Mỹ-Nhật-Úc bàn về sáng kiến thay thế ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc

Phụng Minh

Theo trang Nikkei, chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, cùng với chính phủ Nhật Bản và Úc, đang hồi sinh sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng “Mạng lưới Điểm xanh” (Blue Dot Network) nhằm tài trợ cho những dự án cơ sở hạ tầng bền vững, thay thế cho sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Mạng lưới Điểm xanh là sáng kiến được công bố lần đầu tiên dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump.

Sau một thời gian dài ngừng hoạt động, Mạng lưới Điểm xanh đã bắt đầu tiếp tục được đàm phán tại Paris vào thứ Hai. Cuộc họp và ra mắt nhóm tham vấn điều hành do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế tổ chức và Washington và Canberra tài trợ.

Sáng kiến Mạng lưới Điểm xanh, xác nhận các dự án đáp ứng các tiêu chuẩn như minh bạch và bền vững, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng ở các thị trường mới. Sáng kiến này này được ca ngợi là đối nghịch với Vành đai và Con đường, vốn bị giới quan sát coi là “bẫy nợ”.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai rằng: “Mạng lưới Điểm xanh sẽ là một biểu tượng được công nhận trên toàn cầu về các dự án cơ sở hạ tầng theo định hướng thị trường, minh bạch và bền vững”.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho biết, hơn 150 giám đốc điều hành toàn cầu, bao gồm 96 quốc gia, chịu trách nhiệm cho khoảng 12 nghìn tỷ đô la Mỹ tài sản được quản lý, đã tham gia cuộc họp hôm thứ Hai. Các thành viên tại sự kiện bao gồm những người đang nắm giữ các vị trí chủ chốt tại các tổ chức tài chính bao gồm Citi và JPMorgan, cũng như trong khu vực công, chẳng hạn như Quỹ Hưu trí của Chính phủ Thái Lan.

Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại RAND Corporation, lo ngại sáng kiến Mạng lưới Điểm xanh “không đủ khả năng ‘cạnh tranh’ hiệu quả với Trung Quốc vì sáng kiến tập trung vào chứng nhận và tư vấn thay vì tài trợ trực tiếp.

Nhưng Matthew Goodman và Daniel Runde, hai chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, cho rằng Mỹ có những thế mạnh riêng biệt, bao gồm hàng nghìn tỷ đô la Mỹ quỹ hưu trí và bảo hiểm tìm kiếm lợi nhuận dài hạn mà đầu tư cơ sở hạ tầng có thể mang lại.

Các chuyên gia lập luận: Mạng lưới Điểm xanh “có thể cung cấp chứng nhận tiêu chuẩn cao để mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư và tiến một bước gần hơn đến việc cơ sở hạ tầng trở thành một loại tài sản”.

Mạng lưới điểm xanh lần đầu tiên được Hoa Kỳ, Nhật Bản và Austraila công bố vào năm 2019 tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ – Thái Bình Dương ở Bangkok.

Wilbur Ross, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ vào thời điểm đó, gọi sáng kiến ​​này là “một cách tiếp cận đa phương để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững bằng cách thúc đẩy sự xuất sắc trong phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các giải pháp thay thế cho cho vay săn trước”.

Sáng kiến Mạng lưới Điểm xanh ​​sẽ sử dụng các nguyên tắc phát triển cơ sở hạ tầng do Nhóm G 20 và Nhóm G7 đặt ra làm nền tảng cho các tiêu chuẩn của mình, trong khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế sẽ cung cấp đầu vào kỹ thuật và hoạt động cho quy trình chứng nhận toàn cầu và khuôn khổ đánh giá.

Chuyên gia Goodman và Runde cho rằng quy trình chứng nhận sẽ tốn kém vì “nó phải đủ nghiêm ngặt để thuyết phục các nhà đầu tư khu vực tư nhân bỏ tiền của họ vào những nơi rủi ro hơn”.

Hai chuyên gia từng cho biết quá trình này có thể sẽ mất vài năm.

Related posts