Đại học Phúc Đán của Trung Quốc thiết lập cơ sở ở Budapest, gây ra mối quan ngại về an ninh

Thanh Hải

Trường đại học Phúc Đán, Trung Quốc (ảnh: Youtube/复旦大学 Fudan University).

Hungary đã ký một thỏa thuận với Đại học Phúc Đán, Trung Quốc vào ngày 27/4 để thành lập một khu học xá tại thủ đô Budapest. Tuy nhiên, sáng kiến ​​chung này đã làm dấy lên lo ngại về an ninh giữa các nhà lập pháp Hungary, tờ Epoch Times cho hay.

Theo “tài liệu chính thức của chính phủ” được truyền thông Hungary Direkt36 thu được vào tháng 4, chính phủ Hungary có kế hoạch làm việc với một công ty xây dựng lớn của Trung Quốc để xây dựng cơ sở mới của Đại học Phúc Đán ở Budapest. Việc xây dựng dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2024. Đại học Phúc Đán có trụ sở tại Thượng Hải.

Báo cáo điều tra cho rằng dự thảo đề xuất dự án khuôn viên Phúc Đán do hai bộ trưởng Hungary – gồm Bộ trưởng Bộ Đổi mới và Công nghệ László Palkovics và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Péter Szijjártó đồng tác giả. Theo đề xuất , “Hungary sẽ cung cấp trực tiếp 300 triệu Euro (khoảng 360 triệu USD) cho khoản đầu tư, trong khi 1,3 tỷ Euro (khoảng 1,56 tỷ USD) còn lại sẽ được Trung Quốc cho vay” và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước đã đã đệ trình một đề xuất tài trợ sơ bộ.

Đề xuất tiết lộ rằng dự án sẽ sử dụng “một số lượng nhất định” vật liệu xây dựng và lao động từ Trung Quốc và Hungary sẽ trả tiền thông qua một khoản vay của Trung Quốc.

Thị trưởng Budapest Gergely Karácsony và nhiều chính trị gia đối lập đã lên tiếng phản đối cho rằng trường đại học nhà nước Trung Quốc sẽ là một nguy cơ đối với an ninh quốc gia.

ĐCSTQ kiểm soát tất cả các trường học ở Trung Quốc

Tất cả các trường học ở Trung Quốc, bao gồm các trường tiểu học, trung học cơ sở và đại học, đều có tổ chức của Đảng. Các trường đại học Trung Quốc thường có một ủy ban, do một bí thư lãnh đạo. Và Hiệu trưởng phải thực hiện các quyết định của bí thư.

Vào tháng 12/2019, Đại học Phúc Đán đã sửa đổi điều lệ, đã gây ra cuộc tranh luận giữa các sinh viên của trường. Trong điều lệ mới, “tự do tư tưởng” đã bị xóa khỏi phần mở đầu, và “độc lập học thuật” được đặt sau thuật ngữ mới “cống hiến yêu nước”. 

Bản sửa đổi nêu rõ “sự lãnh đạo của Đảng ủy” vì hiệu trưởng trường đại học không còn quyền thực hiện quyền hạn của mình một cách độc lập.

Trung Quốc sử dụng Trung và Đông Âu làm ‘bàn đạp’ để thâm nhập Tây Âu

Ngay từ năm 2012, Bắc Kinh đã khởi xướng Hợp tác 16 + 1, đây là sự hợp tác chung giữa Trung Quốc và 16 quốc gia Trung và Đông Âu trong khuôn khổ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). Trong số 16 nước này, 11 nước là thành viên của Liên minh châu Âu và 5 nước không thuộc EU.

Hungary là một trong những quốc gia EU đầu tiên tham gia Hợp tác 16 + 1 và là quốc gia châu Âu đầu tiên ký thỏa thuận BRI với Trung Quốc vào năm 2015. Năm 2017, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Hungary đã vượt 10 tỷ USD, theo số liệu chính thức của Trung Quốc. Bất chấp sự chỉ trích của EU về hồ sơ nhân quyền của chế độ Trung Quốc, Hungary đã nhiều lần bảo vệ Bắc Kinh.

The New York Times trong một báo cáo vào tháng 9/2010  lưu ý ĐCSTQ đã tích cực đầu tư vào Trung và Đông Âu. “Từ các quốc gia vùng Baltic đến vùng Balkan, các công ty Trung Quốc, vung tiền, đang mua bất động sản và tranh giành các hợp đồng cơ sở hạ tầng công cộng”. 

Ma Changlin, cựu tham tán kinh tế và thương mại tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Ba Lan, được Times trích dẫn nói rằng ĐCSTQ “quan tâm đến việc sử dụng khu vực này như một bàn đạp cho phần còn lại của Liên minh Châu Âu”.

Tính đến cuối tháng 6/2020, Bắc Kinh đã đầu tư trực tiếp 3,05 tỷ đô la và hơn 12 tỷ đô la gián tiếp vào các nước Trung và Đông Âu, theo dữ liệu chính thức được công bố trên trang web “Hợp tác giữa Trung Quốc với các nước Trung và Đông Âu” của ĐCSTQ.

Trộm cắp công nghệ của ĐCSTQ trong các trường đại học ở Vương quốc Anh

Ngày càng có nhiều người Anh nhận thức được sự xâm nhập nghiêm trọng của chế độ Trung Quốc vào đất nước của họ. Các trường đại học của Anh là nguồn cung cấp công nghệ tiên tiến cho ĐCSTQ, bao gồm các trường danh tiếng như Cambridge và Imperial College.

Trong một báo cáo ngày 28/10/2019, Daily Mail tiết lộ: “Khoảng 500 nhà khoa học quân sự Trung Quốc đã làm việc tại các trường đại học ở Anh trong mười năm qua, bao gồm một số người làm việc trên máy bay phản lực, siêu máy tính, tên lửa”.

CHISA, một tạp chí do Bộ Giáo dục Trung Quốc quản lý, đã công khai thừa nhận trong số ra tháng 4/2019 rằng Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc (NUDT) gửi ba đến tám sinh viên đến Cambridge mỗi năm để nghiên cứu tiến sĩ.

Một báo cáo của Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Úc (ASPI) đã lưu ý rằng “ít nhất 4 trong số 12 tập đoàn công nghiệp quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc có sự hiện diện đáng kể trong các trường đại học ở nước ngoài. ”

ASPI viết: “Các công ty này tìm cách tăng cường khả năng tiếp cận với các chương trình đào tạo, chuyên môn và công nghệ đẳng cấp thế giới thông qua trao đổi và các phòng thí nghiệm chung với các trường đại học nước ngoài”.

Theo báo cáo, các trường đại học Anh tham gia bao gồm Đại học Manchester, Đại học Hoàng gia London, Đại học Exeter, Đại học Birmingham, Đại học Strathclyde và Đại học Nottingham.

Một báo cáo khác năm 2020 của Daily Mail tiết lộ, Đại học Hoàng gia London và Đại học Glasgow đã hợp tác với Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (HIT) và Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử (UEST), gây ra “ rủi ro rất cao ” cho an ninh quốc gia. Theo ASPI, cả hai cơ sở giáo dục của Trung Quốc đều tham gia sâu vào nền quốc phòng của chính quyền Trung Quốc.

Related posts