Lời cảnh báo nghiêm khắc từ Bahrain về vắc-xin Sinopharm

Vũ Kim Hạnh

(Theo thông tin mới từ tờ the Washington Post mà status của GS Trần Tinh Hiền nêu ở cuối bài (*), tôi tìm đọc bài này và lược dịch để các bạn tham khảo thêm, nếu cần).

Năm ngoái, Bahrain là một trong những quốc gia đầu tiên ủng hộ vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc, được cấp phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 12 – một động lực đáng kể cho tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh đối với vắc-xin, bất chấp sự nghi ngờ của một số nhà khoa học về việc thiếu an toàn công cộng và dữ liệu hiệu quả.

Giờ đây, quốc gia vùng Vịnh Ba Tư này là quốc gia mới nhất công khai đưa ra sự nghi ngờ về hiệu quả của vắc xin.

Các quan chức Bahrain nói với các hãng tin tức trong tuần này rằng họ sẽ cung cấp các liều Pfizer-BioNTech cho một số người có nguy cơ cao sau khi đã tiêm 2 mũi tiêm Sinopharm, khi Bahrain đối mặt với làn sóng virus mới.

Chính sách này được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Tổ chức Y tế Thế giới WHO chấp nhận cho Sinopharm vào danh sách sử dụng khẩn cấp, và đó là loại vắc xin đầu tiên do Trung Quốc phát triển đã nhận được con dấu chấp thuận của WHO.

… Ở Bahrain, một đợt tiêm chủng chủ yếu dựa vào Sinopharm cho đến nay đã tạo ra kết quả hỗn hợp và không ngăn chặn được sự gia tăng các ca mới.

Gần 50% đất nước đã được tiêm chủng đầy đủ, qua theo dõi liên tục của The Washington Post, nhưng quốc gia này đã chứng kiến làn sóng các ca bệnh tồi tệ nhất trong vài tuần qua và chính phủ đã thực hiện lệnh phong tòa (một nửa) toàn quốc để kịp ngăn ngừa sự bùng phát.

Theo Hãng thông tấn Bahrain, 1.936 trường hợp nhiễm mới đã được báo cáo vào ngày 3/6/2021, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh ở quốc gia (mà dân số chỉ có 1,6 triệu người) lên tới hơn 240.000 người, với hơn một nghìn trường hợp tử vong.

Waleed Khalifa al-Manea, Thứ trưởng Bộ Y tế Bahrain, nói với Wall Street Journal trong một bài báo xuất bản hôm 3/6 rằng những người đã được tiêm chủng đầy đủ với Sinopharm trên 50 tuổi, mắc bệnh mãn tính hoặc béo phì đang được khuyến khích tiêm bổ sung Pfizer-BioNTech sau mũi tiêm Sinopharm cuối cùng của họ.

Bahrain và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất láng giềng – vốn cũng phụ thuộc rất nhiều vào Sinopharm – trước đó đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp các mũi tiêm nhắc lại của chính Sinopharm liều thứ ba bắt đầu từ giữa tháng 5, sau khi các nghiên cứu cho thấy một số người được tiêm chủng chưa phát triển đủ kháng thể.

Đại diện của Sinopharm đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Tại sao quốc gia được tiêm phòng nhiều nhất trên thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đột biến chưa từng có về số ca nhiễm coronavirus? Đây không phải là ca cá biêt. Ở Seychelles, Chile và Uruguay, tất cả đều đã sử dụng Sinopharm hay Sinovac để nhanh chóng “miễn dịch cộng đồng” thì nay, các ca bệnh lại đã tăng lên ngay cả khi đã tiêm hết số liều cần thiết.

Sự gia tăng các ca nhiễm trùng ở Seychelles đã đưa ra một “trường hợp quan trọng để xem xét hiệu quả của một số loại vắc-xin và phạm vi mà chúng ta phải đạt được để đáp ứng khả năng miễn dịch của đàn”, Yanzhong Huang, một thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ nước ngoài, nói với The Washington Post vào thời điểm đó.

Hội đồng của WHO cũng cảnh báo về “mức độ tin cậy thấp” về hiệu quả của vắc-xin TQ ở những người từ 60 tuổi trở lên và “độ tin cậy rất thấp” về các tác dụng phụ tiềm ẩn ở nhóm tuổi đó, do thiếu dữ liệu.

Một báo cáo của ban tổ chức WHO vào tháng trước cho thấy Sinopharm có tỷ lệ 79% hiệu quả trong việc ngăn chặn triệu chứng covid-19 ở người lớn từ 18 đến 59, trích dẫn bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc, Bahrain, Ai Cập, Jordan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Nay thì tình trạng ở Bahrain và nhiều nước đã cho thấy gì? Một lời cảnh báo rất quan trọng.

Tuần này, hàng triệu liều Sinopharm vẫn đang được tung ra khỏi dây chuyền sản xuất ở Bắc Kinh.

Một người đàn ông Bahrain đi ngang qua các cửa hàng đóng cửa, khi đất nước này rơi vào tình trạng “phong tỏa phân nửa” kéo dài hai tuần do số ca nhiễm coronavirus cao và tử vong đáng kể ở Manama, Bahrain. Ảnh chụp ngày 3 tháng 6. (Ảnh đăng kèm bài của báo the Washington Post, của Reuters)
Dịch lại bùng phát ở các nước Trung Đông dù các nước này tiêm chủng sớm nhất.
Các bác sĩ kiểm tra một hành khách đang di chuyển tại Manama, Bahrain để kiểm tra những cư dân nước này trở về từ Iran để xem có bị nhiễm loại coronavirus mới hay không, tại Trung tâm Y tế Isa Town, phía nam Manama, Bahrain, ngày 2 tháng 3 năm 2020. (Reuters)

Related posts