Phụng Minh
Liên quan đến hành động đổi chiều mạnh mẽ của Vương Quốc Anh trước Trung Quốc, với sự hiện diện của Hàng không Mẫu hạm Anh tại Biển Đông, người chỉ huy tàu cho biết, chuyến đi đầu tiên của Hàng không Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sẽ chứng tỏ cho các đồng minh thấy rằng, Vương Quốc Anh thời hậu Brexit sẵn sàng bảo vệ các lợi ích của phương Tây và mong muốn thấy Trung Quốc tôn trọng các quy tắc quốc tế.
Chỉ huy Steve Moorhouse, cũng là thuyền trưởng của con tàu, cho biết chuyến đi của Hàng không Mẫu hạm là “một tuyên bố vô cùng mạnh mẽ đến chính quyền Bắc Kinh”, theo trang Epoch Times.
Hôm thứ Sáu (27/5), Hàng không Mẫu hạm đã tham gia các cuộc tập trận của NATO ở Địa Trung Hải trước hành trình sẽ đi qua Biển Đông để báo hiệu cho Bắc Kinh rằng các tuyến đường biển phải được mở rộng.
Ông Moorhouse nói: “Nó cho thấy rằng chúng tôi là một hải quân toàn cầu và muốn trở lại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm Ấn Độ và Úc.
Ông nói thêm: “Mục tiêu của chúng tôi là việc triển khai này sẽ là một phần của sự hiện diện lâu dài hơn cho Vương quốc Anh trong khu vực”.
Khi được hỏi về nỗ lực của Vương quốc Anh, tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương nhằm chống lại sức mạnh đang trỗi dậy của Trung Quốc – một chiến lược cũng được EU tuân theo và được NATO ủng hộ. Moorhouse nói: “Chúng tôi muốn duy trì các chuẩn mực quốc tế … và nó hoàn toàn chính đáng”.
Tại Địa Trung Hải, nhóm tác chiến của Hàng không Mẫu hạm Anh là một phần của cuộc tập trận lớn nhất trong năm của Nato, bao gồm một cuộc tập trận trực tiếp trên biển với khoảng 5.000 lực lượng và 18 tàu.
Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg nói trên hàng không mẫu hạm: “Nó gửi một thông điệp về quyết tâm của NATO”.
Ông nói: “Chúng tôi phải đối mặt với các mối đe dọa và thách thức toàn cầu, bao gồm cả sự thay đổi cán cân quyền lực với sự trỗi dậy của Trung Quốc”. Ông nói thêm rằng mặc dù Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, nhưng NATO không coi họ là đối thủ.