tự này. Để hệ thống này có thể vận hành bình ổn, tất cả các quốc gia nên tuân theo nó và làm việc chăm chỉ để đạt được thành công”.
Do đó, ông yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc “thực hiện các cam kết của họ, đặc biệt là các cam kết ràng buộc về mặt pháp lý, bao gồm các hiệp ước, công ước, Hiến chương Liên hợp quốc, các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, luật nhân quyền quốc tế và nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác”.
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ kêu gọi các nước tuân thủ trật tự quốc tế này, không phải vì hy vọng trấn áp các nước khác, mà vì nguyên tắc này sẽ mang lại lợi ích cho toàn thế giới. Ông nói: “Hãy để tôi nói rõ rằng Hoa Kỳ không có ý định duy trì các trật tự quốc tế dựa trên quy tắc này để đàn áp các quốc gia khác. Trật tự quốc tế mà chúng tôi đã soạn thảo giúp thiết lập và bảo vệ đã sự bình ổn trước những đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của chúng tôi. Mục tiêu của chúng tôi chỉ là bảo vệ, duy trì và phục hồi trật tự này”.
Ông tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền và bác bỏ quan điểm cho rằng các vấn đề nhân quyền là công việc nội bộ và là giá trị riêng của mỗi quốc gia. Ông nói: “Nhân quyền và các giá trị phổ quát phải được đặt ở vị trí cốt lõi của trật tự quốc tế. Một số quốc gia cho rằng những gì chính phủ làm ở đất nước của họ là công việc nội bộ của họ và các vấn đề nhân quyền là phụ thuộc vào các giá trị quốc gia.
Tuy nhiên, “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người” đã tuyên bố “bản chất phổ quát” của vấn đề nhân quyền ngay từ đầu, bởi vì tất cả các nước chúng ta đều thừa nhận rằng một số quyền lực là quyền mà mọi người ở bất cứ nơi nào cũng có quyền được hưởng. Nhấn mạnh chủ quyền của quốc gia riêng của một quốc gia không có nghĩa là trao cho một quốc gia quyền bắt làm nô lệ, tra tấn, biến mất, tẩy rửa chủng tộc cho người dân của mình hoặc vi phạm nhân quyền của người khác theo một cách nào đó”.
Về vấn đề lãnh thổ, ông Blinken nhấn mạnh nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Ông nói: “Khi một quốc gia cố gắng xác định lại biên giới của một quốc gia khác, hoặc cố gắng sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, hoặc yêu cầu quyền ra lệnh hoặc ép buộc một quốc gia khác đưa ra lựa chọn hoặc quyết định, thì quốc gia đó là không tuân thủ nguyên tắc.
Khi một quốc gia sử dụng thông tin sai lệch hoặc vũ khí hóa tham nhũng để tấn công một quốc gia khác, phá hoại hệ thống dân chủ và tự do, công bằng của các quốc gia khác hoặc tấn công các nhà báo và những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài, thì chính là không tôn trọng nguyên tắc. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh quốc tế mà Hiến chương Liên hợp quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải duy trì”.
Ông cũng nhấn mạnh rằng: “Khi các quốc gia thành viên của LHQ, đặc biệt là các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ coi thường các quy tắc này và cản trở trách nhiệm giải trình của những người vi phạm luật pháp quốc tế, điều này sẽ gửi đi một thông điệp rằng các quốc gia khác cũng có thể phá vỡ các quy tắc này mà không bị trừng phạt”.
Các nhà phân tích của tờ Bloomberg tin rằng mặc dù bài phát biểu của Blinken không đề cập đến ĐCSTQ, nhưng tất cả các vấn đề của ĐCSTQ đều được chỉ ra trong từng câu. Mặc dù cuộc họp Hội đồng Bảo an này do Bộ trưởng Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị chủ trì với tư cách là đại diện chủ tịch luân phiên, tuy nhiên bài phát biểu của ông Blinken đã được đọc ngay sau khi Vương Nghị “thúc giục” Liên Hợp Quốc “tìm kiếm bình đẳng – công lý và không bắt nạt cũng như đoạt quyền bá chủ”.
Các ngoại trưởng G7 trong thông cáo chung cuối cùng cũng lên án ĐCSTQ đã không thực hiện các cam kết quốc tế bao gồm Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật pháp cơ bản, vi phạm nhân quyền của người dân, của Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng và tùy tiện đe dọa các nước khác về mặt kinh tế.