Thay đổi hình tượng ngoại giao: Tập Cận Bình bất mãn với Vương Hỗ Ninh?

Miêu Vi

Ông Tập Cận Bình (trái) và ông Vương Hỗ Ninh

Vài ngày trước, ông Tập Cận Bình mở Hội nghị Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mời đến một nhân vật đang gây nhiều tranh cãi, một “chuyên gia chống Mỹ“, giáo sư Trương Duy Vi của Đại học Phúc Đán. Ông Trương được mời đến “giảng bài” cho các quan chức cấp cao ĐCSTQ.

Ông Trương Duy Vi và ông Vương Hỗ Ninh – Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách việc quản lý hình thái ý thức của ĐCSTQ, hai người này có mối quan hệ mật thiết. Họ đều là cựu học sinh Đại học Phúc Đán. Trong Hội nghị Bộ Chính trị, ông Tập Cận Bình đề xuất yêu cầu mới về tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn, đồng thời ngầm phê bình ông Vương Hỗ Ninh.

Xuất thân của ông Trương Duy Vi như thế nào? Tại sao ông có thể được xếp vào hàng “quốc sư” để giảng bài cho các quan chức cấp cao? Trên trang tuyên truyền đối ngoại Duowei ngày 4/6 có một bài viết với tiêu đề “Quốc sư mới Trương Duy Vi”. Nội dung bài viết có tiêu điểm nói về cuộc tranh luận làm thế nào mà ông Trương Duy Vi vào được Trung Nam Hải, người tiến cử ông Trương Duy Vi là ai. Phần sau bài viết tiết lộ mối quan hệ mật thiết giữa ông Trương và “quốc sư 3 đời” Vương Hỗ Ninh. Bài viết nói rằng hai người đều là cựu sinh viên Đại học Phúc Đán, họ có thể đã trao đổi qua lại trong những năm đầu. Bài viết bày tỏ mối quan hệ bất thường giữa ông Trương và ông Vương.

Trên trang Duowei nói rằng sau khi kết thúc Cách mạng Văn hóa năm 1977, ông Trương Duy Vi tính theo học Khoa Ngoại ngữ Đại học Phúc Đán, nhưng Chủ nhiệm khoa thuyết phục ông theo Khoa Chính trị Quốc tế. Trùng hợp thay, ông Vương Hỗ Ninh (hơn ông Trương 3 tuổi) vào năm 1978 tham gia làm luận án Thạc sĩ Khoa Chính trị Quốc tế. Năm 1981, ông Trương làm nghiên cứu sinh ở Đại học Đối ngoại Bắc Kinh, thì ông Vương Hỗ Ninh đã có trong tay bằng thạc sĩ và giảng dạy tại Đại học Phúc Đán. Điều này có nghĩa là năm ấy khi ông Vương Hỗ Ninh vào trường một năm, ông không biết được ông Trương đang học Khoa Chính trị Quốc tế, cũng có thể nói rằng ông Trương chưa chịu ảnh hưởng của người tiền bối là ông Vương Hỗ Ninh.

Ở Hội nghị học tập Bộ Chính trị lần này, ông Tập Cận Bình nói rằng các quan chức ngoại giao phải “giữ vững ngữ điệu”, “khiêm tốn ôn hoà”, “phải coi trọng sách lược và nghệ thuật đấu tranh dư luận”, “đề cao Trung Quốc”, nỗ lực tô đắp hình tượng Trung Quốc “đáng tin, đáng mến và đáng kính“.

Ngoại giới nhìn nhận, ông Tập cho rằng hệ thống tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn chưa đủ năng lực, các quan chức ngoại giao làm chưa tốt, không những không “tô vẽ” được hình tượng Trung Quốc mà còn gây phản cảm cho cộng đồng quốc tế.

Ông Vương Hỗ Ninh – người được ngoại giới đánh giá là “túi khôn” của ông Tập, với tư cách là một “cây bút” sắc sảo, đã một bước thăng lên chức vụ Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, trở thành Trưởng ban Văn hoá và Tuyên truyền của ĐCSTQ.

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Nhạc Sơn trong bài viết của mình đã nói rằng tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn hiển nhiên là lĩnh vực của ông Vương Hỗ Ninh. Đường lối ngoại giao sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền là đến từ ông Vương – người đứng sau hậu trường đề xuất những thủ đoạn xảo quyệt.

Ông Nhạc Sơn cho rằng hiện tại, ĐCSTQ không chỉ vì vấn đề “ngoại giao sói chiến” và nhân quyền mà bị cộng đồng quốc tế vây ráp. Giờ đây, khi quốc tế truy cứu trách nhiệm về nguồn gốc virus, thì một lượng lớn yêu cầu đòi bồi thường cứ nối tiếp nhau mà đến. Ông Tập Cận Bình chắc chắn cho rằng vấn đề đã nghiêm trọng rồi, vì thế mới điều chỉnh cấp tốc chính sách ngoại giao. Thế là ông Vương Hỗ Ninh thỉnh mời “quốc sư tâng bốc” Trương Duy Vi hiến kế cho Bộ Chính trị. Tuy vậy, ông Tập không hài lòng với đường lối ngoại giao và tuyên truyền đối ngoại. Lần này, ông Tập đích thân phát biểu muốn cải thiện hình tượng Trung Quốc, điều này tương đương với việc trong tình huống cấp bách đã tiết lộ sự bất mãn cực độ của mình với ông Vương Hỗ Ninh. Ngay từ hai năm trước, khẩu hiệu tuyên truyền của ĐCSTQ đã xuất hiện vấn đề lớn khiến ông Vương rơi vào nguy cơ. Trước và sau cuộc họp ở Bắc Đới Hà được tổ chức bí mật từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2018, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã làm gia tăng lục đục trong nội bộ ĐCSTQ. Khi ấy, ông Vương Hỗ Ninh trở thành một trong những mục tiêu bị phê bình.

Bài viết còn chỉ ra, mối quan hệ giữa ông Vương Hỗ Ninh và ông Tập Cận Bình rất tế nhị. Thời cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân còn nắm quyền, ông Vương được ông Tăng Khánh Hồng tiến cử, sau đó từng bước, từng bước thăng tiến. Vương Hỗ Ninh trải qua thêm hai thời Hồ – Tập (Hồ Cẩm Đào – Tập Cận Bình) nên được gọi là “quốc sư ba đời”. Ông luôn được coi là nhân vật cấp “đầu não” trong ĐCSTQ.

“Trung Quốc mộng” và “bộ tư tưởng Tập Cận Bình” đều đến từ đề xuất của ông Vương. Nhưng rốt cuộc ông ấy trung thành với ai, người trọng dụng ông thời đầu như ông Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng hay là ông Tập Cận Bình? Bộ mặt “lạnh như tiền” của ông ấy liệu có lộ mưu đồ khác không?

Bài viết đặc biệt chỉ ra, ông Vương Hỗ Ninh là người ẩn trong tấm kính ngoại giao của ĐCSTQ, tức là nhân vật đứng sau hậu trường.

Miêu Vi, Vision Times

Related posts