Vì sao ‘ngoại giao chiến lang’ không mang lại kết quả như ông Tập muốn?

Phụng Minh

Việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình yêu cầu các nhà ngoại giao Trung Quốc “làm việc chăm chỉ để xây dựng một hình ảnh đáng tin cậy, đáng mến và đáng kính”, đã kích hoạt các cuộc thảo luận giữa các chuyên gia Hoa kiều. Các phóng viên cao cấp của Mỹ tin rằng “gien sói chiến” đã bắt nguồn từ bản chất của chính quyền Trung Quốc và không thể thay đổi.

Phóng viên Bloomberg Peter Martin trong cuốn sách mới có tựa đề “Quân đội giải nhân dân Trung Quốc: Sự ra đời của ngoại giao chiến lang” phát hành nhân dịp này, đã trả lời phỏng vấn của Đài tiếng nói Hoa Kỳ, ông Martin tin rằng “chính sách ngoại giao chiến lang” của ĐCSTQ không phải là một sản phẩm mới hiện đại, mà bắt nguồn từ bản chất của ĐCSTQ.

Ông Martin cho rằng hành vi phi lý “chiến lang” có nguồn gốc lịch sử sâu xa, vì thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai từng so sánh các nhà ngoại giao với “những người lính”.

Martin dẫn chứng: “Khi Chu Ân Lai thành lập đội ngoại giao của Trung Quốc vào năm 1949, ông ấy nói với các nhà ngoại giao rằng họ phải có tinh thần chiến đấu và hành động như những người lính mặc quân phục. Theo yêu cầu của ông Chu, các nhà ngoại giao của ĐCSTQ một mặt phải kiên quyết bảo vệ lợi ích của ĐCSTQ, mặt khác phải làm được cái gọi là ‘quảng giao bằng hữu, giành được hảo cảm’”.

Martin nói rằng chính sách ngoại giao của ĐCSTQ luôn chuyển đổi giữa hai hình thức “hiếu chiến” và “chiếm được cảm tình tốt”. Về việc hình thức nào chiếm ưu thế, nó có liên quan đến môi trường quốc tế, nhưng nó cũng phụ thuộc vào môi trường chính trị trong nước của Trung Quốc.

Ông cho rằng ông Tập Cận Bình đã bãi bỏ các hạn chế về nhiệm kỳ ở trong nước, phát động một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn và nỗ lực hướng dư luận ra bên ngoài.

Sức mạnh của “Sói chiến” đến từ nỗi sợ hãi và tham vọng

Ông Martin đã phân tích trong cuốn sách rằng tư thế hiếu chiến của chiến lang bắt nguồn từ nỗi sợ hãi đối với hệ thống của ĐCSTQ và tham vọng chính trị của chính họ, vì vậy họ chứng minh lòng trung thành của mình với ông Tập Cận Bình bằng cách áp dụng một tư thế cứng rắn hơn và thậm chí hiếu chiến. Họ liên tục nhắc đến sự lãnh đạo của Tập Cận Bình trong các cuộc họp của họ với các nhà ngoại giao nước ngoài; thỉnh thoảng họ lại đả kích các nhà lãnh đạo nước ngoài để tránh bị coi là “kẻ yếu”.

Vào cuối tháng 5 năm nay, khi ông Tập Cận Bình đang nghiên cứu học tập tại Bộ Chính trị Trung ương, ông đã yêu cầu các quan chức ĐCSTQ cải thiện công tác truyền thông quốc tế của họ. Ông đề cập rằng “chúng ta phải tập trung vào việc kiểm soát giọng điệu, cởi mở và tự tin, nhưng cũng khiêm tốn và nhã nhặn, và phấn đấu để tạo ra một hình ảnh đáng tin cậy, đáng mến và đáng kính”.

Theo phân tích của Martin, đây có thể là gợi ý của Tập Cận Bình rằng ngoại giao chiến lang hay sói chiến hiện nay có thể đã hơi thái quá, thể hiện sự đáng sợ, hơn là “dễ mến”.

Nhưng ông tin rằng nếu bạn tìm hiểu quá trình thành lập lực lượng ngoại giao của Trung Quốc, bạn có thể thấy rằng “tinh thần đấu tranh” luôn tồn tại. Trước hết, điều này có liên quan đến “những người lính mặc quân phục” của Chu Ân Lai, có nghĩa là các nhà ngoại giao của ĐCSTQ “phải 100% trung thành với đảng, và họ phải chiến đấu vì lợi ích của ĐCSTQ.”

Martin nói rằng nhiều quy chế đối ngoại do ĐCSTQ xây dựng dựa trên nguyên tắc này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Ví dụ, các nhà ngoại giao thường bị cấm gặp riêng người nước ngoài, thay vào đó, họ phải làm việc theo cặp để giám sát lẫn nhau khi cần thiết; họ phải tuân thủ nghiêm ngặt các nội dung đã được thông qua trong hoạt động đối ngoại của mình.

Điểm yếu lớn nhất của ngoại giao Trung Quốc

Ông Martin cho rằng điểm yếu lớn nhất trong đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc là khó thu phục lòng người.

Ông nói rằng các nhà ngoại giao của ĐCSTQ luôn lặp lại những điều đã chuẩn bị trước đó. Những bài hùng biện này dành cho khán giả trong nước và phù hợp với quan điểm của ĐCSTQ hơn là nhắm vào khán giả nước ngoài.

Ngoài ra, do những hạn chế của thể chế, các nhà ngoại giao ĐCSTQ khó có thể ứng biến trong các cuộc đàm phán và hoạt động đối ngoại như các nhà ngoại giao từ các nước khác, và điều chỉnh phương thức giao tiếp của họ theo phản ứng khác nhau của khán giả.

Martin lấy Dương Khiết Trì làm ví dụ và tin rằng ông Dương tượng trưng cho tính hai mặt của đội ngũ ngoại giao của ĐCSTQ theo nhiều cách. Ông nói trong cuốn sách rằng Dương Khiết Trì rất thành thạo tiếng Anh và thông thạo chính trị, văn hóa và lịch sử Hoa Kỳ. Ông có xu hướng thư giãn và kể chuyện cười trước cuộc họp chính thức. Tuy nhiên, ngay sau khi một người nước ngoài đưa ra một chủ đề nhạy cảm, Dương sẽ ngay lập tức thay đổi sắc mặt và cao giọng.

Martin dẫn lời Dennis Wilder, một cựu quan chức cấp cao của Mỹ, người đã từng làm việc với Dương trong một thời gian dài, nói: “Dương Khiết Trì thể hiện sự lôi cuốn khi ông ấy cần thể hiện sự lôi cuốn cực độ, và tức giận khi ông ấy cần thể hiện sự tức giận”.

Martin tin rằng những nhà ngoại giao ĐCSTQ này có phong thái riêng và thông thạo nhiều ngoại ngữ, nhưng họ cư xử rất thẳng thừng trong các cuộc họp báo hoặc các cuộc họp chính thức. Do đó, kết luận của ông Martin là ĐCSTQ xác định rằng họ không thể được phép có tư tưởng tự do và hành động độc lập.

Related posts