Ca dao, tục ngữ, câu nói của cổ nhân, và chuyện ngụ ngôn là kết hợp kho tàng về tri thức và trí khôn của một nền văn hóa. Nó xuất hiện rất xa xưa và được truyền qua nhiều thế hệ để truyền dạy đạo đức và chân lý cho con cháu. Không phải chỉ một câu nói ngẫu hứng hay chuyện lảm nhảm hiện tại.
Bài này vắn tắt thảo luận về bản chất của ca dao tục ngữ trong tiếng Việt với mục đích tìm biết thêm về giá trị đạo đức và chân lý của những câu nói đã đi vào tâm hồn người Việt mình, nhất là cho nền giáo dục xây trên ‘Tiên học lễ, hậu học văn’.
Thật ra, ca dao và tục ngữ, cũng như chuyện ngụ ngôn trong văn hóa Việt Nam hay nước khác, thường dùng để ‘dạy đời’ vì nó cân nặng giá trị đạo đức và chân lý. Nhưng thật ra, giá trị của nó chỉ tương đối thôi, tất cả tùy thuộc vào ‘mục đích và động lực’ của người dùng, tương tự như dùng phương châm (slogan) trong quảng cáo thương mại hay chính trị vậy. Hãy xem những thí dụ sau đây.
Ca dao tục ngữ có ba cách dùng:
- Tương tự: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
- Bổ sung: “Không thầy đố mầy làm nên”; “Tìm thầy học đạo”
- Đối nghịch: “…Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”; “Gần mực thì đen, gần đền thì sáng”.
Như đã nói, những câu trên không có giá trị tuyệt đối, vì ca dao, tục ngữ, câu nói của cổ nhân, và chuyện ngụ ngôn lệ thuộc nhiều về mục đich đứng sau (underlying motive, hidden agenda) của người dùng.
Trong post này, tôi báo hiệu là coi chừng đừng tin tuyệt đối vào câu nói của danh nhân, nhưng tương đối mà nói, thì tôi khó mà bỏ lơ câu nói sau đây của giáo sư Neil Postman, trong cuốn sách rất nổi tiếng của ông ‘The Surrender of Culture to Technology’ “Language has an ideological agenda that is apt to be hidden from view.” (Tạm dịch: Ngôn ngữ có một tư tưởng với ý thức hệ núp dưới màn che của tầm nhìn)