Hai sai lầm trong luận lý học và ngoài đời – Tamar Lê

Trong một xã hội hay cộng đồng lành mạnh, thảo luận đóng một vai trò quan trọng trong sự tìm kiếm chân lý và hòa đồng. Trong một nước dân chủ, đó là một yếu tố thiết yếu của tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận, gồm thảo luận, không những là một cái quyền của công dân, mà còn là một động lực tiến hóa nền văn minh của một xã hội.

Tuy nhiên, không phải tự do ngôn luận luôn luôn đưa đến những thành quả tốt đẹp. Đôi lúc nó còn đưa đến những hậu quả tai hại như xung đột và hận thù, mà phần lớn do sự lạm dụng dân chủ và tự do.

Tâm lý học và luận lý học đề cập nhiều lý do đưa đến sự thất bại của thảo luận và tranh luận. Gần đây, hai sai lầm thường thấy khắp nơi trên mạng xã hội là ‘lý luận dán nhãn’ hay ‘rập khuôn’ (labeling fallacy)  và ‘lý luận người rơm’ (strawman fallacy).

1- Xã hội học có nhiều nghiên cứu về tâm lý dán nhãn.  Người ta dùng chiến thuật ‘dán nhãn’ hay ‘rập khuôn’ để đặc điểm hoá (characterise) nhầm bôi nhọ đối tượng, thường là những nhãn hiệu rất tiêu cực để ‘dán lên trán’ đối tượng, với cái kết luận đã dệt sẵn, và từ đó họ xem đó như là ‘hiển nhiên’ rồi tha hồ mà đả kích hay lên án đối tượng trước công chúng, thí dụ như nhãn ‘dân bắt nạt’ (bully), ‘đồ ăn hại’, ‘thiên hữu/thiên tả’ v.v… Một chiến thuật mạnh của ‘dán nhãn’ là ‘chụp mũ’ như  ‘Việt cộng’, ‘CIA’ hay ‘tâm thần’ v.v… dùng để miệt thị hay cô lập vài cá nhân trong xã hội.

Các thuật ngữ và ‘xảo thuật’ trên mạng hay trong ‘văn chương ngụy trang’ được sử dụng để ‘mô tả’ đối tượng. Nó gắn liền với các khái niệm về lời tiên tri tự hoàn thành (self-fulfilling prophecy) và sự rập khuôn (stereotyping).

2- Một chiến thuật khác trong luận lý học thường thấy ở ngoài đời là ‘Luận lý người rơm’. Chiến thuật này thường được dùng để tấn công đối tượng bằng cách ‘xuyên tạc’ tin tức về họ (personal background), quan điểm và ý tưởng, ngay cả gia đình và công sở của họ, rồi dùng đó như là căn bản cho sự mạ lỵ. Nói một cách khác, đối tượng chỉ là ‘người rơm’ (hay ‘false reality’ trong Critical Discourse Analysis) mà họ chế biến ra để làm lạc hướng trước công chúng và tiện cho việc công kích.

Adam Gopnik nhận định: “The light obtained by setting straw men on fire is not what we mean by illumination.” (Tạm dịch – Ánh sáng thu được bằng cách đốt những người rơm không phải là sự chiếu sáng linh động thật sự.)

Related posts