Vũ Dương
Cuộc nội chiến ở Myanmar và những tranh chấp gay gắt ở Biển Đông đang làm kiệt quệ những ảo tưởng về “vị trí trung tâm” của ASEAN trong việc định hình trật tự hậu Chiến tranh Lạnh ở châu Á, SCMP cho hay.
Trước bối cảnh này, giáo sư địa chính trị Richard Heydarian tại Đại học Bách Khoa Philippines cho rằng: Trừ phi ASEAN sửa đổi lại các cấu trúc ra quyết định đang bị rối loạn chức năng và phát triển các nhà lãnh đạo quyết đoán trong hàng ngũ của mình, ASEAN sẽ không còn liên quan gì tới nhau. Nếu không có một ASEAN mạnh mẽ và gắn kết, toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể đi vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, với những hậu quả nghiêm trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á.
Hai điểm nhấn mạnh cuộc khủng hoảng hiện hữu của ASEAN. Thứ nhất, sau một thập kỷ “cam kết mang tính xây dựng” với chính quyền của Myanmar, ASEAN hiện đang đối mặt với viễn cảnh về một cuộc nội chiến toàn diện ở một quốc gia thành viên. Và nó phải chịu một phần trách nhiệm về việc đó.
Hết lần này đến lượt khác, tổ chức khu vực này đã vô tình đóng vai trò là nền tảng hợp pháp cho các tướng lĩnh quân đội Myanmar. Vào cuối những năm 2000, ASEAN đã nhiệt tình tán thành các cải cách thẩm mỹ chính trị của quân đội, tạm thời trao quyền cho một ban lãnh đạo dân sự có tư tưởng cải cách hơn mà không tước bỏ các đặc quyền của quân đội.
Tệ hơn nữa, ASEAN đã đối xử với chiến dịch của quân đột chống lại người thiểu số Rohingya bằng một thái độ pha trộn đáng xấu hổ giữa sự im lặng ngoại giao và sự khác biệt chiến lược. Trong khi đó, các thành viên ASEAN đã đổ hàng tỷ đô-la đầu tư vào Myanmar, làm phình to kho bạc của chính quyền quân đội, vốn đã kiểm soát vô số đế chế kinh doanh.
Thật khó để tưởng tượng chính quyền quân đội thực hiện một cuộc đảo chính mới nhất của mình, nếu như họ vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ ASEAN về những hành vi sai trái trong quá khứ của họ. Chỉ 2 tháng sau cuộc đảo chính mới nhất, chính quyền quân đội được cho là đã khiến hàng trăm thường dân mất mạng và hàng nghìn người khác.
Tuy nhiên, một lần nữa, ASEAN lại từ chối phản ứng quyết liệt. Chỉ một số ít thành viên ASEAN lên án rõ ràng hành động của chính quyền quân đội khi lật đổ chính phủ được bầu, còn Campuchia và Thái Lan đều lập luận rằng cuộc đảo chính hoàn toàn là việc nội bộ.
Đối với cuộc họp gần đây của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Jakarta, nơi tạo ra “đồng thuận 5 điểm” được tung hô, nó đã mời “kẻ chủ mưu” cuộc đảo chính mới nhất, Thượng tướng Min Aung Hlaing tới cuộc họp cấp cao.
“Sự đồng thuận” âm ỉ và mơ hồ kêu gọi chấm dứt bạo lực đang diễn ra và khôi phục lại nền chính trị bình thường, thiếu một mốc thời gian và cơ chế thực thi rõ ràng. Các lực lượng ủng hộ dân chủ đã chỉ trích ASEAN vì đã hợp pháp hóa chính quyền quân đội. Không có gì ngạc nhiên khi chính quyền quân đội thản nhiên khẳng định rằng họ sẽ chỉ thực hiện theo lộ trình đề xuất sau khi tình hình ổn định.
ASEAN cũng đang vấp phải một điểm nóng chính khác, đó là tranh chấp Biển Đông, vốn đang đẩy một Trung Quốc đang lên chống lại một số quốc gia đối thủ tranh chấp ở Đông Nam Á.
Trong hơn 2 thập kỷ, ASEAN đã phải vật lộn để hoàn tất việc đàm phán một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý, điều cần thiết để giảm leo thang tranh chấp trên biển và ngăn chặn xung đột vũ trang tiềm tàng giữa các bên tranh chấp.
Tổ chức khu vực này cũng đã nhiều lần thất bại trong việc “gọi một cái thuổng là một cái thuổng” nghĩa là, nói đúng bản chất sự việc ngay cả khi điều đó không dễ nghe, mặc cho Trung Quốc liên tục quân sự hóa các tranh chấp và triển khai rộng các tàu dân quân tới khu vực tranh chấp.
Thậm chí, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á thân thiện với Trung Quốc, như Hunsen của Campuchia đã kêu gọi bỏ tất cả các tranh chấp khỏi các cuộc thảo luận khu vực cùng nhau, cũng như Rodrigo Duterte của Philippines, họ chọn cách đổ lỗi cho các cường quốc bên ngoài như Mỹ về việc leo thang căng thẳng trong khu vực.
Với việc ASEAN bị đẩy sang một bên, Mỹ và Trung Quốc đang định hình quỹ đạo các tranh chấp ở Biển Đông, với Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và thậm chí cả châu Âu đang chen chân vào. Kết quả là sự leo thang căng thẳng không kiểm soát trong các cuộc đọ sức của hải quân ở vùng biển khắp cả châu Á.
Tổ chức khu vực này cũng thiếu những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, những người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và trưởng thành của ASEAN trong những điều kiện bất khả thi của Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, chưa phải là mất tất cả. Ví dụ ASEAN có thể thường xuyên áp dụng công thức “Asean Minus X”, dựa trên đa số và đã được thử nghiệm, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán nhanh chóng và thành công các hiệp định thương mại khu vực giữa các nước khác.
Xét cho cùng, sự hợp tác nhỏ giữa các thành viên quan trọng trong ASEAN cũng mang lại hiệu quả tuyệt vời từ các hoạt động tuần tra chung và chống khủng bố, từ eo biển Malacca đến biển Sulu-Sulawesi. Do đó, các quốc gia có yêu sách ở Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia và Philippines nên tìm hiểu phiên bản riêng của bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cuối cùng, ASEAN cần sự lãnh đạo cốt lõi và quyết đoán hơn để định hình hiệu quả khu vực lân cận của chính mình và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Nếu không, nó sẽ trở thành một ảo tưởng kiệt quệ, thay vì là động lực thúc đẩy hội nhập khu vực.